$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

MẦU NHIỆM PHỤC SINH. Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục Sinh

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 85 | Cật nhập lần cuối: 4/9/2021 8:52:59 AM | RSS


Gioan 21, 1-14

Biến cố Phục Sinh là trung tâm mầu nhiệm đức tin Kitô giáo. Nếu Đức Kitô không sống lại, mọi lời nói, hành động của Ngài rồi dần sẽ đi vào quên lãng, cho dù đã từng một thời đầy uy quyền, và như vậy, sẽ chẳng còn lưu giữ và sống động cho đến ngày hôm nay. Nếu Đức Kitô không sống lại, Giáo Hội cũng sẽ chẳng được khai sinh. Và như vậy, biến cố Chúa Kitô sống lại là biến cố thật quan trọng, vì đã sáng lập niềm tin Kitô giáo, là tất cả mọi hy vọng của những ai tin vào Đức Giêsu, là bảo đảm cho những lời rao giảng của các tông đồ, của Giáo Hội và của mỗi chúng ta khi sống niềm tin đó trong cuộc đời mình. Thánh Phaolô xác tín trong thư Thứ Nhất ngài gửi cho giáo đoàn Côrintô (1Cr 15,14) “Nếu như Đức Kitô không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng”.

Vậy các Kitô hữu tiên khởi rao giảng hình ảnh về Chúa Kitô Phục Sinh như thế nào: Họ đã dùng nhiều hình ảnh diễn đạt mầu nhiệm Phục sinh và có thể gom thành hai loại: Đức Giêsu đã sống lại và Ngài vẫn là con người mà họ đã biết trước đây nhưng nay hằng sống, và các những ai quen biết đã nhận ra Ngài. Tuy nhiên, đó là mầu nhiệm của đức tin, mà chỉ trong cái nhìn của đức tin, chúng ta mới nhận ra : Chúa Kitô đang sống thực sự giữa trần thế hôm nay.

Trở lại bài Tin Mừng hôm nay, Gioan kể cho chúng ta nghe trình thuật Chúa tỏ mình ra với các môn đệ ở biển hồ Tibêria. Ban đầu, họ không nhận ra Chúa đang đứng trên bờ biển, ngay cả khi Người cất tiếng nói truyền các ông thả lưới bên phải mạn thuyền. Với mẻ cá lạ lùng, ngược hẳn với cả đêm họ đánh bắt xa bờ chỉ là chiếc lưới không, Gioan đã nhận ra Chúa và báo cho các bạn mình biết “Chúa đó!”

Và họ nhìn thấy một “con người” là Thầy, là Chúa của họ sống lại, cũng vẫn là con người họ đã quen biết trước đây. Họ thấy tận mắt hình ảnh Chúa sống lại rất gần gũi quen thuộc như trước “Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Đức Giê-su bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây!” […] Đức Giê-su nói: “Anh em đến mà ăn!”

Và Gioan kể tiếp “ Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai ?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa.” Vì sao?

Câu hỏi này cho chúng ta biết rằng mặc dù mầu nhiệm này đều đã có những câu trả lời từ các thánh và những nhà chú giải Kinh Thánh có thế giá đưa ra từ nhiều thế kỷ, nhưng quả thật hữu ích để chúng ta suy gẫm về sự thật rằng: sự hiện ra của Chúa Giêsu phục sinh thực sự được che giấu trong bí ẩn.

Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đinh, đã chết nhưng đã sống lại, và Người đang sống: đây chính là mầu nhiệm của đức tin. Và khi nói đến một “mầu nhiệm của đức tin” như mầu nhiệm của đức tin xung quanh đến những lần hiện ra, tỏ mình của Chúa Giêsu, thì mầu nhiệm này lại là hoàn toàn khác. Trong trường hợp này, mầu nhiệm của đức tin về Chúa Sống lại vừa mang chiều sâu và rộng, có khả năng thu hút chúng ta càng đi sâu hơn vào thuộc tính nơi Thiên Chúa: sự vô hạn nơi Thiên Chúa (Thiên Chúa phải vô hạn và không bị giới hạn) và chương trình cứu rỗi của Ngài.)

Để rồi, chúng ta thấy và suy ngấm về những cách thức mà Chúa đến trong cuộc đời mình. Sự hiện diện liên tục của Chúa trong cuộc sống của chúng ta cũng thật mầu nhiệm, và chúng ta chỉ nhận ra Chúa khi nghe và làm theo những gì Chúa chỉ dạy. Giống như các môn đệ, nếu các ông bỏ qua lời của Chúa “Hãy thả lưới bên phải mạn thuyền”, chắc các ông sẽ chẳng có cơ hội để nhận ra Chúa, dù đã từng ở, đã từng quen biết khuôn mặt và con người của Người. Cũng thế, nếu tôi và bạn, chúng ta bỏ qua những lời Chúa chỉ dạy, không làm theo những hướng dẫn của Chúa, chúng ta sẽ chẳng gặp thấy Chúa đang sống trong cuộc đời của mình.

Tôi có sẵn sàng để nghe Chúa nói và trả lời Người?

Tôi có để cho mình bị cuốn hút và biết kinh ngạc trước sự hiện diện thiêng liêng của Đấng Phục Sinh đang sống trong cuộc đời của tôi hay không?

Tôi có cố gắng tập để biết chú ý hơn hầu nhận ra sự hiện diện của Chúa Kitô Phục Sinh trong mọi biến cố lớn nhỏ của đời mình?

Nếu tôi và bạn còn thờ ơ không muốn chìm vào trong và sống với mầu nhiệm Phục Sinh, bằng niềm tin của mình, thì cuộc đời của chúng ta vẫn chưa chạm tới hy vọng và hạnh phúc đích thực mà Chúa đang chờ ban cho chúng ta.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P