$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Suy tư văn hóa

CHĂM SÓC, VẤN AN, NÂNG ĐỠ CHA MẸ KHI CÁC NGÀI VỀ GIÀ : Điều cần phải làm của những người con, cháu.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 670 | Cật nhập lần cuối: 11/7/2018 12:25:25 PM | RSS

Khi cha mẹ bước vào tuổi già, là các cụ bước vào nhiều thách đố: tình trạng sức khỏe, bệnh tật, tâm lý dao động, tinh thần dễ xuống dốc. Vì thế, khi cha mẹ đã già, không phải là chuyện đơn giản đối với các ngài, bởi chúng mang theo nhiều thách đố, đôi khi còn bị xem là khủng hoảng của tuổi già.​

Nhưng có những thứ bệnh lý phụ thuộc vào tâm lý tuổi già, mà hầu hết các cụ khi bước vào tuổi già là phải bắt đầu bước vào thách đố. Vì thế, khoa tâm lý học đã chỉ ra những triệu chứng tâm lý mà người già nào cũng mắc phải: đó là sự khủng hoảng tâm lý, mà nếu con cháu không để ý hay thiếu tế nhị sẽ làm cho các cụ cảm thấy buồn chán và dễ sinh bệnh tật hơn.

Tâm lý học cho thấy các cụ dễ bị mắc các triệu chứng tâm lý như

  • Tâm lý cô đơn
  • Tâm lý hoài cổ
  • Tâm lý lo lắng,
  • Tâm lý cảm thấy thừa thãi, vô dụng
  • Tâm lý bi quan, thấy mình trở nên “nghèo”
  • Tâm lý hay hờn giận

Vì thế, không chỉ là chăm sóc về sức khỏe, con cháu cần để ý để chăm sóc tâm lý, tinh thần cho các cụ bằng cách:

Thường xuyên thăm hỏi, vấn an các cụ. Đó là liều thuốc hay, tuyệt vời giúp các cụ cảm thấy không cô đơn, cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc. Tuổi già trở lại gần giống trẻ thơ, cần ai đó…nói chuyện, cần ai đó bên cạnh để hàn huyên, hay nhìn thấy ai đó xung quanh mình. Các ngài trở nên dần giống trẻ nhỏ, nhưng lại không là trẻ nhỏ.

Vì có tâm lý hoài cổ, nên khi nói chuyện với các cụ, con cháu hãy nghe nhiều hơn nói, hoặc kể, gợi lại những chuyện xa xưa liên quan đến các cụ. Khi ấy, ký ức được khơi gợi, tâm lý về ngày xưa trở nên sống động làm cho tinh thần các cụ phấn chấn và nhờ đó bớt cảm thấy lạc lõng.

Nhiều người già rơi vào trạng thái cảm thấy mình không làm được gì, chỉ ăn không của con cháu…nên buồn chán hay lo lắng, nhất là những cụ trước giờ hay làm việc, giờ không làm, lại đâm ra nghĩ ngợi, lo âu. Do vậy, con cháu rất khéo léo nói chuyện, vấn an các cụ, ca ngợi những gì các cụ đã làm cho con cháu, cho gia đình…từ ngày các ngài còn trẻ, để đến hôm nay mới có tất cả…Nhờ đó, các cụ mới có thể an tâm, tránh đi mặc cảm thừa thãi trong gia đình.

Do bệnh tật, do tuổi già, các cụ phải chiến đấu với một thách đố của thân phận “nghèo” khi phải dựa dẫm vào sự chăm sóc của con cháu. Vì thế, khi chăm sóc các ngài, con cháu cũng cần hết sức tinh tế và tế nhị để các ngài không cảm thấy mình đang quá làm phiền đến con cháu. Phần con cháu, hãy hành động để các ngài cảm thấy đó là hạnh phúc khi được chăm sóc cha mẹ, ông bà của mình. Và đó cả là một nghệ thuật!

Vì thính giác bị yếu đi, các cụ thường lại cảm thấy lo lắng về mình, dễ nghe sai, hiểu sai ý người khác, đa nghi suy đoán…do đó, các con cháu nên thật tế nhị và yêu thương, từ tốn, kiên nhẫn nói đi nói lại, hay giải thích để các cụ hiểu. Không vì sự lãng tai của các cụ mà nói với nhau trước mặt các ngài những điều chưa cần nói, để các ngài không rơi vào đa nghi suy đoán, buồn tủi…Dù thính giác yếu, nhưng mắt các ngài vẫn có thể nhận ra đâu là thật, là giả trong lời nói của con cháu mình. Dù thính giác yếu, nhưng khả năng đón và trao ban yêu thương nơi các ngài vẫn mạnh mẽ.

Đừng nhắc nhiều đến bệnh tật các cụ, trái lại, nếu là các cụ là người Công Giáo, hãy gieo cho các cụ niềm lạc quan, tin vào tình yêu Chúa, tin vào tất cả những gì tốt nhất Chúa đang làm cho các cụ.

Và trên hết tất cả, hãy siêng năng đọc kinh với các ngài mỗi ngày, nhờ đó, ân sủng của Chúa không chỉ ban trên các ngài, mà còn trên những người con, người cháu đang chăm sóc các Ngài nữa.

Hãy chăm sóc thế nào để các cụ cảm thấy các ngài đang sống một tuổi già hạnh phúc trong tình yêu Chúa và trong sự hiếu thảo của con cháu mình.

Sách Huấn Ca muôn đời vẫn vang vọng điều Thiên Chúa dạy rất tuyệt vời:

Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm,

ai kính mẹ thì tích trữ kho báu.

Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái,
khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe.

Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.

Người đó phục vụ các bậc sinh thành
như phục vụ chủ nhân.

Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm,
để nhờ người mà con được chúc phúc.

Vì phúc lành của người cha
làm cho cửa nhà con cái bền vững,
lời nguyền rủa của người mẹ
làm cho trốc rễ bật nền.

Chớ vênh vang khi cha con phải tủi nhục,
vì nỗi tủi nhục đó chẳng vinh dự gì cho con.

Quả thật, người ta chỉ được vẻ vang
lúc cha mình được tôn kính ;
và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê.

Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già ;
bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi.

Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông,
chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người.

Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng,
và sẽ đền bù tội lỗi cho con.

Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó,
và các tội con sẽ biến tan
như sương muối biến tan lúc đẹp trời.” (Hc 3,3-15)

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P