$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XIII Thường Niên B : Học biết hai chữ “nhân từ”.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 227 | Cật nhập lần cuối: 7/6/2018 8:14:39 AM | RSS

Mt 9, 9-13

“Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế” (c.13a)

Chúa Giêsu vấp phải sự phản kháng của người đương thời, nhất là những kinh sư và luật sĩ, khi Ngài kết bạn, ăn uống với những người bị xem là kẻ tội lỗi. Họ phản ứng lại cách hành xử của Chúa Giêsu vì Ngài phá vỡ những truyền thống, luật lệ tôn giáo. Thay vì phải tránh xa, cô lập, ghét bỏ những tội nhân, những kẻ có tội với dân tộc và với Giavê Thiên Chúa, thì Chúa Giêsu lại chọn cách hành xử khác: Ngài đón tiếp, kết bạn và ăn uống với kẻ có tội, những người bị xã hội đương thời coi khinh và gạt ra bên lề. Chính cách đối xử với những người tội lỗi này nơi Chúa Giêsu đã phản ánh khuôn mặt nhân từ, đầy lòng thương xót của Chúa Cha, mà con người, chỉ với tình yêu và sự sám hối, mới nhận ra lòng nhân hậu nơi Thiên Chúa được Chúa Giêsu bày tỏ mà thôi.

Trong cuộc sống đời thường, chúng ta vẫn có khuynh hướng tẩy chay những ai vấp lỗi. Chúng ta cố tạo nên một hàng rào ngăn cách giữa chúng ta và người có tội, từ chối giao tiếp và đôi khi còn đoạn tuyệt. Chúng ta mong muốn đẩy họ ra khỏi cuộc sống mình, như thể chẳng liên quan hoặc có bất cứ một mối liên hệ nào. Chính cách hành xử khắt khe và thiếu nhân từ của chúng ta đã không cho họ có cơ hội hoàn thiện, sửa chữa lại những sai lỗi. Và dĩ nhiên, sự mặc cảm cũng như cảm giác cô đơn tăng dần, đôi khi vô tình đẩy họ lún sâu hơn nữa vào những lầm lỗi khác, nặng nề hơn nữa. Chúng ta thật sự thiếu sự cảm thông và lòng nhân từ với anh chị em mình.

Chỉ khi nào chúng ta vấp ngã, lỗi phạm, chúng ta mới nhận ra được sự cảm thông, lòng thương xót, nhân từ của tha nhân có giá trị biết bao trong sự hồi phục tinh thần của chính mình.

Chỉ khi nào chúng ta nhận ra mình là tội nhân, chúng ta mới biết Thiên Chúa nhân từ biết chừng nào trên mọi lầm lỗi của chúng ta. Và lúc ấy, chúng ta thực sự học biết được ý nghĩa của hai chữ “nhân từ” nơi Thiên Chúa và nơi anh chị em mình.

Lạy Chúa, xin dạy con đừng quay lưng lại với những ai đang vấp ngã. Xin đừng để con ưa thích hay có thói quen dùng những lời nói cay độc, móc khoé với những lầm lỗi của người khác. Nhưng xin cho con luôn học biết mỗi ngày cách thể hiện sự cảm thông, lòng nhân từ với người khác, bởi chính con, cũng là tội nhân trước Chúa, cũng cần được Chúa tha thứ, được Chúa yêu thương, để rồi, con sẽ phải truyền đi sứ điệp long nhân từ của Chúa đến cho những người cũng đang yếu đuối như con. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP