$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Can đảm tìm kiếm sự tha thứ. Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XIII Thường Niên.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 151 | Cật nhập lần cuối: 7/2/2020 8:58:04 AM | RSS

Mt 9, 1-8

“Này con, cứ yên tâm, tội con được tha rồi!”… Bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Đứng dậy, vác giường mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.

Kết thúc trình thuật, chúng ta nghe thấy Chúa Giêsu nói với người bại liệt “Đứng dậy, vác giường về nhà”. Và ngay lập tức, anh này làm như lời Chúa Giêsu nói và mọi người sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa.

Trong cùng một câu chuyện về việc Chúa Giêsu chữa người bại liệt, chúng ta ngay lập tức nhận ra hai phép lạ đồng thời cùng xảy ra: một là phép lạ tha tội cho người bại liệt, hai là phép lạ chữa lành căn bệnh bại liệt của anh.

Vậy trong hai phép lạ này, với người bại liệt anh ta cần hơn, thấy quan trọng hơn.

Có lẽ, nhiều người sẽ nói đến phép lạ Chúa chữa anh khỏi bại liệt, nghĩa là phép lạ về thể xác. Còn phép lạ tha tội, xem ra khó mà trả lời vì nhiều người cho rằng họ không biết anh ta nghĩ gì, muốn gì? Việc chữa lành tâm linh, tha thứ mọi tội người bại liệt mắc phải là điều quan trọng nhất trong hai phép lạ, vì phép lạ ấy có hiệu quả vĩnh viễn cho linh hồn của anh.

Còn chúng ta thì sao?

Trong đời sống kinh nghiệm cá nhân, nhiều khi chúng ta chạy đến xin Chúa chữa lành bệnh này, tật kia. Chúng ta xin Chúa ban phúc lành cho công việc, gia đình, nhà cửa, cho chuyến đi bình an. Nhưng xem ra ít khi nào chúng ta lại can đảm xin Chúa chữa lành những tổn thương linh hồn do tội mà chúng ta gây nên, nghĩa là chúng ta ít khi nào mở miệng nói với Chúa, xin Chúa tha tội.

Kinh nghiệm thiêng liêng trong cầu nguyện với Lời Chúa, là được Chúa đụng chạm, nghĩa là câu, từ Lời Chúa nào đó đụng chạm đến mình, khiến chúng ta dừng lại để lấy đoạn, câu, từ Lời Chúa đó để cầu nguyện. Thế nhưng, có những khi người cầu nguyện sẽ chạy trốn, vì anh ta đang bị Lời Chúa đụng chạm ghê gớm, đến tội, đến vết nhơ của mình…thế nên, anh ta chọn phương án giả tảng, đào tẩu, né tránh câu, từ Lời Chúa ấy. Và như vậy, thật khó để mà chúng ta van nài, cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa.

Vậy làm thế nào để chúng ta dễ dàng quì xuống van xin sự tha thứ của Thiên Chúa trên tội lỗi của chúng ta? Điều này xem ra khó khăn với một số người, bởi vì lời cầu xin này đòi buộc chúng ta phải có đó một sự khiêm tốn thật sự từ trong thẳm sâu tâm hồn. Và chúng ta chỉ quì xuống van xin Chúa tha thứ, khi chúng ta nhận ra tội lỗi của mình, những vấp phạm của chúng ta với Chúa, nhận ra mình là tội nhân cần đến lòng thương xót, tha thứ của Thiên Chúa.

Thừa nhận nhu cầu của chúng ta là được tha thứ cần có đó một sự can đảm, nhưng sự can đảm này là một đức tính tuyệt vời, bộc lột một sức mạnh lớn lao của tính cách nơi chúng ta. Đến với Chúa Giêsu và tìm kiếm lòng thương và sự tha thứ của Ngài trong cuộc đời của chúng ta là lời cầu nguyện quan trọng nhất mà chúng ta có thể cầu nguyện và là nền tảng của tất cả mọi lời cầu nguyện còn lại của chúng ta.

Lạy Chúa, xin chữa lành và tha thứ mọi tội lỗi của con. Xin cho con nhận ra con rất cần lòng thương xót của Chúa trên cuộc đời con, để con sẽ được cảm nếm hạnh phúc vì được chữa lành và có được ơn phúc đời đời. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P