$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

Giáo lý CHỮA LÀNH THẾ GIỚI, Bài 7- Chăm sóc ngôi nhà chung và chiều kích chiêm ngắm

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 353 | Cật nhập lần cuối: 9/26/2020 10:38:21 AM | RSS

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P, chuyển ngữ

Dưới đây là Bài Giáo Lý thứ bảy về Chữa lành thế giới của Đức Phanxicô, được Đức Cha trình bày trong buổi yết kiến chung hàng tuần vào thứ Tư, ngày 16 tháng 9 năm 2020, trong đó, có sự hiện diện đông đảo và hân hoan của tín hữu tại Sân San Damaso bên trong Tông Điện Vatican.

Anh chị em thân mến,

Giáo lý CHỮA LÀNH THẾ GIỚI, Bài 7-  Chăm sóc ngôi nhà chung và chiều kích chiêm ngắmĐể thoát khỏi đại dịch, chúng ta cần chăm sóc và quan tâm lẫn nhau. Chăm sóc và quan tâm người khác. Và chúng ta phải hỗ trợ cho những người yếu đuối nhất, những người đau bệnh và những người già. À, có khuynh hướng gạt người già ra bên lề, bỏ rơi họ. Điều này là tệ hại. Những người già – mà thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha định nghĩa khá hay “cuidadores”(người chăm sóc”,là những người chăm sóc bệnh nhân – đã thể hiện một vai trò chủ yếu trong xã hội hiện nay, ngay cả khi nếu họ thường xuyên không nhận được sự công nhận và sư đền đáp cân xứng. Sự quan tâm người khác là một quy tắc vàng nơi bản chất con người tự nhiên của chúng ta, và đem lại cho điều đó sức khỏe và hy vọng (x. Thông điệp Laudato Sí, Chăm sóc Ngôi Nhà Chung, số 70). Chăm sóc người đau bệnh, chăm sóc người cần đến, chăm sóc những người bị gạt ra bên ngoài: đây là một tài sản của nhân loại, và cũng là tài sản Kitô giáo.

Chúng ta cũng phải mở rộng việc chăm sóc này cho ngôi nhà chung của chúng ta: cho trái đất và mọi sinh vật. Tất cả mọi dạng thức sống có mối liên hệ với nhau (x. Laudato Sí, 137-138), và sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào tất cả hệ sinh thái mà Thiên Chúa đã tạo dựng và trao cho chúng ta chăm sóc chúng (x. Sáng thế 2,15). Ngược lại, khi lạm dụng hệ sinh thái là một tội trọng và gây nguy hại cho chúng ta, và làm hại chúng ta, và làm cho chúng ta bệnh tật, ốm đau (x. Laudato Sí, s.66). Thuốc giải độc tốt nhất chống lại việc lạm dụng ngôi nhà chung của chúng ta là chiêm ngắm (x. Laudato Sí 85, 214). Nhưng bằng cách nào? Không có thứ vắc-xin cho điều này ư, cho việc chăm sóc ngôi nhà chung, để không gạt nó sang một bên sao? Đâu là thuốc giải độc chống lại căn bệnh không chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta? Đó là chiêm ngắm. “Nếu ai đó không biết dừng lại để thán phục điều gì đó thật đẹp, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu họ đối xử mọi thứ như là một đối tượng được sử dụng và lạm dụng mà không do dự” (Laudato Sí, 215). Cũng trong những giới hạn của việc sử dụng mọi thứ và loại bỏ chúng. Tuy nhiên, ngôi nhà chung của chúng ta, không phải là một “tài nguyên” đơn thuần, nhưng là công trình tạo dựng. Những công trình, sinh vật tự nó có một giá trị và mỗi sinh vật “phản chiếu theo cách riêng của nó một tia sáng của sự khôn ngoan và tốt lành vô hạn của Thiên Chúa” (GLCG si61 339).Giá trị này và tia sáng của ánh sáng thần linh này phải được khám phá, và để khám phá điều này, chúng ta cần phải thinh lặng, chúng ta cần phải lắng nghe, và chúng ta cần phải chiêm ngắm. Chiêm ngắm cũng chữa lành tâm hồn.

