$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Lời Chúa Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh: CỬA của ĐÀN CHIÊN

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 280 | Cật nhập lần cuối: 4/23/2018 9:39:25 AM | RSS

Ga 10,1-10

“Chính tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (c. 9).

Trong đời sống mang tính du mục của dân Israel thời xa xưa, giữa mục tử và đàn chiên có một mối tương quan đặc biệt: không chỉ là “sở hữu”, để làm lợi về kinh tế hay nuôi sống gia đình, nhưng trên hết, có một mối tương quan mang tính riêng tư hơn giữa mục tử và đàn chiên. Người mục tử vẫn hang ngày sống và thiếp lập mối tương quan ngày càng gắn bó với chiên, nhất là những khi, những nơi hoang vắng chỉ có mục tử và đàn chiên.

Ẩn dụ về “cửa cho chiên ra vào” được Đức Giêsu khéo léo dung để chỉ đến một mối tương quan giữa Ngài và đàn chiên.

Cũng như trong cách thức nuôi và chăm sóc súc vật, đàn chiên cũng có một nơi để ở, và dĩ nhiên, cũng phải có một cửa ra vào chuồng chiên. Điểm nhấn mạnh của lối nói ẩn dụ, của dụ ngôn hôm nay chính là “cửa”. Cách duy nhất để đến với chiên, chính là “cửa”, và cánh cửa này sẽ do người giữ cửa đóng mở để “ai đó” có thể đến với chiên.

Những kẻ trộm cướp, muốn bắt chiên, sẽ không tìm đi lối cửa mà vào, nhưng là trèo, hoặc đột nhập vào chuồng chiên bằng những mưu mẹo tinh ma để bắt chiên. Chỉ có người thuộc loại “chính chủ” mới đi qua cửa mà đến với chiên, và đó mới là “người mục tử đích thực” của đàn chiên.

Đức Giêsu đã giải thích về ẩn dụ ngài “cửa chuồng chiên” “Chính tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (c. 9). Ở đây, Người là cửa dẫn đến ơn cứu độ, không phải là cửa cho mục tử mà là cửa cho con chiên. Trái lại, có một sự đối lập giữa kẻ trộm và người mục tử là phản ánh sự đối lập giữa Satan và Đức Giêsu, và “Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ”.

Xin Chúa cho từng người trong chúng con mỗi ngày nhận ra rằng: chỉ “nơi cửa” của Đức Giêsu Kitô, chúng con mới có thể tìm được đồng cỏ non, thơm ngon, mát lành và bổ dưỡng. Đồng cỏ ngon ấy chính là bánh và nước hằng sống, là lương thực có khả năng thỏa mãn cơn đói khát thiêng liêng của chúng con. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP