$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

ĐỨC GIÊSU, THẦY DẠY CẦU NGUYỆN- Bài Giáo lý về cầu nguyện của ĐTC Phanxicô - Dịch : Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 408 | Cật nhập lần cuối: 11/12/2020 8:22:19 PM | RSS

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Anh Chị Em thân mến,

Không may mắn khi mà chúng ta phải quay trở lại buổi Tiếp Kiến Chung tại Thư viện Dinh Tông Tòa, để bảo vệ chúng ta khỏi Covid. Điều này cũng dạy chúng ta rằng chúng ta phải rất chú ý đến những quy định của các thẩm quyền, cả những chính quyền chính trị và sức khỏe, để bảo vệ chúng ta chống lại đại dịch này. Chúng ta hãy dâng lên cho Chúa khoảng cách giữa chúng ta, cho điều tốt nơi tất cả chúng ta, và chúng ta hãy nghĩ, hãy nghĩ đến rất nhiều người đau bệnh, nghĩa đến những người đang phải cách ly, khi họ vào bệnh viện, chúng ta hãy nghĩ đến các bác sĩ, y tá, những tình nguyện viên, rất nhiều người làm việc với các bệnh nhân vào thời điểm này: họ đã bất chấp về tính mạng bản thân nhưng vì tình yêu dành cho người đồng loại, người thân cận như là một ơn gọi. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.

Trong suốt cuộc đời công khai, Chúa Giêsu không ngừng tận dụng sức mạnh của việc cầu nguyện. Các Tin Mừng cho chúng ta thấy điều này khi Chúa Giêsu thường lui tới những nơi vắng vẻ để cầu nguyện. Những quan sát rõ ràng và kín đáo này cho phép chúng ta hình dung ra được những cuộc đối thoại cầu nguyện này. Tuy nhiên, những quan sát minh chứng rõ ràng rằng, ngay cả khi Chúa Giêsu dành thời gian cho người nghèo và người đau yếu, thì Chúa Giêsu chẳng bao giờ lãng quên việc đối thoại thân tình của Người với Chúa Cha. Càng đắm mình vào trong những nhu cầu của con người, Chúa Giêsu càng cảm thấy cần phải tái hiệp vào trong sự hiệp thông với Ba Ngôi, trở về với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Vì thế, cuộc đời của Chúa Giêsu là một huyền nhiệm, ẩn giấu trước con mắt của con người, là điểm tựa của mọi thứ. Đời cầu nguyện của Chúa Giêsu là một thực tại huyền nhiệm, mà chúng ta chỉ có thể nắm bắt được một vài điều gì đó, nhưng lại cho phép chúng ta giải thích toàn bộ sứ mạng của Ngài từ góc nhìn đúng đắn, thích hợp. Trong những giờ phút thinh lặng đó, trước khi bình minh hay vào ban đêm- Chúa Giêsu thường đắm mình vào trong tương quan mật thiết với Chúa Cha, trong tình yêu mà mọi linh hồn khao khát. Đây là điều tỏ rõ, xuất hiện ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời sứ mạng công khai của Ngài.

Ví dụ như, vào ngày Sa-bát, ở thành Caphanaum đã biến thành một “bệnh viện dã chiến” sau khi mặt trời lặn, họ mang tất cả những người đau ốm đến với Chúa Giêsu để được Ngài cứu chữa. Tuy nhiên, trước khi bình minh lên, Chúa Giêsu đã biến mát: Ngài rút lui vào một nơi thanh vắng và cầu nguyện. Simon và những người khác đi tìm Ngài và khi thấy Chúa Giê su, họ nói với Ngài “Mọi người đang tìm kiếm Ngài!” Đức Giêsu trả lời thế nào “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.” (Mc 1, 35-38). Chúa Giêsu luôn luôn đi xa hơn một chút, xa hơn trong cầu nguyện với Chúa Cha, và xa hơn nữa, đến những làng mạc khác, những chân trời khác, đi và rao giảng, đến những con người khác.

Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn đường đi của Chúa Giêsu. Những giai đoạn trong sứ mạng của Ngài không được quyết định do bởi thành công, cũng chẳng bởi sự đồng thuận, hay bởi những cụm từ thuyết phục, quyến rũ “mọi người đang tìm Ngài”. Con đường của Chúa Giêsu được vẽ bằng một con đường ít thoải mái nhất, con đường vâng theo sự chỉ dẫn của Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã nghe và đón nhận trong khi cầu nguyện riêng tư, đơn độc với Cha của Ngài.

Giáo lý Giáo Hội Công Giáo dạy rằng “khi Chúa Giêsu cầu nguyện, Ngài cũng đang dạy chúng ta cầu nguyện như thế nào” (s. 2607). Vì thế, từ mấu gương của Chúa Giêsu, chúng ta có thể rút ra được một vài đặc điểm của việc cầu nguyện Kitô giáo.