Không có chiêm ngắm, chúng ta dễ dàng trở thành con mồi của một sự bất ổn và thứ chủ nghĩa duy con người ngạo mạn, “Tôi” ở trung tâm của mọi thứ, mang lại tầm quan trọng quá mức về vai trò của chúng ta, đặt, coi chúng ta như là một kẻ thống trị tuyệt đối với tất cả mọi sinh vật khác. Việc giải thích sai lệnh về bản văn Kinh Thánh về việc tạo dựng đã góp phần vào việc hiểu sai này, dẫn đến việc khai thác trái đất đến độ bóp nghẹt nó. Khai thác sự sáng tạo: đó là tội. Chúng ta tin rằng, chúng ta ở vào vị trí trung tâm, tuyên bố chiếm luôn vị trí của Thiên Chúa và vì thế chúng ta phá hỏng sự hài hòa của công trình tạo dựng, sự hài hòa nơi kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng ta trở thành những kẻ săn mồi, quên đi ơn gọi của chúng ta là những người coi sóc sự sống. Dĩ nhiên, chúng ta có thể và phải làm việc trên trái đất để sống và phát triển. Nhưng làm việc không đồng nghĩa với việc bóc lột, và làm việc luôn luôn đi kèm với sự chăm sóc: cày xới và bảo vệ, làm việc và chăm sóc…Đây là sứ mạng của chúng ta (x. Sáng thế 2,15). Chúng ta không thể kỳ vọng tiếp tục phát triển ở mức độ vật chất, mà lại không chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, ngôi nhà đón tiếp chúng ta. Những người anh chị em nghèo khổ nhất của chúng ta và mẹ trái đất đang khóc về những thiệt hại và bất công mà chúng ta gây nên, và đòi chúng ta một lối cư xử khác. Nó đòi chúng ta một sự biến đổi, một sự thay đổi con đường, chăm sóc trái đất và cũng chăm sóc công trình tạo dựng.

Vì thế, hồi phục lại chiều kích chiêm ngắm là điều quan trọng, có nghĩa là nhìn vào trái đất, công trình tạo thành như là một quà tặng, chứ không phải như những thứ để khai thác cho lợi nhuận: không phải vậy. Khi chúng ta chiêm ngắm, chúng ta khám phá trong những cái khác và trong thiên nhiên nhiều điều lớn lao hơn là sự hữu dụng của chúng. Ở đây, trọng tâm của vấn đề: chiêm ngắm là đi xa hơn cái tính hữu ích của sự vật. Chiêm ngắm vẻ đẹp không có nghĩa là khai thác, bóc lột nó, không: chiêm ngắm. Đó là sự tự do. Chúng ta khám khá giá trị nội tại mà Chúa đã ban cho chúng. Như các bậc thầy thiêng liêng đã dạy cho chúng ta, bầu trời, trái đất, biển, và mọi sinh vật đều có khả năng mang tính biểu tượng này, hay khả năng huyền nhiệm đưa chúng ta trở lại với Đấng Tạo Thành và hiệp thông với tạo vật. Như Thánh Inhaxiô Loyola, trong phần cuối của Linh Thao, mời gọi chúng ta hãy thực hiện “Chiêm niệm để đi đến tình yêu”, nghĩa là, xem coi Thiên Chúa nhìn ngắm những tạo vật của Ngài và vui mừng với những tạo vật ấy như thế nào; khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong những tạo vật của ngài, và với tự do và ân sủng, chúng ta yêu và chăm sóc chúng.

Chiêm ngắm dẫn chúng ta đến thái độ của việc chăm sóc, chứ không là một câu hỏi của việc nhìn vào thiên nhiên từ bên ngoài, như thể chúng ta chẳng đắm mình vào trong đó. Nhưng chúng ta là sinh vật bên trong, chúng ta là một phần của thiên nhiên. Đúng hơn, nó được thực hiện từ bên trong, nhận ra chúng ta như là thành phần của công trình tạo dựng, biến chúng ta thành những nhân vật chính chứ không phải là những khán giả đơn thuần của thực tại vô hình chỉ nhằm khai thác thiên nhiên. Những người chiêm ngắm theo cách này có kinh nghiệm không chỉ ở việc họ thấy những gì, nhưng cũng là họ cảm thấy họ là một thành phần nội tại của vẻ đẹp này; và họ cũng cảm thấy được kêu gọi để canh gác thiên nhiên và bảo vệ nó. Và có một điều chúng ta không được quên: những người không thể chiêm ngắm thiên nhiên và tạo vật, thì họ không thể chiêm ngắm con người trong sự giàu có thực sự của họ. Và những người sống chỉ để khai thác, bóc lột thiên nhiên, thì cuối cùng, họ cũng bóc lột con người và đối xử với con người như những người nô lệ mà thôi. Đây là một quy luật phổ quát. Nếu bạn không thể chiêm ngắm thiên nhiên, tự nhiên, thì bạn sẽ rất khó khăn để chiêm ngắm con người, vẻ đẹp của con người, anh chị em của bạn. Tất cả chúng ta.

Những người biết chiêm ngắm thế nào sẽ dễ dàng bắt tay vào việc thay đổi những gì gây nên sự suy thoái và tổn hại cho sức khỏe. Họ sẽ cố gắng giáo dục và thúc đẩy chế tạo mới và những thói quen tiêu dùng, góp phần cho một mô hình mới của việc phát triển kinh tế đảm bảo tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta và tôn trọng con người. Chiêm ngắm trong hành động: đây là điều tốt! Mỗi người trong chúng ta nên là một người bảo vệ môi trường, sự trong sạch của môi trường, tìm cách kết hợp các kiến thức của tổ tiên về các nền văn hóa lâu đời hàng thiên niên kỷ với kiến thức kỹ thuật mới, để lối sống của chúng ta có thể luôn bền vững.

