$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Suy tư văn hóa

Khi nào thì bạn vi phạm quy ước đạo đức khoa học

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 303 | Cật nhập lần cuối: 3/10/2021 1:03:37 PM | RSS

Khi nào thì bạn "Vi phạm quy ước đạo đức khoa học"?

Đó là khi bạn làm một luận án hay công trình nghiên cứu, nhưng lại không có sự "Thành thật tri thức (intellectual honesty)", nghĩa là, bạn đi "lấy nhầm" của người khác làm của mình.

Khi nào thì bạn vi phạm quy ước đạo đức khoa họcVà rồi, bạn thản nhiên như nó là "đứa con" của mình, cho ra đời, đem phô bày khắp nơi.

"Vi phạm quy ước đạo đức khoa học" không chỉ trong lãnh vực nghiên cứu, như còn là trong nhiều hình thức khác....trong xã hội hiện đại ngày nay.

Cho dẫu quy ước đạo đức không phải là luật, nhưng nó là vấn đề, cách hành xử đáng phải được quan tâm, và đưa lên vị trí hàng đầu.

Ở Việt Nam, tình trạng ông tiến sĩ nọ, bà tiến sĩ kia...phạm phải quy ước đạo đức trong nghiên cứu khoa học rất là nhiều.

Vì sao?

Vì lương tâm chân chính của họ đã bị lề thói xấu và những lươn lẹo của xã hội hiện đại ăn dần mòn, làm lây lan những khối u giả dối.Khi nào thì bạn vi phạm quy ước đạo đức khoa học Thế nên, cái bằng cấp ai đó có chưa hẳn là cái thực trong chất xám và trình độ của họ. Buồn và tiếc!

Nếu người ta đề xuất soạn thảo bộ quy tắc ứng xử đạo đức khoa học, thực ra đó chỉ là ngọn, là cái vỏ bọc mà thôi, vì LƯƠNG TÂM CHÂN CHÍNH mới là quan trọng, là nền tảng để có đạo đức trong nghiên cứu, trong khoa học, trong kiến thức mà chúng ta có, để rồi đáng tự hào về lương tâm ngay thẳng của mình.

Nhìn người, ngẫm đến ta: COI CHỪNG CHÚNG TA CŨNG ĐANG LƯƠN LẸO VÀ ĐÁNH CẮP CỦA NGƯỜI KHÁC NHỮNG THỨ KHÔNG PHẢI LÀ CỦA MÌNH.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P