$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Dòng Đa Minh

Lễ Thánh Maria Madalena, Vị Bảo Trợ thứ hai của Dòng Đa Minh. Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 680 | Cật nhập lần cuối: 7/21/2020 10:22:16 PM | RSS

Tại sao Thánh nữ Maria Madalena lại trở thành vị Bảo trợ thứ hai của Dòng Đa Minh?

Thánh nữ Maria Madalena được biết đến như là Tông đồ của các vị Tông đồ, bởi vì vai trò của thánh nữ trong những trình thuật về các biến cố xung quanh Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Như là những người Đa Minh, chúng ta tìm cách bắt chước niềm tin lớn lao của Thánh Nữ và lòng nhiệt thành trong việc loan báo Tin Vui của Chúa. Đúng thế, một liên hệ xa hơn có thể được thiết lập nối kết với vị thánh này, khi mà Dòng Đa Minh nhận Ngài như là vị Bảo trợ của Dòng, của Gia đình Đa Minh.

Tại sao lại là Thánh Maria Madalena? Những người Đa Minh cố gắng trở nên những tông đồ giảng thuyết Tin Mừng của Chúa Kitô, và vì thế, nguồn cảm hứng cho việc giảng thuyết của người Đa Minh được truyền cảm hứng từ Thánh nữ Madalena, vị thánh đã rất gần gũi, thân tình với Chúa Kitô và có mặt trong lịch sử ban đầu của Dòng Đa Minh. Hơn nữa, trong truyền thống, thánh nữ Madalena được mô tả với ba đặc điểm, khuôn mặt: là một tội nhân được biến đổi, là hồn chiêm niệm và là người loan báo Đấng Phục Sinh. Những đặc điểm này mô tả cách mạnh mẽ việc giảng thuyết chính thức và đó là đời sống Đa Minh. Làm thế nào ai đó có thể nói về lòng thương xót của Thiên Chúa nếu họ chưa trải nghiệm lòng thương xót đó trong chính cuộc đời của họ? Làm thế nào để một người có thể nói về Thiên Chúa, nếu người ấy chẳng trò chuyện với Thiên Chúa?

Bài giảng của Cha Stanley Azaro lễ Thánh Nữ M. Madalena, vị Bảo Trợ Thứ hai của Dòng Đa Minh

Thật rõ ràng trong các Tin mừng Phục sinh, Maria Madalena đã có một vai trò rất quan trọng sau khi Chúa Phục Sinh. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã từng viết “Tin Mừng của Gioan nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt của Maria Madalena…Thánh nữ là người đầu tiên gặp được Chúa Sống lại… Vì thế, Maria Madalena được gọi là tông đồ của các tông đồ. Maria Madalena là chứng nhân đầu tiên của Đức Kitô đã sống lại, và vì lý do này, Thánh nữ cũng là người đầu tiên làm chứng cho Người trước các tông đồ.”

Đó thực sự là một danh hiệu rất quan trọng đối với Maria Madalena – tông đồ của các tông đồ. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã mượn cụm từ của Thánh Tô ma Aqui no, người đã viết chú giải về Tin Mừng Gioan: “Maria Madalena được trở nên tông tồ của các tông đồ qua việc được Chúa tin tưởng, để đi loan báo sự phục sinh của Chúa cho các môn đệ.” Thú vị biết bao! Maria Madalena là vị giảng thuyết đầu tiên về sự sống lại. Điều này giải thích tại sao từ những thời kỳ đầu của Dòng Đa Minh, một trong những vị thánh bảo trợ chính yếu của Dòng là Thánh Maria Madalena, chính xác là vì Thánh Nữ là người giảng thuyết đầu tiên về sự phục sinh, tông đồ của các tông đồ.

