$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Ukraine

ĐỨC HỒNG Y TAGLE NÓI VỀ CHIẾN TRANH TẠI UKRAINA

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 194 | Cật nhập lần cuối: 3/22/2022 3:08:46 PM | RSS

ĐỨC HỒNG Y TAGLE NÓI VỀ CHIẾN TRANH TẠI UKRAINA

A person wearing glassesDescription automatically generated with medium confidence

ĐHY Tagle nói về chiến tranh tại Ukraina: chẳng có vũ khí nào có thể giết chết niềm hy vọng

Vatican News - Cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Chủ tịch Hội Caritas quốc tế về cuộc chiến tranh tại Ukraina, về thử thách lớn lao của Châu Âu, về sự đoàn kết và những bằng chứng của nhân loại về niềm hy vọng, ngay cả trong thời kỳ đánh dấu bằng khổ đau và tang thương.

Dưới làn bom đạn không ngơi nghỉ. Đây là cách mà các nhà điều hành Caritas đang mang đến cho những người đang cần sự giúp đỡ tại Ukraina, khi họ bị tàn phá bởi sự xâm lược của Nga. Mặc cho những khó khăn trong thực tế, hội Caritas Ukraina và Caritas –spes Ukraina vẫn tiếp tục phục vụ người dân. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, Caritas tại Ukraina đã trợ giúp cho 160 ngàn người, bao gồm phân phối thực phẩm cho đến nhà ở, và cũng trợ giúp cả về tâm lý. Điều đặc biệt cũng là cam kết của tất cả các văn phòng Caritas địa phương của Châu Âu, và cụ thể là Caritas các nước như Ba Lan, Romani, Moldova, Hungary và Slovakia-đón nhận con số lớn nhất những người tị nạn chiến tranh. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, ngài là Chủ tịch Hội Caritas Quốc tế và là Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc, thực hiện cam kết này trong một thế giới đang bị bóp nghẹt bởi đại dịch và các cuộc xung đột và thật khó khăn để tự tin khi nhìn về tương lai.

Thưa Đức Hồng Y Targle, làm sao có thể tìm thấy hy vọng khi mà hai năm vừa qua thế giới phải vật lộn với đại dịch Covid-19, giờ đây lại chiến tranh tại Ukraina do Nga khơi mào, mang thêm bao nỗi sợ về một xung đột thế giới mới?

Là các Kitô hữu, chúng ta phải tin tưởng rằng, hy vọng luôn ở nơi Thiên Chúa. Trong Mùa Chay này, qua các bài đọc, Giáo Hội mời gọi chúng ta làm mới lại niềm hy vọng vào Đức Giêsu Kitô. Và hy vọng này có nghĩa là chiến thắng của tình yêu, của lòng thương xót. Lúc này, chúng ta nhìn thấy những dấu chỉ cụ thể về hy vọng này. Chẳng có khẩu súng nào có thể giết chết hy vọng, giết chết sự tốt lành thiêng liêng trong con người. Có nhiều chứng tá về điều này. Hy vọng vào Đức Giêsu Kitô và Sự Sống lại của Người là thật và được nhìn thấy chính xác nơi rất nhiều người.

Vào Chúa Nhật tuần trước, trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã nói về “một công kích quân sự không thể chấp nhận được.” Hôm 6/3, Đức Thánh Cha nói “đó là cuộc chiến tranh”, chứ không phải là “một hành động quân sự đặc biệt”. Đức Hồng Y là người Philippine, không phải là người Âu Châu, vậy cuộc chiến xảy ra giữa vùng Châu Âu đưa dẫn đến cho Đức Hồng Y cảm xúc nào?

