$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Khổ nạn của Chúa, thập giá đời con. Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm sau Lễ Tro.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 342 | Cật nhập lần cuối: 2/27/2020 9:15:12 AM | RSS

Luca 9,22-25

“Người còn nói : "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy." (c.22)

Nếu ai đã từng xem những bộ phim về cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, do nhiều đạo diễn khác nhau xây dựng, phần nào nhìn thấy được cuộc khổ nạn ấy đau thương và kinh khủng ra sao. Bộ phim “The Passion of Christ” – Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô- của Mel Gibson, thuật lại 12 giờ cuối cùng của Chúa Giêsu trong công cuộc cứu độ của Con Thiên Chúa. Bộ phim là một bức họa sống động của cuộc tử nạn Chúa Giêsu, từ vườn Cây Dầu đến Thập Giá. Có lẽ, với những hình ảnh mô tả cuộc khổ nạn trong góc độ của nghệ thuật, một lần nữa, chúng ta có cơ hội để nhìn rõ tội ác con người với bản án bất công, với bạo lực, tàn nhẫn của con người dành cho Chúa Giêsu, cũng như những đau khổ đớn đau của Chúa Giêsu ra sao trong hành trình khổ giá ấy.

Tin Mừng ngày hôm nay của Thánh Luca thuật lại cho chúng ta nghe, Chúa Giê su đã tiên báo lần thứ nhất về cuộc khổ nạn của Người cho các môn đệ nghe. “Người còn nói : "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy." (c.22).

Chúng ta bắt đầu Mùa Chay, đó là một hành trình thiêng liêng mời gọi chúng ta chiêm ngắm của khổ nạn của Chúa Giêsu trong chương trình cứu độ nhân loại.

Chiêm ngắm khổ nạn của Chúa Giêsu không phải là một hành vi của sự bệnh hoạn, mang tính khổ dâm trước những tội ác của con người dành cho Người, nhưng chiêm ngắm cuộc khổ nạn để nhìn thấy tình yêu cao cả và tuyệt vời mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, cho từng người chúng ta qua Con của Người là Đức Giêsu Kitô. Chiêm ngắm và cầu nguyện với cuộc thương khó của Đức Giêsu là để chúng ta nhận ra rằng, chúng ta đã được Chúa cứu hết lần này đến lần khác. “Hãy chăm chú nhìn vào vòng tay rộng mở của Đức Kitô chịu đóng đinh, hãy để mình được Chúa cứu đi cứu lại.” ( Tông huấn Đức Ki tô đang sống- Christus Vivid).

Chính khi chúng ta để cho mình lặng sâu trong những đau thương của Chúa Kitô, chúng ta mới có khả năng để mình được Chúa cứu, nghĩa là, hoàn toàn buông mình để cho Chúa nắm lấy, để Chúa cứu và tái sinh chúng ta, những con người đau khổ trên trần gian này. “Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu không phải là sự kiện quá khứ; đúng hơn, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, biến cố ấy là hiện tại, cho phép chúng ta chiêm ngắm và đụng chạm, với đức tin, vào xác thịt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ.” ( Tông huấn Đức Ki tô đang sống- Christus Vivid).

Nhưng những gì đau khổ nơi cuộc khổ nạn mà chúng ta chiêm ngắm, đã được lùi ra sau, để nhường chỗ cho sự chiến thắng của phục sinh, mà như Chúa Giêsu tiên báo với các môn đệ” và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy”.

Chỗi dậy từ cái chết, vinh quang chiến thắng sau khổ nạn, là thực tại quan trọng và cần thiết, là tất cả những gì mà Chúa Giêsu đã chịu qua cuộc khổ nạn. Vì thế, khi chiêm ngắm khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta nhìn ngắm và tôn thờ tình yêu của Thiên Chúa dành cho từng người chúng ta, để rồi sau đó, khiêm tốn nhận ra mình cần phải hối cải, để Người làm mới lại tâm hồn, được tái sinh nhờ chính sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Ngày hôm nay, trong thực tế cuộc đời, thập giá đời chúng ta vẫn luôn có đó với những tổn thương, bất công, bị phản bội, bị bỏ rơi, bị cô đơn …mà người khác gây nên cho chúng ta. Thập giá cuộc đời đó, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đừng trốn chạy thập giá, đừng quăng thập giá ra chỗ khác, hay đặt thập giá ấy trên vai người khác, nhưng là hãy vác lấy thập giá đời của chúng ta mà đi theo Người. Đó là phương thế để chúng ta có cơ hội cùng đi vào cuộc khổ nạn của Chúa Giê su, để hiểu tình yêu hy sinh dành cho người khác có màu sắc gì, mặn chát nhưng cũng đủ ngọt ra sao. Đó là phương thế để chúng ta được Chúa cứu nhờ thập giá của Chúa vác lấy, và nhờ thập giá đời ta mang theo, mà cuối chặng đường là hạnh phúc của sự sống lại.

Lạy Chúa, giữa giòng đời lắm nỗi truân chuyên và khổ đau, xin cho con ngước nhìn lên thập giá Chúa, để can đảm vác lấy thập giá đời con bước theo Ngài, để nhờ đó, con không chỉ là lãnh được ân huệ Chúa ban cho, nhưng còn là nhờ vào lòng thương xót của Chúa, Máu Thánh của Ngài cũng sẽ tuôn đổ trên những người thân, quen biết của con, để họ cũng được tái sinh và hạnh phúc. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