$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Cần có một tình yêu. Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 126 | Cật nhập lần cuối: 9/5/2020 10:49:49 AM | RSS

Luca 6,1-5

Ngày hôm nay, khi đọc Tin Mừng, chúng ta thấy thánh sử Luca thuật lại cuộc đối đầu giữa Chúa Giê su và những người Phari siêu, những người được coi là giữ luật nghiêm ngặt và tự hào về lối sống của mình. Cuộc đối đầu này liên quan đến việc giữ luật ngày Sabat. Với những người Do Thái thời đó, luật giữ ngày Sabat được coi là một khoản luật trọng tâm, một trong Mười Giới luật. Đây là luật rất cổ xưa, mà giá trị của luật được nhấn mạnh trong thời hậu lưu đày. Bởi lẽ, trong suốt thời gian bị lưu đày, người Do Thái phải làm việc cực nhọc suốt bảy ngày trong một tuần, làm từ sáng sớm đến tối mịt, mà không hề có thời gian nào để gặp gỡ, cầu nguyện với Kinh Thánh, cầu nguyện chung và chia sẻ niềm tin cho nhau, cũng như những vấn đề và những hy vọng của họ. Vì thế, ngay trong thời lưu đày, họ cố gắng giữ lấy một ngày để gặp gỡ, thúc giục nhau, khuyến khích nhau trong thời kỳ bị lưu đày rất khó khăn này. Nếu không, họ sẽ đánh mất niềm tin của mình. Khi đã được giải thoát cảnh lưu đày, trở về quê hương và niềm tin được tái sinh, thì cũng là lúc việc giữ ngày Sabat được tái lập lại.

Trở lại đoạn Tin Mừng Luca 6, 1-5 hôm nay, việc tranh luận về giữ ngày Sabat giữa những người Pha ri siêu và Chúa Giê su khởi đi từ việc các môn đệ của Chúa Giê su – vì đói- đã bứt lúa và vò lúa mà ăn, điều mà luật ngày Sabat không được làm, theo cách diễn giải của những kinh sư, những nhà làm luật.

Đối lại với việc giữ luật cách tỉ mỉ, nghiêm khắc, làm cho luật trở nên gánh nặng, và bị nô lệ cho luật, dẫn đến việc coi sự công chính là tự thân con người có thể đạt được, hoặc chẳng màng tới đến sự sống của con người, Chúa Giê su đã cho họ thấy ngay trong Kinh Thánh, vua Đa vít đã chẳng hề vi phạm luật, khi vua lấy bánh thượng tiến cho thuộc hạ mình ăn trong cơn đói. Chúa Giê su không chỉ gợi lại câu chuyện của vua Đa vít nhưng Ngài còn trích dẫn Kinh Thánh mà Thiên Chúa đã nói với ngôn sứ Hô se “Ta muốn lòng nhân chứ không cần lễ tế!”

Điều này cho thấy rằng, Thiên Chúa cần đến tình yêu của con người dành cho Ngài và cho nhau. Tình yêu, lòng thương xót khởi đi từ Thiên Chúa, và Ngài muốn con người được lãnh nhận. Thiên Chúa không phải là một vị thần chăm chăm chú chú vào của lễ con người dâng hay cách giữ luật mà con người giữ.

Vì thế, nếu ngày hôm nay, chúng ta nghĩ rằng, cần có nhiều của lễ là sự đóng góp, là những chuyến công tác trao quà cho ai đó, hay làm thật nhiều việc, đi nhà thờ sáng tối, giữ luật xem ra nghiêm chỉnh…mà trái tim của chúng ta chưa có một tình yêu trọn vẹn dành cho Thiên Chúa hay lòng thương xót dành cho tha nhân, thì tất cả sẽ gần trở nên vô nghĩa, là của lễ mà Thiên Chúa không cần đến.

Hay nếu chúng ta tự hỏi mình rằng: Tôi đi lễ Chúa Nhật vì lý do gì? Vì để không mắc tội, phạm vào điều răn thứ ba ư? Để khỏi phải xưng tội vì đã không đi lễ? Nếu chỉ có thế, thì việc đi tham dự Thánh Lễ của chúng ta quả thật thiếu đi tình yêu, thiếu sự khao khát gặp gỡ Chúa và được rước Chúa. Thiên Chúa không muốn chúng ta đến nhà thờ, ngồi ở đó, cũng quỳ cũng đứng trong các phần phụng vụ, nhưng hoàn toàn như một cái xác vô hồn. Và như vậy, chúng ta chỉ diễn kịch không hơn không kém, và quả đúng là chúng ta chưa thực sự có một tương quan thân tình và sâu đậm trong tình yêu với Chúa.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P