Trên hết tất cả, là buồn sầu. Tôi cảm thấy buồn khi nhìn thấy những hình ảnh, nghe các tin tức và ở gần nơi xảy ra cuộc chiến này. Tôi cảm thấy buồn và cũng thấy bối rối vì nhân loại vẫn chưa học được những bài học của lịch sự. Sau bao nhiêu cuộc chiến tranh và tàn phá, chúng ta vẫn mãi không quên được! Khi tôi nghe chuyện của cha mẹ tôi, những người sống qua Chiến tranh Thế Giới II, tôi không thể tưởng tượng nổi- thậm chí chẳng hình dung nổi!- cái nghèo, cái khổ mà họ phải chịu. Thế hệ đó tiếp tục mang lấy những vết thương của chiến tranh nơi cơ thể và họ vẫn mang trong mình một tâm hồn đầy dẫy những vết thương. Khi nào, khi nào thì chúng ta mới học được bài học của lịch sử? Đó là những cảm xúc của tôi. Chúng ta thực sự hy vọng rằng chúng ta sẽ học được từ những bài học của lịch sử.

Caritas Quốc tế ra đời 70 năm trước nhằm để giải quyết các vấn đề nhân đạo xuất hiện từ Thế Chiến thứ hai. Ngày nay, thách đố đố lớn nhất với mạng lưới Caritas liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraina là gì, thưa ĐHY?

Với tôi, dường như thách đố lớn nhất của mạng lưới gia đình Caritas là những gì được khắc ghi cách chính xác trong sứ mạng của nó. Sứ mạng luôn luôn nhắc cho thế giới rằng mọi xung đột, mọi thảm họa đều có đó khuôn mặt của con người. Phản ứng của Caritas luôn mang tính nhân đạo. Ví dụ như, cuộc chiến tranh tại Ukraina và các cuộc xung đột tại các nước khác trên thế giới thường được trình bày chung chung là những xung đột chính trị, quân sự, nhưng mọi người thì bị lãng quên! Với sứ mạng của mình, chúng tôi, Caritas nhắc cho thế giới nhớ rằng chiến tranh không phải là vấn đề quân sự, chính trị, nhưng trên hết tất cả, là vấn đề con người.

Người Ukraina đang cho thấy bằng chứng đáng kinh ngạc về lòng can đảm, trong khi đó là những nước láng giềng của Ukraina – cụ thể, chúng ta nghĩ đến Ba Lan, Romani- đang trao ban một bằng chứng về tình đoàn kết đặc biệt. Chúng ta có thể học được bài học gì, khi mà chúng ta “gần” nhưng vẫn còn xa với cuộc chiến tranh này tại Ukraina, thưa ĐHY?

Chúng ta phải cám ơn về chứng từ của người dân Ukraina và những nước láng giềng của Ukraina, và cả những người ở xa đang gửi đến viện trợ và đề nghị hỗ trợ. Với tôi, đó là bài học này: trong sa mạc của bạo lực, con người có thể trở nên tốt. Bài học với tôi là ngay cả trong tình cảnh tệ hại như chiến tranh, một người tốt hơn có thể xuất hiện. Nhưng có đó một thách đố: sự biến đổi con tim, của đầu óc. Những cuộc xung đột, làm thế nào chúng lại có thể bắt đầu? Nơi tâm hồn, trong quyết định của con người. Bài học nằm ngay trong con đường mà các gia đình hình thành cho con cái của họ những giá trị của việc tôn trọng người khác, giá trị của lắng nghe, của lòng nhân ái, của việc chọn lựa con đường của công lý, của đối thoại thay vì trả thù, bạo lực.

Có câu chuyện nào, hình ảnh nào từ chiến tranh này- chúng ta đang nghe và thấy rất nhiều- đang đập vào mắt Đức Hồng Y một cách cụ thể, phần nào thể hiện nỗi đau nhưng cũng mạnh mẽ, sự tốt lành của con người?

Khó để chọn lựa, nhưng – có lẽ như là một Ki tô hữu và là một giám mục- những hình ảnh đập vào mắt tôi nhất là những người đang cầu nguyện. Niềm tin này của những người mẹ đang quì gối trước Thánh Thể. Cầu nguyện, mạng lưới cầu nguyện nối kết nhân loại, với tôi, là dấu chỉ của hy vọng mặc dầu đang có chiến tranh. Chúa ở với chúng ta. Chúa yêu thương gia đình của Ngài.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP

Chuyển ngữ từ:

https://www.vaticannews.va/en/vatican-city/news/2022-03/ukraine-war-cardinal-tagle-caritas-interview.html