$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Lời Chúa Thứ Ba Tuân XV Thường Niên B: Lòng Thương xót: Tôi có bị câm điếc hay mù lòa trong tinh thần?

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 254 | Cật nhập lần cuối: 7/10/2018 8:54:34 AM | RSS

Mt 9,32-38

“Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.” (c.34)

Ngày hôm nay, chúng ta đang đi tới phần cuối của trong chuỗi trình thuật kể lại 10 phép lạ của Chúa Giêsu (chương 8-9). Phép lạ cuối cùng của Chúa Giêsu thuật lại một người bị câm do quỷ ám đã được Chúa Giêsu chữa và nói được. Phép lạ chữa người bị câm do quỷ ám theo liền ngay sau phép lạ chữa hai người bị mù (Mt 9,27-31), và được kể lại lần nữa trong chương 20,29-34. Phép lạ này dường như tương ứng với việc cứu chữa anh mù Bartime ở Marco chương 10, mặc dù có những khác biệt cụ thể.

Tin Mừng kể lại cho chúng ta nghe rằng dân chúng đem đến cho Chúa Giêsu một người câm do bị quỷ ám và Ngươi đã trừ quỷ cho anh, ngay lập tức, người câm nói được. Liền sau đó, Matheu cho chúng ta thấy hai phản ứng liền kề nhau. Trong khi dân chúng thì ngạc nhiên “ Ở Israel chưa ai thấy thế bao giờ” (Mt 9,33b). Điều này ngụ ý rất rõ ràng về gốc gác rất thánh của Chúa Giesu. Ngược lại, những người Pharisieu lại chối từ quyền năng xuất phát từ Thiên Chúa của Ngài “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.” (c. 34) Để rồi, ở những đoạn văn khác trong Tin Mừng, Chúa Giesu sẽ cho thấy sự phi lý lố bịch của tội danh đó.

Những câu chuyện chữa lành người mù, người câm và người điếc trong Tin Mừng luôn luôn có một ý nghĩa sâu xa. Cần phải đi xa hơn những sự mù lòa, câm điếc về thể xác, để thấy sự mù lòa, câm điếc của tinh thần. Những người Phariseu trong Tin Mừng đại diện cho nhóm người bị mù lòa, câm – điếc về tinh thần mà chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng. Họ bị mù nên không thể thấy và cũng không muốn nhìn thấy Thiên Chúa nơi những gì Chúa Giêsu làm; họ bị điếc nên không thể nghe hoặc không muốn hiểu những gì Chúa Giêsu nói. Và họ cũng bị câm để không thể nói những lời của sự sống mà Chúa Giêsu đã trao ban cho họ.

Cật vấn lại đời sống tinh thần, tâm linh của mình, chúng ta có nhận ra sự mù lòa, câm- điếc của chính mình trước Thiên Chúa. Nếu chúng ta không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong bất kỳ một biến cố nào- vui hay buồn, hay không thấy Chúa đang ở bên cạnh mình trong mỗi ngày sống, nghĩa là chúng ta đang bị mù lòa mất rồi.

Nếu chúng ta mãi thấy đời sống tinh thần mình uể oải, không tiến bộ, không hứng thú gặp gỡ Chúa…có lẽ, chúng ta cũng đang bị điếc, hay câm…vì không nghe- hoặc không muốn hiểu những gì Ngài đã, đang nói với chúng ta. Và chúng ta cũng bị câm, không nói được khi chúng ta không có một chút thời gian để cầu nguyện, nói với Chúa và nói về Chúa.

Lạy Chúa, con cũng đang mù lòa trước Chúa, xin hãy làm cho mắt con sáng để thấy Chúa trong đời con.

Con cũng đang không nghe thấy tiếng Ngài, khiến đời con mệt mỏi…xin chữa lành sự điếc, ngọng và câm trong tâm hồn con. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP