$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

BỊ HIỂU LẦM. Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần II Thường Niên.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 107 | Cật nhập lần cuối: 1/23/2021 9:32:43 AM | RSS

Mc 3, 20-21

Khi nói đến, nhắc đến những đau khổ của Chúa Giê su, chúng ta dễ nhắc, nói đến ngay cuộc khổ nạn của Chúa Giê su: bị xét xử, bị đánh đập, vác thánh giá, bị đóng đinh, bị sỉ vả, và cuối cùng chết trên thập giá.

Tuy nhiên, có những đau khổ khác nữa mà Chúa Giê su phải chịu khi chấp nhận sống như thân phận một con người mà Người gánh lấy.

Ngày hôm nay, Tin Mừng thứ ba kể lại cho chúng ta nghe câu chuyện, sau khi Chúa Giêsu chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền, người ta kéo đến với Chúa Giê su quá đông, đến nỗi Chúa Giê su và các môn đệ không có thời gian để ăn uống. Và đau khổ của Chúa Giêsu mà chúng ta chiêm ngắm hôm nay, đó là việc Người bị những người trong gia đình hiểu lầm, “Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.” Dĩ nhiên, khi nói đến thân nhân của Chúa Giêsu, những người hiểu lầm Người, cho là Chúa Giêsu mất trí, không có Mẹ của Người, Đức Maria. Chúa Giêsu làm những điều tốt lành, thế mà, những người thân họ hàng cho là Người mất trí. Vì sao? Có thể đó là một sự ghen tuông khi thấy Người có quá nhiều ảnh hưởng trên người khác, được nhiều người khen tụng? Chắc là vậy. Hay những người thân không hiểu được những gì Chúa làm nên mới cho Người mất trí?, chắc cũng không sai. Thế nên, Chúa Giêsu phải gánh lấy đau khổ của sự bị hiểu lầm nơi trong gia đình, họ hàng mình.

Có lúc chúng ta tự hỏi: Chúa quyền năng thế mà tại sao lại để cho những đau khổ đó xảy ra trong cuộc đời của Người, đúng không? Đúng là Người quyền năng, nhưng vì yêu chúng ta, nên Chúa đã chấp nhận sống như con người, để đón lấy những đau khổ, để chia sẻ với chúng ta những đau khổ đó, và để an ủi chúng ta trong những thực tại đau khổ mà chúng ta đang có đó, trong gia đình của mình.

Gia đình là một cộng đoàn của tình yêu. Đúng.

Nhưng gia đình cũng là nơi mà thử thách và đau khổ không thể nào vắng bóng, những đau khổ thử thách mà chúng ta không thể không có. Thế nhưng, khi đau khổ đến trong gia đình vì bất cứ lý do nào, chúng ta có cơ hội để nói với Chúa đau khổ của mình, và xin Người an ủi, đỡ nâng và giải thoát.

Ngày hôm nay, trong một xã hội có quá nhiều thứ chủ nghĩa lệch lạc, những giá trị đạo đức bị suy mòn, và nhiều cám dỗ, gia đình của chúng ta luôn phải đối mặt với biết bao thử thách, và gặp nhiều đau khổ. Những sai trái, hư hỏng, những nghi kỵ, hiểu lầm…luôn rình rập để tấn công các cặp vợ chồng, cha mẹ, con cái, và làm cho ai đó trong gia đình vấp ngã và thế là gia đình chồng chất thêm đau khổ.

Nhưng trong những lúc đau khổ như thế, các cặp vợ chồng, những người cha, người mẹ, và cả những đứa con có một nơi để cầu cứu, để nương tựa, để hy vọng. Đó là nơi tình yêu Chúa Giê su, Đấng đã từng sống trong gia đình, đã kinh qua đau khổ. Chính Chúa Giê su sẽ ban ơn để chúng ta không để đau khổ nhấn chìm mình, nhưng thánh hóa đau khổ để trở thành lời cầu nguyện cho gia đình mình, cho người thân yêu của mình, và cho chính mình. Và như vậy, trong đau khổ, khi chúng ta có Chúa, chúng ta sẽ an bình trong tâm hồn và hy vọng Chúa đang đi bên cạnh cuộc đời ta, và Người sẽ biến đau khổ thành điều tốt nhất cho chúng ta và cho gia đình mình. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P