$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Con có yêu mến Thầy không? Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 399 | Cật nhập lần cuối: 5/30/2020 8:46:11 AM | RSS

Gioan 21, 15-19

Người hỏi lần thứ ba : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có thương mến Thầy không ?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới lần thứ ba : “Anh có thương mến Thầy không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự ; Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su bảo : “Hãy chăm sóc chiên của Thầy.

Vì sao Chúa hỏi cùng một câu với Phêrô, nhưng lại tới ba lần?

Phải chăng vì Phêrô chối Chúa ba lần, nên Người hỏi lại Phêrô ba lần, như là để ông phải xin lỗi Chúa ba lần về tội của mình?

Không. Chúa Giêsu không hỏi nhiều lần để cần Phêrô xin lỗi ba lần như thế.

Nhưng với ba lần hỏi, đó cũng là ba lần Phêrô có cơ hội để bày tỏ tình yêu, để xác tín chắc hơn tình yêu của ngài với Thầy Giêsu, cho dẫu Phêrô biết mình yếu đuối, giới hạn.

Con số ba cũng là con số hoàn hào. Ví dụ như khi chúng ta tung hô Thiên Chúa “Thánh, Thánh, Thánh”. Việc diễn tả ba lần ấy là một cách để nói rằng Thiên Chúa là Đấng cực Thánh trên tất cả.

Với Phêrô, ông được Chúa Giêsu Phục sinh ban cho cơ hội để nói với Chúa đến ba lần rằng “Con yêu mến Thầy, và đó là cơ hội để Phêrô bày tỏ tình yêu của ngài dành cho Chúa Giêsu ở góc dộ sâu thẳm nhất.

Vì thế chúng ta có một sự tuyên xưng tình yêu lên đến ba lần, và một sự chối bỏ đến ba lần của Phêrô. Điều này cho chúng ta biết rằng chúng ta cần yêu mến Thiên Chúa và tìm kiếm lòng thương xót của Người trong một cách thức “gấp ba”.

Ngày hôm nay, dường như chúng ta cũng nghe Chúa đang hỏi chúng ta “Con có yêu mến Thầy không?” Và cũng như Phêrô, Chúa hỏi chúng ta đến ba lần với cùng một câu hỏi.

Từng lần trả lời, là từng lần chúng ta có cơ hội để nhìn rõ tình yêu của chúng ta dành cho Chúa: có hay không? mà nếu có, thì ở mức độ nào? sâu thẳm hay hời hợt?

Chúa Giêsu cũng đang cho chúng ta có cơ hội để bày tỏ tình yêu của chúng ta với Chúa. Ngài biết rõ thân phận yếu đuối của chúng ta, nên Ngài không bao giờ đòi chúng ta phải có ngay đó một tình yêu thẳm sâu với Ngài. Vì thế, Chúa Giêsu vẫn chờ đợi chúng ta, và nhắc lại câu hỏi ấy mỗi ngày trong cuộc đời của chúng ta.

Điều tuyệt vời nhất mà chúng ta luôn tin nơi Chúa, đó là lòng thương xót của Người trên cuộc đời của chúng ta. Cho dẫu ngay cả khi chúng ta cố tình không trả lời, hay đang trốn tránh, hoặc ậm ừ trả lời cho qua…thì Chúa Giêsu vẫn ở đó, chờ và chờ, cũng như tha cho những vấp phạm, yếu đuối của chúng ta, thậm chí khi chúng ta phản bội Ngài.

Và câu hỏi của Chúa vẫn tiếp tục vang lên “Con có yêu mến Thầy không? Đó là sư phạm của Chúa, để chúng ta có những cơ hội đón nhận hạnh phúc và được trao ban sứ mạng phục vụ Chúa và tha nhân. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P