$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Loan truyền về Chúa khi chúng ta đã thấy, đã tin. Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần III Mùa Vọng Năm B.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 184 | Cật nhập lần cuối: 12/16/2020 8:22:44 AM | RSS

Lc 7, 19-23

Trước những câu hỏi của những người do Gioan sai đến “Ngài là ai? Có phải là Đấng chúng tôi mong đợi, hay chúng tôi còn phải mong chờ ai khác nữa” , Chúa Giêsu trả lời họ rằng : “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe : người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.”

Chúa Giêsu không trả lời thẳng, trực tiếp với câu trả lời “Ngài là ai?”, nhưng Ngài đưa ra một câu trả lời đòi buộc người nghe phải quan sát, phải thấy, chứng kiến. Từ thấy, nghe, chứng kiến, cảm nghiệm, dẫn đến niềm tin, và như vậy, người ta mới thực sự nói những gì họ tin về Chúa Giê su.

Điều này cũng rất đúng cho mỗi chúng ta, khi cật vấn là sứ vụ loan báo Tin Mừng, sứ vụ nói về Chúa Giê su cho người khác.

Hiện nay, tại Giáo Hội Việt Nam, dù xem ra những hoạt động tôn giáo, những dòng tu có nhiều ơn gọi, số giáo dân cũng khá đông, hay tại nơi Giáo phận Xuân Lộc này có số tín hữu đông nhất so với các Giáo phận khác, nhưng điều đáng chúng ta phải cật vấn, phải suy nghĩ về con số thực người Công giáo tại Việt Nam: chỉ chiếm khoảng 7%. Như vậy, còn 93% dân số, những con người chưa được tin nhận Chúa, mặc cho hạt giống đức tin đã gieo vãi trên quê hương Việt Nam này đã hơn 400 năm.

Vì sao?

Câu trả lời dành cho mỗi người trong chúng ta khi nhìn lại chính sứ mạng của mình: tôi có nhiệt thành trong việc nói về Chúa cho người khác hay không? Phải chăng tôi còn lừng khừng? Phải chăng tôi viện đủ lý do xem ra chính đáng như truyền giáo là công việc của các cha, các tu sĩ cơ mà, hoặc biện hộ rằng tôi chẳng biết nói gì cả đâu, tôi chẳng biết giới thiệu Chúa ra sao, hay vì tôi không được đào tạo để trở nên những người đi truyền giáo…vân vân và vân.

Truyền giáo, hay sứ vụ phải nói về Chúa cho người khác, nhất là những người chưa biết Chúa là phận vụ của tất cả những ai đã lãnh nhận phép Rửa, và như vậy, bạn không phải là người ngoại trừ.

Tiếp nữa, như Chúa Giê su đã nói “Lòng đầy thì miệng mới nói ra”, điều này đúng trong bối cảnh chúng ta đang luận bàn đến. Nếu trong tim, trong hồn, trong con người của bạn đầy ắp Chúa, bạn sẽ tràn trào niềm vui có Chúa ra bên ngoài, bạn sẽ sống cuộc đời của những người có Chúa. Và như vậy, những người khác sẽ nghe được “tiếng loan truyền” của bạn về Chúa, cho dẫu bạn chẳng mở miệng.

Còn nếu như bạn chưa từng nói gì về Chúa cho tha nhân, thì phải chăng, bạn chưa thấy Chúa thật sự, bạn chưa từng thấy những phép lạ Ngài làm trong cuộc đời mình…khiến bạn chẳng có gì để nói về Ngài?

Lạy Chúa, xin giúp con mỗi ngày nhận ra Chúa trong cuộc đời con, cho tâm hồn và trí óc và lời nói- hành động của con thấm đượm những hình ảnh của Chúa, có như vậy, dần dần con mới chìm vào trong Chúa, con mới kín múc được những điều tuyệt vời thiêng liêng, hạnh phúc khi có Chúa. Và như thế, con sẽ ra đi, để nói về Chúa cho người khác bằng chính cuộc sống của con. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P