Cuối cùng, chiêm ngắm và chăm sóc: đây là hai thái độ cho thấy cách thức sửa chữa và cân bằng lại mối tương quan của chúng ta với tư cách là con người với tạo thành.

Thông thường, mối quan hệ của chúng ta với tạo vật dường như là mối quan hệ giữa những kẻ thù: phá hoại tạo vật vì lợi ích của chúng ta. Bóc lột, khai thác tạo vật vì lợi ích của chúng ta. Chúng ta đừng quên rằng điều này sẽ phải trả giá đắt; đừng quên câu nói của người Tây Ban Nha: “Thiên Chúa luôn luôn tha thứ; chúng ta thỉnh thoảng tha thứ, thiên nhiên chẳng bao giờ tha thứ.” Hôm nay, tôi đọc ở trong tờ báo về hai con sông băng lớn ở Nam Cực, gần biển Amendsen: chúng sắp vỡ. Điều này sẽ rất khủng khiếp, bởi vì mực nước biển sẽ dâng nao và điều này sẽ mang đến rất nhiều, rất nhiều khó khăn và gây hại rất nhiều. Và tại sao? Là bởi vì do trái đất nóng dần lên, vì việc không quan tâm đến môi trường, vì không chăm sóc ngôi nhà chung. Mặt khác. Khi chúng ta có đó mối quan hệ này, hãy để tôi nói từ - “huynh đệ”: là một ngôn ngữ của lời nói; một mối quan hệ “huynh đệ” với tạo vật, và như vậy, chúng ta sẽ trở thành những người bảo vệ cho ngôi nhà chung, là những người bảo vệ sự sống và là những người bảo vệ niềm hy vọng. Chúng ta sẽ bảo vệ gia tài mà Thiên Chúa đã tín nhiệm trao cho chúng ta để nhờ đó những thế hệ tương lai có thể vui mừng về nó. Và một vài ai đó có thể nói: “Nhưng, tôi có thể làm được bởi thích thú điều này”. Nhưng vấn đề ngày nay không phải là chúng ta sẽ quản lý như thế nào- điều mà nhà thần học người Đức, một tín hữu Tin Lành, một người tốt: Bonhoeffer- đã nói – vấn đề không phải là hôm nay bạn đang quản lý thế nào, mà vấn đề là: gia tài, cuộc sống cho những thế hệ tương lai sẽ là gì, ra sao? Chúng ta hãy nghĩ về con cái, cháu chắt của mình: chúng ta sẽ để lại cho chúng cái gì nếu chúng ta bóc lột tạo thành? Chúng ta hãy bảo vệ con đường này của “những người bảo vệ” căn nhà chung của chúng ta, những người bảo vệ sự sống, và cũng là những người bảo vệ niềm hy vọng. Họ bảo vệ gia sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta (con người, tất cả con người) nhờ đó, những thế hệ tương lai có thể mừng vui. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người dân bản địa, những người mà tất cả chúng ta đang nợ họ một món nợ của lòng biết ơn- cũng là nợ họ sự đền tội, để sửa chữa lại sự dữ mà chúng ta đã gây nên cho họ. Nhưng tôi cũng đang nghĩ đến những phong trào, hiệp hội, những nhóm nổi tiếng đã cam kết bảo vệ lãnh thổ của họ với những giá trị tự nhiên và văn hóa. Những thực tế xã hội này không phải lúc nào cũng được đánh giá cao, và ở một vài thời điểm, thậm chí họ bị cản trở, bởi vì họ chẳng kiếm ra tiền; nhưng trong thực tế họ đóng góp cho một cuộc cách mạng hòa bình, mà chúng ta có thể gọi là “cách mạng của việc chăm sóc”. Chiêm ngắm để chăm sóc, chiêm ngắm để bảo vệ, bảo vệ chính chúng ta, bảo vệ tạo vật, bảo vệ con em, cháu chắt của chúng ta, và bảo vệ tương lai. Chiêm ngắm để chăm sóc và chiêm ngắm đi đến bảo vệ, và để lại một gia tài cho thế hệ tương lai.

Và điều này không được giao cho những người khác: đây là nhiệm vụ của mỗi người. Mỗi người trong chúng ta có thể và phải là một “người bảo vệ cho ngôi nhà chung”, có khả năng ca ngợi Thiên Chúa về các tạo vật của Ngài, và khả năng chiêm ngắm các tạo vật và bảo vệ chúng. Xin cảm ơn các bạn.

Nguồn: http://www.vatican.va/

POPE FRANCIS- GENERAL AUDIENCE- (San Damaso courtyard- Wednesday, 16 September 2020)

Catechesis “Healing the world”: 7. Care of the common home and contemplative dimensio