$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

XIN DẠY CON BIẾT CẦU NGUYỆN: Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXVII TN B

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 211 | Cật nhập lần cuối: 10/10/2018 10:23:10 AM | RSS

Luca 11, 1-4

“"Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện,” (Lc 11,1)

Các môn đệ xin Thầy mình dạy cho họ cầu nguyện. Lý do để xin chính là vì các môn đệ thấy Gioan cũng dạy các môn đệ của mình cầu nguyện.

Phát xuất từ một khao khát cầu nguyện với Thiên Chúa mà họ đã được chọn làm dân riêng, những môn đệ của Chúa Giêsu khao khát biết cách cầu nguyện, vì họ biết giới hạn của mình, không biết cầu nguyện ra sao, nên mới cậy nhờ, xin Thầy dạy họ cầu nguyện.

Và Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ Ngài cầu nguyện với Kinh Lạy Cha mà ngày hôm nay, và muôn đời, những ai là môn đệ của Chúa Giê su vẫn mãi đọc kinh, cầu nguyện với Kinh Lạy Cha này.

Trong lời Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta kết hợp lời cầu xin : xin cho Danh Cha được vinh hiển, nước Cha trị đến. Đây là lời cầu nguyện của những Ki tô hữu mang trong mình tinh thần truyền giáo, muốn Nước Chúa được đến với mọi người, muốn danh Chúa được hiển vinh trong tâm trí của con người, trên trời và dưới đất.

Đồng thời, cũng trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giê su dạy chúng ta phó thác vào Thiên Chúa, và cầu xin Người trợ giúp cuộc sống của chúng ta cả về tinh thần lẫn vật chất: lương thực hằng ngày, sự tha thứ và đỡ nâng chúng ta khi chúng ta gặp cám dỗ.

Nếu lời xin “lương thực hằng ngày” mà mỗi ngày chúng ta cầu xin, thì chính lời cầu xin này dạy chúng ta tìm kiếm một thứ lương thực đủ dùng, không lãng phí và không làm cho chúng ta cảm thấy bị nặng nề trong hành trình theo Chúa. Điều này có nghĩa là, chúng ta sẽ không quá chú trọng về bánh ăn, lương thực vật chất, để rồi, chỉ cần xin sao cho được đủ dùng, để dành thời gian để làm cho Nước Chúa vinh hiển.

Lời xin được Cha tha thứ, để rồi, chính chúng ta cũng cầu xin Cha ban cho chúng ta một tinh thần biết tha thứ cho người khác. Ơn tha thứ lãnh nhận từ Cha, không thể không trở nên một động lực đẩy chúng ta đến chỗ tha thứ cho anh chị em mình, cho dẫu đó là điều khó khăn.

Và, sau cùng, “xin Cha chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, là lời cầu xin bày tỏ sự giới hạn và ý thức về thân phận con người nơi bản thân chúng ta. Những cám dỗ cuộc sống luôn ở đó, bủa vây và sẵn sàng nhấn chìm chúng ta trong nó. Chỉ với ơn Chúa, chúng ta mới có thể vượt thắng cám dỗ mà thôi.

Biết bao nhiêu lần chúng ta đọc kinh Lạy Cha, nhưng chúng ta ý thức mình đọc gì, xin gì với Cha?

Xin cho mỗi người chúng ta, mỗi lần thân thưa với Chúa lời Kinh Lạy Cha này, biết mình đang cầu nguyện, cầu xin với Cha điều gì và cần phải làm gì như Cha muốn. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P