ĐỨC GIÊSU, THẦY DẠY CẦU NGUYỆN- Bài Giáo lý về cầu nguyện của ĐTC Phanxicô - Dịch : Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.PĐiều đầu tiên và quan trọng nhất, có tính ưu việt: đó là ước muốn đầu tiên trong ngày, điều gì đó được thực hiện vào lúc bình mình, trước khi thế giới thức dậy. Việc đó phục hồi một linh hồn cho những gì được xem như là hơi thở. Một ngày sống mà không cầu nguyện có nguy cơ biến thành một trải nghiệm khó chịu và tẻ nhạt: mọi thứ xảy ra đến với chúng ta có thể trở thành một sự chịu đựng kéo dài tồi tệ và số phận mù quáng đối với chúng ta. Thay vào đó, Chúa Giêsu dạy sự vâng phục với thực tế, và vì thế, để lắng nghe. Cầu nguyện là chủ yếu lắng nghe và gặp gỡ Thiên Chúa. Khi đó, những vấn đề của đời sống hằng ngày không trở nên những trở ngại, nhưng là những lời kêu gọi từ chính Thiên Chúa cho việc lắng nghe và gặp gỡ những người đang ở trước mắt chúng ta. Như vậy, những thử thách trong cuộc sống biến thành những cơ hội để lớn lên trong đức tin và đức ái. Hành trình mỗi ngày, bao gồm cả những khó khăn, có được viễn cảnh của một “ơn gọi”. Cầu nguyện có sức mạnh, khả năng biến đổi thành điều tốt những gì ở trong cuộc sống, chứ nếu không, nó sẽ trở thành một bản án; cầu nguyện có sức mạnh mở trí óc đến một chân trời rộng lớn và mở rộng trái tim.

Thứ hai, cầu nguyện là một nghệ thuật cần được thực hành cách kiên trì. Chính Chúa Giêsu nói với chúng ta: hãy gõ, hãy gõ cửa, hãy gõ cửa. Tất cả chúng ta có thể cầu nguyện rời rạc, xuất phát từ cảm xúc nhất thời, nhưng Chúa Giêsu dạy chúng ta một loại cầu nguyện khác: kiểu cầu nguyện được biết như là một kỷ luật, một bài tập, và tuân theo một quy tắc trong cuộc sống. Cầu nguyện kiên trì tạo nên sự biến đổi tiến bộ, làm cho chúng ta mạnh mẽ trong những thời khắc của hoạn nạn, cho chúng ta ân sủng nhờ sự trợ giúp của Đấng yêu mến chúng ta và luôn luôn bảo vệ chúng ta.

Một đặc điểm khác của việc cầu nguyện của Chúa Giêsu là nơi vắng vẻ. Những người cầu nguyện không chạy trốn khỏi thế giới, nhưng họ tích những nơi hoang vắng, sa mạc. Ở nơi đó, trong thinh lặng, những tiếng nói giấu kín tận bên trong nội tâm của chúng ta trổi lên, những khao khát bị kìm nén, những sự thật mà chúng ta cố chấp đến nghẹt thở, và vân vân. Và trên hết tất cả, trong sự thinh lặng, Thiên Chúa cất tiếng. Mỗi người cần có một không gian cho bản thân, nơi nào đó để trau dồi đời sống nội tâm, nơi mà những hoạt động một lần nữa tìm thấy ý nghĩa. Không có đời sống nội tâm, chúng ta sẽ trở nên hời hợt, bị kích động, và lo lắng – những lo âu nguy hại cho chúng ta như thế nào! Đây là lý do tại sao chúng ta phải quay lại với việc cầu nguyện; không có đời sống nội tâm, chúng ta chạy trốn khỏi thực tại, và chúng ta cũng chạy trốn khỏi chính mình, chúng ta, những người nam- người nữ luôn luôn chạy trốn.

Cuối cùng, việc cầu nguyện của Chúa Giêsu là nơi mà chúng ta nhận thức rằng, mọi thứ đều đến từ Thiên Chúa và trở lại với Ngài. Đôi khi con người chúng ta tin rằng mình là ông chủ của mọi thứ, hay ngược lại, chúng ta đánh mất tất cả lòng tự trọng, chúng ta đi từ bên này sang bên kia. Cầu nguyện giúp chúng ta tìm thấy chiều kích đúng đắn trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với Cha của chúng ta, và với tất cả mọi tạo vật. Và cuối cùng, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu nghĩa là phó mình vào trong tay Chúa Cha, giống như Chúa Giêsu trong vườn cây dầu, trong nỗi thống khổ đã thốt lên “Lạy Cha, nếu có thể…nhưng xin ý Cha được thực hiện”. Trao phó bản thân trong tay Chúa Cha. Thật đẹp, khi chúng ta đang bị dao động, và Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ bên trong và dẫn chúng ta đến việc phó thác vào trong bàn tay của Chúa Cha “Cha ơi, xin hãy để cho ý Cha được thực hiện.”

Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy tái khám phá Đức Giêsu Ki tô như là Thầy dạy của việc cầu nguyện trong Tin Mừng, và đặt chúng ta vào trong trường dạy cầu nguyện của Ngài. Tôi đảm bảo rằng chúng ta sẽ tìm thấy niềm vui và sự bình an.

Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20201104_udienza-generale.html