$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Suy tư văn hóa

Ánh Sao đời dâng hiến

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 266 | Cật nhập lần cuối: 12/24/2019 3:59:23 PM | RSS

Ánh Sao đời dâng hiếnGiáng Sinh về, muôn muôn ngàn ngàn ánh điện, đèn sao đã được thắp lên. Những ánh sáng sao đêm do tay người làm ra, tuy mong manh nhất thời nhưng cũng đã làm cho trái đất có được những thời điểm lung linh tỏa sáng, giảm đi cảnh rợn rùng khiếp đảm của đêm đen….Từ quang cảnh tự nhiên với những ánh điện đèn sao trong đêm Mùa Giáng Sinh, cho tôi nghĩ về một loại ánh sao khác, cũng mang tính mong manh giới hạn nhưng lại chất chứa sự sống và và quyền năng của Đấng Vĩnh hằng: Ánh sao đời dâng hiến.

Ánh sao đời dâng hiến: Ân ban bởi Trời

Giữa vòm trời trần gian, ánh sao đời dâng hiến đã được thắp lên. Và, hàng ngàn năm qua, ở giữa lòng Giáo Hội, ánh sáng đời dâng hiến vẫn tỏa chiếu rạng ngời. Nhưng khác với ánh điện đèn sao, ánh sao đời dâng hiến không xuất phát bởi công lao sức lực của con người, mà bởi chính Đấng là Ánh Sáng và làm nên ánh sáng. Thực vậy, tự thân người tu sĩ không phải là ánh sáng và cũng chẳng có khả năng làm nên ánh sáng. Bởi, họ cũng là phàm nhân, cũng đã sinh ra trong tội và mang vác trong chính bản thân mình sự tăm tối của tội lụy. Nhưng, Thiên Chúa, Đấng là Ánh Sáng, đã làm biến đổi cuộc đời họ khi ưu ái chọn gọi và kết thân với họ: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16). Chính nhờ kết thân với Người, theo sát Người, họ “được đổi đời”, trở nên ánh sao của Thiên Chúa, có khả năng chiếu giãi ánh sáng của Chúa cho trần gian: “Anh em là ánh sáng cho trần gian…ánh sáng được chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để người ta thấy mà tôn vinh Cha trên trời” ( Mt 5,14 -15).

Vâng, ân phúc bởi Trời vẫn có đó, luôn đồng hành cùng người tu sĩ, giúp họ sống trọn tình vẹn nghĩa với Đấng đã yêu thương chọn gọi, cũng như có khả năng sống trọn sứ mệnh nên ánh sáng và thắp sáng trần gian.

Nguyện mong sao “những người được Chúa yêu thương chọn gọi” luôn trân trọng gìn giữ ân ban và bền bỉ tín trung trong quyết tâm theo sát Đức Kitô; bởi: vẫn tồn tại đó và theo họ mãi trên hành trình Dâng hiến là một phận người với tất cả sự yếu đuối và mong manh!

Và như vậy, để thắp sáng ánh sao đời dâng hiến, thì đời người tu sĩ phải là chuỗi dài liên lỉ những lời kêu van nài:

  • Maranatha! Emmanuel!
  • Lậy Chúa xin hãy đến! Lạy Đức Chúa Làm Người xin hãy cứu giúp!
  • Maranatha!Emmanuel!
  • Xin hãy đến bên đời chúng con, vì bởi Chúa chúng con được trao danh hiệu tu sĩ và chỉ trong Chúa, nhờ Chúa, chúng con mới có thể sống đúng như là tu sĩ..Không có Ngài, Emmanuel, chúng con không thể…không thể…và mãi mãi không thể…!!! Nhưng, nếu có Ngài, lạy Đấng Emmanuel, ánh sao đời dâng hiến chúng con sẽ sáng mãi hôm nay và ngày mai.

Ánh sao đời dâng hiến: Dấu chứng Emmanuel

Đời sống Thánh hiến, một đời sống theo sát Đức Giêsu khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục; tới mức trở thành như dấu chỉ hữu hình cho sự hiện diện của Thiên Chúa trong trần đời: “Nhờ việc tuyên giữ các lời khuyên Tin mừng, các nét đặc trưng của Đức Giêsu – khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục – trở thành hữu hình giữa lòng thế giới như như một gương mẫu thường hằng” (TH,1).

Thật là không dễ để làm nên và sống trọn Ơn gọi đời thánh hiến!

Vì tự bản thân người tu sĩ, vẫn luôn có đó một sự căng thẳng, nếu không muốn nói là đối nghịch giữa những gì là “xác phàm” và “thánh thiêng”; giữa phận người mang án Nguyên tội và Thiên Chúa là Đấng Thánh.

Mặc khác: quyền hưởng dùng tài sản, quyền sống đời hôn nhân, quyền thể hiện ý riêng mình là những quyền Chúa ban cho mọi con người; tới mức được nhiều người nhìn nhận như là “vốn sống làm người”. Nên, khi tuyên khấn Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng phục người tu sĩ chắc chắn bước vào cuộc chiến và sự căng thẳng, không chỉ bên ngoài mình, mà ngay giữa lòng mình và trong suốt đời mình.

Nhưng, Đấng nắn tạo ra con người đã hiếu thấu con người hơn chính con người nhận biết về chính mình. Và, Ngài đã ban cho “những người Chúa chọn”, một Đấng Emmanuel là Đức Giêsu Khó nghèo, Khiết tịnh, Vâng phục; để chính Người không chỉ là mẫu gương mà còn là Đấng đang cùng sống và chia sẻ đời dâng hiến với họ. Nhờ đó, họ có thể dám liều thân, chấp nhận đau thương, vượt lên chính mình và hiến dâng chính mình, để đạt tới cuộc sống thánh thiện, thuộc về Thiên Chúa như chính Đức Giêsu:

- Tự ý trở nên nghèo khó và lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có (x.2Cr 8,9).

- Hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên thập tự (x.Pl 2,8).

- Sống độc thân vì Nước Trời (x.Mt 19,12).

Tạ ơn Chúa, Đấng Emmanuel – Thiên Chúa Ở Giữa Loài Người – đã ở bên các tu sĩ chúng con, để dạy và giúp chúng con hiểu ra rằng: Ân huệ Làm Người với các quyền:hưởng dùng tài sản, sống đời hôn nhân, thể hiện ý riêng mình, không phải là ân huệ trên hết; nhưng là: Ân huệ Thuộc về Chúa, có quyền ở trong Chúa nơi cuộc sống mai hậu.

Và như vậy,

Ánh sao đời dâng hiến quả thực là Dấu chứng Emmanuel cho trần đời hôm nay: dấu chứng sự sống, sức mạnh, tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa luôn ở với loài người; để loài người có thể trở nên con Thiên Chúa.

Nt.Maria Nguyễn Thị Túy Phượng,O.P