$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Mẹ quảng đại: tìm kiếm để phục vụ - Lễ Đức Maria thăm viếng

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 253 | Cật nhập lần cuối: 5/31/2019 8:38:29 AM | RSS

Lc 1,39-56

Trong Tin Mừng, chúng ta không thấy có nhiều chỗ đề cập đến Đức Maria, nhưng có hai trình thuật đề cập rất cụ thể về việc ước muốn của Mẹ trong việc giúp đỡ và phục vụ người khác.

Sau khi được sứ thần cho biết người chị họ, bà Elisabet đã mang thai được 6 tháng, Luca nói rằng “ bà Ma-ri-a vội vã lên đường” (Lc 1, 29). Trình thuật thăm viếng trong Tin Mừng Luca trình bày cho chúng ta một khía cạnh khác trong đời sống nội tâm của Đứa Maria : đó là sự quảng đại, phục vụ trong khiêm tốn và tình yêu vô vị lợi đối với những người đang có nhu cầu. Chỉ cần nghe thấy sứ thần Gabriel cho biết chị họ mang thai, ngay lập tức, Mẹ đã vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giud9a, mà ngày nay là “Ain-Karem”.

Trong cuộc thăm viếng này, nhiều chú giải thần học hay mục vụ đã đề cập đến một sứ mạng của Đức Maria “đem Chúa đến cho người khác” hay một sự mở lòng ra với tha nhân trước những nhu cầu của người khác. Đó là một hành vi của tình yêu.

Trong bản tiếng Anh, người ta dùng cụm động từ “set out”…làm cho chúng ta liên ý đến một hoạt động trong máy tính khi chúng ta muốn thiết lập cái gì đó trong hệ điều hành của máy tính “setting”.

Khi Đức Maria quyết định thăm chị họ Elizabet, Mẹ đã “cài đặt” lại những kế hoạch, công việc của mình để làm nên một chọn lựa. Điều này đòi buộc Mẹ phải đi ra khỏi sự an toàn vốn có, để vượt xa chặng hành trình dài, mà theo các truyền tụng từ thế kỷ thứ 5, gia đình Giacaria ở triền núi, trong một thành thuộc xứ Giuđa, tên gọi Ain Karim cách Giêrusalem 7 cây số về phía tây. Đường đi từ Nazareth đến Ain Karim quả là quá xa, có lẽ, Đức Maria phải mất gần 4 ngày mới có thể đến nhà Bà Elizabeth. Đó là một hành trình mệt nhọc vất vả với một phụ nữ, huống chi với một thai phụ như Đức Maria.

Tìm kiếm, tiếp cận, tương tác trong tình yêu, sự quan tâm, nhạy bén với nhu cầu của người khác là một dấu cho thấy họ là Kitô hữu.

Chúng ta có thể học được từ nơi Đức Maria một cách sống :dám ra khỏi chinh mình để thực hiện một chuyến viếng thăm với người khác, có thể đó là một người đau bịnh, một gia đình hay ai đó đang đau khổ trong đời sống hôn nhân, đau buồn vì con cái…hay thậm chí ra khỏi chính mình để đến với người hay ‘thọc gậy bánh xe” chống đối, chỉ trích, chê bai…và thậm chí vu khống chúng ta ngay trong cộng đoàn này.

Đức Maria đã ra khỏi căn nhà của mình để phục vụ, nghĩa là Mẹ đã không còn nghĩ đến mình, nhưng là đến người khác. Mẹ là phụ nữ nên Mẹ hiểu, và vì Mẹ cũng đang mang thai…nên Mẹ biết chị họ mình cần gì…nên Mẹ đã quên mình để nghĩ đến người khác. Chính niềm vui có Chúa trong cung lòng, được Chúa ở với, là động lực khiến Mẹ, và cũng khiến con tim của chúng ta đập mạnh, khiến đôi chân của chúng ta chuyển động, hướng về người khác. “Sự giao thoa này giữa công bằng và nhân hậu, giữa chiêm niệm và lo cho người khác “ (Th NVTM 288)

Và chúng ta,

Chúng ta cũng được mời gọi để ra “khỏi căn nhà, khỏi vùng an toàn”của chính mình, để mở đôi mắt nhìn thấy những giới hạn của người khác – trong cả bệnh tật lẫn khả năng, trong cả suy nghĩ bộc trực, lời nói cộc cằn,… bằng đôi mắt của yêu thương, cảm thông và tha thứ, để mở trái tim của chúng ta, dọn đi những kiểu yêu theo kiểu “tư duy buôn bán”, yêu những người mình thích.. để nhường chỗ trong trái tim của chúng ta một chỗ hay nhiều chỗ cho những người lẽ ra không có trong tầm ngắm của mình.

Trong Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 288, số cuối cùng của Tông huấn đã nói rằng

“Mỗi khi nhìn lên Đức Mẹ, chúng ta một lần nữa tin vào bản chất cách mạng của tình thương và sự dịu dàng. Nơi Mẹ ta thấy rằng lòng khiêm nhường và dịu dàng không phải là nhân đức của kẻ những kẻ yếu đuối, nhưng của những người mạnh không cư xử tồi tệ với người khác để cảm thấy mình là quan trọng”

Phục vụ và đi đến với người khác, cả hai hành động đều đòi buộc chúng ta phải ra khỏi chính mình, ra đi để phục vụ và ra đi để gặp gỡ những người khác, ôm lấy những nỗi khổ đau, hiểu, cảm thông và chia sẻ, đỡ nâng những thử thách, đau khổ cũng như trợ giúp những nhu cầu của người khác.

Xin Mẹ cũng giúp con có được một sự quảng đại hướng về tha nhân như Mẹ: một dấu chỉ để cho thấy con cũng dám sẵn sàng để vượt ra khỏi những nhu cầu cá nhân, để nhạy bén được với những nhu cầu của người khác…Một sự quảng đại từ tình yêu như Mẹ, sẽ giúp con sống yêu thương với anh chị em con bằng một tình yêu không cân đo đong đếm, hay suy tính thiệt hơn…một tình yêu dám cho đi bản thân để người khác hạnh phúc, cho dẫu có phải vất vả, đau khổ, thậm chí bị hiểu lầm. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P