$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Lễ Chúa Ba Ngôi- Những sứ điệp cho cuộc sống

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 316 | Cật nhập lần cuối: 6/16/2019 10:10:16 AM | RSS


Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không chỉ đưa chúng ta đến con đường tiếp cận, hiểu về sự duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chính Tình yêu mà Ba Ngôi Thiên Chúa trao ban cho nhau làm nẩy sinh sự duy nhất của chủ thể Thiên Chúa tối cao. Để từ đó, mời gọi chúng ta cố gắng họa lại mầu nhiệm tuyệt vời này trong chính cuộc sống, gia đình và trong mối tương quan của chúng ta với anh chị em mình.

Lễ Chúa Ba Ngôi, xin trích dịch bài suy niệm về Lễ Chúa Ba Ngôi của Cha Antony Kadavil đăng trên trang Vaticannews

Giáo lý rõ ràng về Chúa Ba Ngôi trong Tân Ước.

  1. Biến cố Truyền tin (Lc 1,26-38), mô tả Chúa Cha đã sai thiên thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Maria biết rằng Chúa Thánh Thần sẽ “ngự xuống trên” Mẹ, và Chúa Con sẽ trở thành xác phàm trong cung lòng của Mẹ.
  2. Trong trình thuật Chúa Giêsu chịu phép rửa (Mt 3,16-17), Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giê su dưới hình dáng một Chim Bồ Câu, và khi đó có Tiếng Chúa Cha phán từ trong đám mây.
  3. Trong Tin Mừng Gioan ( ch 15-18), trình bày giáo huấn thật chi tiết của Chúa Giêsu về Ba Ngôi Thiên Chúa.
  4. Trong sứ vụ rao giảng mà Chúa Phục Sinh trao ban cho các môn đệ của Ngài, Chúa Giêsu đã ra lệnh cho họ đi làm phép rửa cho mọi người “nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” ( cũng được trình bày nơi Mt 28,19; Ga 10,30)

Sứ điệp đời sống:

  1. Chúng ta cần tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác: Niềm tin của chúng ta về sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi ở trong chúng ta giúp chúng ta tôn trọng chính bản thân mình như là nơi trú ngụ thánh của Thiên Chúa, cư xử tốt trong sự hiện diện thánh thiên của Người, và dẫn đưa đến cuộc sống tinh tuyền và thánh thiện hơn, thực hành những nghĩa cử, hành động của sự công bằng và bác ái. Sự Hiện Diện của Ba Ngôi Thiên Chúa cũng khuyến khích chúng ta tôn trọng và kính trọng người khác như là “ những Ngôi Đền Thờ của Chúa THánh Thần”.
  2. Chúng ta cần ý thức về Thiên Chúa như là Nguồn của sức mạnh và can đảm của chúng ta : Sự ý thức và niềm xác tín về sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta sẽ cho chúng ta sức mạnh để đối diện với những vấn đề đa dạng của cuộc sống với sự can đảm của người Kitô hữu. Đó là niềm tin đã thúc đẩy các vị tử đạo Kitô hữu đầu tiên, khi bị xử tử, vẫn hét vang lên lời cầu nguyện thật hiên ngang của niềm tin lấy từ Thánh Vịnh “Chính Chúa Tể càn khôn ở cùng ta luôn mãi, Thiên Chúa nhà Gia-cóp là thành bảo vệ ta.” (Tv 46)
  3. Chúng ta cần nhận ra Thiên Chúa Ba Ngôi như là khuôn mẫu cho mọi gia đình Ki tô hữu của chúng ta: Chúng ta được dựng nên trong tình yêu để thành một cộng đoàn của những người yêu nhau, như Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần liên kết, hiệp nhất trong tình yêu. Ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta thuộc về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thật vinh dự cho chúng ta khi được lớn lên trong một Gia đình tuyệt đẹp như thế! Do đó, mỗi ngày, trong lời cầu nguyện của mình chúng ta hãy hướng về Thiên Chúa Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tình yêu, sự liên kết hiệp nhất và niềm vui trong mối quan hệ giữa Cha, Con và Thánh Thần sẽ là mô hình tối cao cho những mối quan hệ của chúng ta trong mỗi gia đình. Gia đình của chúng ta trở thành gia đình Ki tô giáo thực sự khi chúng ta sống trong một mối quan hệ của tình yêu với Thiên Chúa và với người khác.
  4. Chúng ta được kêu gọi để trở nên giống Thiên Chúa Ba Ngôi hơn nữa nhờ qua tất cả mối tương quan của chúng ta: Chúng ta được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Giống như Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa trong mối tương quan Ba Ngôi, vì thế, chúng ta chỉ có thể là con người đầy đủ khi là một thành viên của một mối tương quan của ba cộng sự, thành viên. Bản thân mỗi người cần ở trong mối quan hệ hàng ngang với tất cả người khác và ở trong một mối quan hệ hàng dọc với Thiên Chúa. Trong cách thức này, cuộc sống của chúng ta trở nên giống Ba Ngôi Thiên Chúa. Xã hội hiện đại tuân theo quy tắc được gọi là “Tôi- và – Tôi” của thứ chủ nghĩa cá nhân không bị kiểm soát và là kết quả của chủ nghĩa tiêu dùng. Nhưng giáo lý về Chúa Ba Ngôi thách thức chúng ta áp dụng nguyên tắc “ Tôi – và – Thiên Chúa – và – người lân cận” : “ Tôi là một Ki tô hữu khi tôi sống trong một tương quan tình yêu với Thiee6n Chúa và với người khác”. Giống như Chúa Cha, chúng ta được kêu gọi để trở thành những người làm việc có hiệu quả và sự sáng tạo bằng việc đóng góp cho việc xây dựng kết cấu gia đình của chúng ta, của Giáo Hội, của cộng đoàn và đất nước chúng ta. Như Chúa Con, chúng ta được kêu gọi để trở nên người hòa giải, người xây dựng hòa bình, để đặt lại phía sau những gì bị đổ vỡ, để khôi phục lại những gì đã bị phá vỡ. Giống như Chúa Thánh Thần, nhiệm vụ của chúng ta là khám phá và giảng dạy sự thật, và xua tan sự thiếu hiểu biết.

“ Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi tuyệt hảo đang sống trong con, con ca ngợi, con thờ lạy, con tôn thờ và con yêu mến Chúa Ba Ngôi.” (Thánh Phanxicô Xaviê)

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P trích dịch từ “Reflections for the Feast of the Most Holy Trinity” của Cha Antony Kadavil)

Nguồn: https://www.vaticannews.va