$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

HAI CON NGƯỜI, HAI ƠN GỌI, HAI CỘT TRỤ GIÁO HỘI: Lễ Thánh Phêrô, Phaolô Tông đồ.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 132 | Cật nhập lần cuối: 6/29/2021 9:23:36 AM | RSS

Thánh Phêrô và Thánh Phaolô thường được gọi như hai cột trụ lớn của Giáo hội. Các Đấng đã thể hiện vai trò rất đặc biệt, chính yếu không ai có thể thay thế được trong việc thiết lập Giáo Hội tiên khởi.

Dù trong từng vai trò chính yếu và nền tảng của Giáo Hội, nhưng mỗi vai trò của từng Đấng lại khác biệt như chính con người của hai Đấng mà chúng ta từng biết.

Với Phêrô, thánh nhân là một con người của gia đình, một người đánh cá địa phương, chẳng được theo trường lớp, rất ư là bình dân. Nhưng từ khi được Chúa Giêsu gọi mời, từ một con người bình dân, một người đánh cá bình dị, xem ra vô học, lại được Chúa tin tưởng, cất nhắc vào một vị trí rất quan trọng trong Giáo Hội, trở thành cột trụ của Giáo Hội, nắm giữ chìa khóa của Giáo Hội. Và nơi Phê rô, chúng ta cũng thấy sự thất bại đau thương của sự tự phụ mà Phêrô đã ngấm nỗi đau sau cái nhìn của Chúa vì sự chối Thầy. Bởi từ một người muốn chứng tỏ sự trung thành của mình, “Con sẽ thí mạng con vì Thầy” (Ga 13,37), hoặc “Dù tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây chẳng bao giờ vấp ngã…Dù có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy” (Mt 26,33.35) nhưng Phêrô đã không làm được như mình thề hứa, trái lại còn phản bội Thầy mình cách đau đớn, …nhưng cuối cùng Phêrô vẫn nhận được sự tha thứ, tín nhiệm mà Chúa ban và trao cho nhiệm vụ coi sóc đoàn chiên của Chúa.

Còn với Phaolo, một con người có địa vị trong xã hội, vì có quyền công dân Rô ma, có vốn trí thức theo học từ Thầy Gamaliel, một con người sẵn trong mình sự nhiệt thành với Do Thái Giáo, nên ra tay cộng tác trong việc bắt bớ những ai đi theo và rao giảng một ông Giêsu đã bị kết án chết. Thế nhưng, biến cố Damas, cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu Phục Sinh đã biến đổi Sao lô một cách hoàn toàn. Từ một Saolô dữ dằn chống lại Đức Giê su, ông đã trở nên một Phaolô đầy nhiệt huyết của Đức Giêsu Phục Sinh, đi khắp nơi để truyền giáo và thành lập các giáo đoàn Ki tô hữu tiên khởi cho Giáo Hội của Chúa. Ngài trở nên vị Tông đồ tuyệt vời của Chúa, và chỉ sống cho Đức Ki tô như vị Tông đồ Phaolô khẳng định “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức Ki tô sống trong tôi” (Gl 2,20)

Hôm nay, khi mừng kính Trọng Thể Lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, chúng ta được mời gọi để suy niệm cuộc đời và ơn gọi của hai Đấng trong tình thương và kế hoạch của Thiên Chúa: Tình yêu của Thiên Chúa lớn gấn ngàn lần tội lỗi và yếu hèn của con người; và kế hoạch của Thiên Chúa thì quả là tuyệt diệu khác xa với những gì con người nghĩ và hành động.

Tôi và bạn, mỗi người chúng ta đều được Thiên Chúa dựng nên trong tình yêu và kế hoạch của Ngài. Cho dẫu chúng ta bất toàn, Thiên Chúa vẫn yêu thương, và tình yêu của Ngài có khả năng biến những sai lầm, giới hạn của chúng ta thành điều tốt và để phục vụ cho Ngài. Cho dẫu chúng ta có bao nhiêu kế hoạch dự định cho mình, nhưng kế hoạch của Chúa vẫn luôn được thực hiện bởi chúng ta luôn ở trong bàn tay và sự quan phòng của Ngài. Và Thiên Chúa sẽ có cách làm cho chúng ta trở thành công cụ hữu hiệu của Chúa, nếu chúng ta biết khiêm tốn và có tình yêu thực sự với Chúa.

Lạy hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, xin cầu cho chúng con. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P