$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Tôi có ở trong số không tiếp nhận Chúa đến nhà mình hay không? Suy niệm Thứ Hai (31/12) trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 301 | Cật nhập lần cuối: 12/31/2018 10:07:11 AM | RSS

Ga 1,1-18

“Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. “(c.11)

Lời tựa trong Tin Mừng Gioan rất đặc biệt, chứa đựng được rất nhiều ý tưởng thần học về Ngôi Lời Nhập Thể: mặc khải căn tính của Đức Giê su, sứ vụ của Ngài.

Trong Lời tựa này, Thánh Gioan đã dẫn đưa độc giả, là con người và từng người chúng ta tiếp cận dần những mặc khải về căn tính của Đức Giê su: Ngài chính là Ngôi Lời, là Thiên Chúa nhập thể, đến và ở giữa nhân loại.

Và rồi, Gioan cũng cho thấy sự từ khước của con người, loại trừ Thiên Chúa, Ngôi Lời Nhập thể khi Ngài đến “nhà của Người”, bị chính những người trong ngôi nhà ấy từ chối, không đón nhận và có cả sự loại trừ.

Chúng ta, là những thành viên trong ngôi nhà ấy, nơi mà Đức Giêsu, Con Thiên Chúa xuống, và bước vào ngôi nhà của chúng ta. Tuy nhiên, có một sự bi thảm xảy ra trong cuộc đời chúng ta: Đức Giê su đã bị chúng ta từ khước, và không đón nhận.

Tôi có ở trong số không tiếp nhận Chúa đến nhà mình hay không? Chắc có.

Tại sao tôi, chúng ta, và rất nhiều người lại không muốn đón nhận Ngài, Đức Giêsu, Con Thiên Chúa đến cứu độ chúng ta?

Chúng ta không muốn đón nhận Người, bởi lẽ, chúng ta biết rằng, đón Người, nghĩa là sống chung, sống với …những đòi hỏi của Tin Mừng, của những gì ngược với ý muốn, sở thích, tự do của mình. Đón nhận Người ở trong “nhà” của mình, nghĩa là chúng ta sẽ đi theo và làm những gì Ngài muốn.

Dù là thế, dù có một sự nghịch lý, hay một loại trừ kinh khủng với Ngài đã xảy ra, nhưng có một thực tế là dù chúng ta không muốn tiếp nhận, Ngài vẫn đến và “lì lợm” ở với con người, ở với từng người trong chúng ta.

Tại sao?

Nếu loại trừ “tình yêu” thì chúng ta không trả lời được bất cứ điều gì nơi Thiên Chúa đã làm cho con người, cho mỗi người chúng ta.

Chỉ vì yêu, Con Thiên Chúa đã nhập thể, trở nên người phàm và sống giữa chúng ta, chấp nhận tất cả, cả cái chết…để chúng ta hạnh phúc.

Chỉ khi nào chúng ta có tâm tình tìm kiếm Ngài, dần dần yêu Ngài, chúng ta mới hiểu được tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình ra sao.

Bao lâu chưa yêu, chúng ta vẫn loại trừ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P