Chúng ta có thể tưởng tượng được cảm xúc, cảm giác của Madalena vào lúc đó như thế này: “Cái gì, trở lại với các môn đệ ư? Quay trở lại với những người hèn nhát, là những người nói sẽ trung thành với Ngài, đã hứa ở với Ngài, người đã hứa sẽ bỏ mạng sống mình vì Thầy,…quay lại với những người này sao? Họ đã bỏ chạy trong nỗi sợ hãi, chỉ biết tìm an toàn cho bản thân mình, mà không biết đến ai khác. Chúng con, những phụ nữ đã ở đến tận cùng. Con nên quay lại với họ ư? Con sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho những gì họ đã làm. Tại sao con không thể ở lại đây với Thầy?”

Tin Mừng của Gioan mô tả cảnh Madalena diện đối diện với Đức Kitô Phục sinh. Madalena đã rất đau khổ bởi vì cô giống như bao người khác, đã tin rằng Đức Giêsu đã chết, và như vậy, mọi sự đã chấm hết, rằng câu chuyện kết thúc thật rồi. Nhưng nỗi sầu đau đã biến thành niềm vui khi Madalena nhận ra Chúa trong vườn khi Ngài gọi tên cô. Madalena đã muốn ở lại với Chúa để tận hưởng niềm vui, sự hiện diện của Ngài, như Madalena đã từng có trong quá khứ. Nhưng Đức Kitô Phục Sinh đã nói với cô “Đừng giữ Thầy lại. Hãy đi gặp anh em Thầy và nói với họ Thầy đã sống lại.”

Và lúc đó, theo tôi nghĩ, M. Madalena đã nhận được sự chữa lành khác. Đức Kitô Phục Sinh đã chữa lành trái tim vỡ vụn của Madalena để cô có thể đi, tha thức cho những người đã làm cô thất vọng thật nhiều, như chính Đức Kitô Phục Sinh đã tha thứ cho họ rồi. Bởi vì Đức Kitô đã cứu chữa trái tim của M. Madalena, bởi vì ngay lúc này, Madalena đã sẵn sàng buông bỏ những tổn thương và thất vọng của mình, bởi vì Madalena đã sẵn sàng để liên kết với Đức Kitô Phục Sinh theo một cách thức khác, bởi vì cô đã sẵn sàng để quay trở lại với những người anh em, và Madalena đã chuẩn bị để trở thành người thuyết giảng đầu tiên về sự phục sinh, tông đồ của các tông đồ. M. Madalena đã thực sự quay trở lại với các môn đệ. Thánh nữ đã có thể tìm thấy Đức Kitô Phục Sinh nơi khởi đầu mà cô đã mất Người – giữa các môn đệ và bạn hữu của Người.

Và vì thế, chúng ta cũng vậy, giống như M. Madalena, phải tìm kiếm Thiên Chúa nơi ban đầu mà chúng ta đã mất dấu vết của Thiên Chúa- trong tình cảnh tồi tệ, trong thất vọng lớn lao, trong nỗi buồn không thể chịu đựng được, trong kinh nghiệm đau thương và tan vỡ. Chúng ta cũng thế, giống như Madalena, phải quay trở lại và để cho Đức Kitô Phục Sinh chữa lành con tim của chúng ta, phục hồi lại những mối tương quan bị rạn nứt, hàn gắn, xoa dịu những cảm xúc bị bầm dập, và hòa giải tất cả chúng ta với những người mà chúng ta bất hòa nhất.

Kinh nghiệm Phục sinh là kinh nghiệm của Maria Madalena – kinh nghiệm của việc được Đức Kitô Phục Sinh chạm đến, được mặc khải chính Ngài là Đấng cứu chuộc, Đấng ban sự tha thứ và bình an, Đấng mà chúng ta không cần phải sợ hãi. Kinh nghiệm Phục Sinh là kinh nghiệm có tất cả sự cay đắng và bệnh hoạn của chúng ta- sẽ bị lấy đi ra khỏi chúng ta, để rồi con tim của chúng ta có thể sẽ tràn ngập tình yêu, và môi miệng của chúng ta mở ra để giảng thuyết Tin Vui của Maria Madalena “Tôi đã thấy Chúa!”

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: http://hermitbrother.blogspot.com/