$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

ĐỪNG XẢO NGÔN- ĐỪNG CỐ CHẤP-: Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXIV TN B

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 185 | Cật nhập lần cuối: 9/19/2018 9:25:53 AM | RSS

Lc 7,31-35.

“"Vậy tôi phải ví người thế hệ này với ai ? Họ giống ai ? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi nhau mà nói :
'Tụi tôi thổi sáo cho các anh,
mà các anh không nhảy múa ;
tụi tôi hát bài đưa đám,
mà các anh không khóc than.'” (31-32)

Xảo ngôn là một cách dùng lời nói khéo để lường gạt người khác, nói cho được ý mình. Nó là một thứ nói khéo có tinh toán được lợi cho cá nhân, tổ chức, cho được ý mình.

Thói đời vốn vẫn xảo ngôn. Nói sao cũng được. Người xảo ngôn thường dùng sự khôn khéo, lý luận xem ra chặt chẽ, để đánh lừa nhận thức của người khác, nói thì hay, xem ra là thực nhưng lại ẩn chứa sự xấu và gian dối. Có uốn lưỡi nhiều lần, nhưng do tâm không an, không hiền, người ta vẫn xảo ngôn như thường.

Chúa Giêsu vạch ra thói ngôn từ lấp liếm của con người: sao họ cũng nói được “ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo : 'Ông ta bị quỷ ám.' Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo : 'Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.' (33-34).

Sở dĩ có sự xảo ngôn, mà những người biệt phái và luật sĩ nói cho được ý họ, chính là vì sự cố chấp của họ. Họ không chấp nhận những thành công, hay những công việc của người khác: khi Gioan được nhiều người kính nể, lắng nghe như một vị ngôn sứ; khi Chúa Giêsu được nhiều người thán phục là Đấng giảng dạy và hành động như một Đấng có uy quyền, được nhiều người đi theo.

Những biệt phái và luật sĩ đã đóng cửa lòng mình để nhận ra những dấu lạ, những dấu chỉ của Đấng Cứu Thế đến giữa họ. Chính sự cố chấp và thói ghen tỵ đã đẩy họ ra xa những mặc khải của Thiên Chúa đang tỏ lộ trên dân Israel.

Chi khi nào con người để cho đức khôn ngoan của Thiên Chúa biện minh, họ mới tháo cởi được sự cố chấp của mình và có những lời nói chân thành trong việc xây dựng Nước Chúa.

Ngày hôm nay, chúng ta có thấy mình rơi vào sự cố chấp, xảo ngôn giống như những biệt phái, kinh sư xưa trong việc nhận ra những dấu chỉ của Thiên Chúa trên cuộc đời mình? Chúng ta có thực sự có những cung cách, lời nói xảo ngôn để phỉ báng người khác, để phủ nhận những thành công, những điểm ưu của anh chị em mình?

Ngày hôm nay, giữa một xã hội ngày càng gian dối, mà người ta đang cợt đùa rằng “xảo trá toàn tập” từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ bộ máy nhà nước đến trường học…thì chúng ta, cúng ta có dám sống cho sự thật và tôn trọng sự thật không?

Xin Chúa ban cho chúng con đức khôn ngoan của Thần Linh Chúa, để chúng con giải thoát mình khỏi sự cố chấp lương tâm, mềm lòng ra trước những dấu chỉ và tiếng nói của Thiên Chúa, nhờ đó, con dám sống và làm chứng cho sự thật, sự thật đến từ chính Chúa. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P