$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Tôi có xét đoán không? Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai tuần XII Thường Niên

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 170 | Cật nhập lần cuối: 6/22/2020 8:31:11 AM | RSS

Mt 7, 1-6

“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy ; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.

Trở nên một người xét đoán, hay có thói quen xét đoán xem ra không dễ ngừng lại hay từ bỏ. Một khi ai đó có thói quen, hễ nhìn, hễ nói là phê phán, thậm chí phê phán gay gắt, có thói quen xét đoán chỉ trích người khác rất khó để mà thay đổi họ. Trong thực tế, nếu người nào đã đi vào con đường dễ chỉ trích, xét đoán người khác, thì họ ngày càng đi sâu vào, và ngày càng xét đoán, chỉ trích nhiều hơn.

Ngày hôm nay, Chúa Giêsu đang nói với chúng ta về những người xem ra hay chỉ trích, xét đoán người khác. Điều này khác với việc chúng ta thấy, hay nhận ra lỗi của người khác. Chỉ trích, xét đoán là cứ chăm chăm vào sai phạm của người khác để mà nói, để tấn công, xem thể họ tồi tệ lắm, và đôi khi vì cái cao ngạo, chỉ mình là hay, là tốt, còn người khác là dở, là tồi tệ, chỉ tối ngày gây nên tội. Đó là một sự giả hình, mà Chúa Giêsu chỉ trích những người kinh sư và Phari siêu, khi mà họ thường xuyên chăm chú bắt lỗi kẻ khác, trong khi họ đầy dẫy sự xấu xa.

Chúa Giêsu muốn chúng ta phải bỏ đi khuynh hướng xấu này, thứ khuynh hướng khiến đôi mắt của chúng ta trở nên giống cú vọ, chuyên rình xem lỗi phạm của người khác để lên án, để tấn công họ hơn là đi tới một cái nhìn của sự thấu hiểu, cảm thông và lòng thương xót.

Trong một cộng đoàn dòng tu, hay những hội đoàn nơi giáo xứ, hay trong môi trường làm việc nào đó, chúng ta dễ thấy những dạng người như thế này, nghĩa là, họ có thể nói rất “hùng hồn” về lỗi của người khác, nhưng lại lờ tảng đi tội của mình.

Trong một xã hội hiện nay, chúng ta nhận ra rằng, nơi môi trường hiện tại chúng ta sống đang thiếu vắng trầm trọng lòng thương xót.

Chúng ta có thể nói rằng, thế giới hiện nay rơi vào xu hướng cực đoan, như là một nền văn hóa hiện hành của thế giới, một nền văn hóa xét đoán và chỉ trích người khác. Cầm lấy một tờ báo, hay lướt xem vài bài viết, hay thông tin trên những trang tin tức online, hay chương trình để thấy rằng văn hóa thế giới của chúng ta đang tiếp tục phát triển theo xu hướng phân tích và chỉ trích. Đây là một vấn đề thực sự.

Nơi những trang mạng truyền thông, xã hội hay những thông tin được truyền tải, con người thời đại dễ biến mình thành những quan tòa trước tha nhân. Họ cho mình có quyền phán xử, chỉ trích, lên án hành động của người khác, trước khi tìm hiểu bối cảnh, nguyên nhân. Họ phê phán cách dữ dội và chèo kéo thêm sự đồng tình của một đám đông khác- cũng với thói quen xấu: luôn xét đoán, chỉ trích và lên án người khác.

Chúng ta cũng thế, ít nhiều, chúng ta muốn chứng tỏ mình tốt, mình ngon lành…hơn người khác, nên sẵn sàng tung vũ khí để tìm ra cho bằng được cái rác trong mắt người khác, trong khi một cái xà to đùng đang ở mắt mình.

Chúa Giêsu muốn gì nơi chúng ta?

Ngài muốn chúng ta thôi đừng xét đoán, chỉ trích người khác bằng cái nhìn hung hăng, dữ dằn. Ngài muốn chúng ta nhìn lỗi của người khác bằng một đôi mắt bao dung, bằng một con tim của lòng thương xót, hiểu tha nhân, chứ không phải để lên án họ.

Ngài muốn chúng ta phải khiêm nhường trước tha nhân, bởi chúng ta cũng mang thân phận yếu đuối, đầy dẫy những bất toàn. Có như vậy, chúng ta sẽ “quăng” đi cái ghế của quan tòa trong đầu chúng ta, để rồi, chúng ta đứng cùng với tha nhân, để biết mình cũng đang rất cần lòng thương xót của Chúa và của anh em mình. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P