$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Học để nhận ra Tiếng của Người Chăn Chiên. Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh, Năm A.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 304 | Cật nhập lần cuối: 5/4/2020 8:49:41 AM | RSS

Gioan 10,11-18

“Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. 12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, 13 vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên.” (11-13)

Đối với bạn, cái gì là thứ quen thuộc nhất trong đời sống? Những âm thanh, tiếng nào, giọng nói nào vẫn thường vang vọng trong tâm trí của bạn nhất trong mỗi ngày sống?

Xem ra thì chúng ta nhận được rất nhiều thứ ảnh hưởng và chi phối một cách thường xuyên. Có những cái tốt và những thứ không tốt. Nhiều lần, thường xuyên, chúng ta có thể nói với bản thân mình rằng có rất nhiều “giọng” hay những ảnh hưởng mà chúng ta chạm, gặp thấy trong đời sống thường ngày chẳng ảnh hưởng trên chúng ta.

Nhưng thực tế, thì chúng ta cũng chịu nhiều áp lực, ảnh hưởng bởi những tiếng/ giọng của thế giới truyền thông như mạng xã hội, những bản tin thật cũng như giả, những chuyện chính trị to nhỏ, đúng sai, những ý kiến đa chiều cho một vấn đề. Không chỉ bị ảnh hưởng, giật dây như con rối của cả một cái “chợ thông tin” và cả thế giới con người đa dạng nét tính cách và quan điểm trong đó, chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi những văn hóa đương thời từ âm nhạc đến lối sống, bị ảnh hưởng và áp lực luôn chủ nghĩa tiêu thụ, đam mê, yêu thích tiền bạc, vật chất; những khao khát muốn được nổi tiếng…và còn nhiều hơn thế nữa. Có rất nhiều những thứ ảnh hưởng có sức mạnh đang ảnh hưởng trên chúng ta, dù chúng ta có muốn tin hay không tin.

Tin Mừng ngày hôm nay cho chúng ta cái nhìn xoáy vào bên trong cuộc đấu tranh nội tâm của chúng ta, mà trong đó, có một sự đối chọi giữa tiếng của Đấng Chăn Chiên và tiếng của kẻ lạ. Những con chiên thật dễ huấn luyện và kiểm tra. Chúng học nghe tiếng của người chăn chiên thực của chúng bởi vì điều này được thực hiện thường xuyên, và vì người chăn chiên thường xuyên nói với chúng. Vì thế, chúng quen thuộc với tiếng của người chăn chiên, và sẽ đi theo anh ta.

Với chúng ta cũng vậy, chúng ta nghe theo, đi theo tiếng/ giọng nào trong đời sống mình là bởi vì chúng ta đã quen thuộc với tiếng ấy nhất.

Bất cứ cái gì, “giọng/tiếng” nào mà chúng ta đang dìm mình vào trong nó, thứ tiếng ấy mỗi ngày sẽ lớn lên trong chúng ta, lôi kéo chúng ta đi theo, làm theo, một cách vô tình, hoặc gọi là một cách vô thức.

Vậy thì câu hỏi lớn đặt ra cho chúng ta là “Tôi đang quen thuộc với cái gì, tiếng gì nhất?"

Nếu chúng ta thấy mình không quen nghe tiếng Chúa, không hiểu tiếng Chúa nói, qua Lời Chúa, thì lý tưởng nhất của chúng ta phải là học biết để nghe Lời của Chúa, học ngôn ngữ của Người, học cung bậc và giọng nói của Người. Điều này phải là chuyện hệ trọng chúng ta phải làm ngay, phải học mỗi ngày, kẻo chúng ta sẽ nhầm lẫn, kẻo chúng ta chỉ biết và đi theo tiếng lạ của thế gian, những thứ ngày càng lôi kéo chúng ta làm theo chúng, một cách thật vô thức, như một dạng bệnh tâm thần phân liệt.

Nếu chúng ta dành thời gian cụ thể để học biết tiếng của Chúa, học biết nghe tiếng Chúa qua việc suy gẫm, cầu nguyện với Lời Chúa trong thinh lặng, chúng ta sẽ xây dựng được cho mình thói quen nghe, và nhận ra Chúa đang nói với chúng ta. Và rồi, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu để đi theo Chúa và hành động như Chúa muốn. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P