$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Thượng Hội đồng Giám mục XVI

Thượng Hội đồng: Suy tư thần học của cha Carlos Maria Galli tại phiên họp khoáng đại thứ VIII

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 83 | Cật nhập lần cuối: 10/15/2023 12:40:22 AM | RSS

Thượng Hội đồng: Suy tư thần học của cha Carlos Maria Galli tại phiên họp khoáng đại thứ VIII

*

Thượng Hội đồng: Suy tư thần học của cha Carlos Maria Galli tại phiên họp khoáng đại thứ VIII

Hôm thứ sáu ngày 13. 10, tại phiên họp khoáng đại thứ VIII giới thiệu phần B2 của Tài liệu Làm việc, Linh mục Tiến sĩ Carlos Maria Galli, Trưởng khoa Thần học tại Đại học Công giáo Argentina, và Thành viên Ủy ban Thần học Quốc tế - Điều phối viên Nhóm Thần học-Mục vụ CELAM chia sẻ suy tư thần học về “Đồng trách nhiệm mang tính hiệp hành trong sứ mạng loan báo Tin Mừng”.

Thượng Hội đồng: Suy tư thần học của cha Carlos Maria Galli tại phiên họp khoáng đại thứ VIII

*

THƯỢNG HỘI ĐỒNG: SUY TƯ THẦN HỌC CỦA CHA CARLOS MARIA GALLI TẠI PHIÊN HỌP KHOÁNG ĐẠI THỨ VIII

ĐỒNG TRÁCH NHIỆM MANG TÍNH HIỆP HÀNH TRONG SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG

*

*

Tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) đặt chủ đề Đồng trách nhiệm trong sứ vụ vào trung tâm của việc phân định (B.2). Nó đề cập đến sự trao đổi giữa các giáo hội quan tâm đến sự hiệp thông (TLLV, 35) và sứ vụ (TLLV 22, 41). Nó truyền cảm hứng cho một câu hỏi trước 5 câu hỏi: Làm thế nào để chia sẻ các ân ban và nhiệm vụ trong việc phục vụ Tin Mừng? Bài suy tư thần học này suy niệm sự kết hợp nội tại giữa tính hiệp hành và sứ mạng (1); sự đồng trách nhiệm của người đã lãnh phép Rửa (2); sự trao đổi trong việc phục vụ Tin Mừng (3).

1. Giáo hội hiệp hành là Giáo hội thừa sai. Giáo hội thừa sai là Giáo hội hiệp hành.

1. Tông hiến Episcopalis Communio nêu bật mục đích loan báo Tin Mừng của Thượng Hội Đồng.

Ngày nay, trong một thời điểm lịch sử khi Giáo hội khởi đầu một chương mới của công cuộc loan báo Tin Mừng [EG 1], giai đoạn đòi Giáo hội phải hiện diện trên khắp thế giới... thường xuyên trong trạng thái truyền giáo [EG 25]. Cũng như các định chế khác của Giáo hội, Thượng Hội đồng Giám mục được mời gọi để được khai thông thích hợp cho việc loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay, hơn là cho sự bảo tồn của chính Giáo hội [EG 27]" [1].

2. Giống như Chúa Ba Ngôi và Thánh Thể, Giáo hội là một mầu nhiệm hiệp thông thừa sai. Thượng hội đồng dành riêng cho giới trẻ đã phát triển cách diễn đạt phối hợp tính hiệp hành và thừa sai [2]. Ý tưởng này là kết quả của việc chấp nhận cách sáng tạo tài liệu từ Ủy ban Thần học Quốc tế về tính hiệp hành, trong đó khẳng định:

"Trong Giáo hội, tính hiệp hành được sống để phục vụ sứ mạng. 'Giáo hội lữ hành tự bản chất là thừa sai(AG 2), 'Giáo hội hiện hữu để loan báo Tin Mừng(EN 14). Toàn thể Dân Chúa là chủ thể của việc loan báo Tin Mừng. Trong đó, mọi người đã lãnh phép Rửa đều được kêu gọi trở thành nhân vật chính của sứ mạng vì tất cả chúng ta đều là môn đệ thừa sai” (SIN 53) [3].

Bản văn trích dẫn sắc lệnh Ad gentes của Công đồng: “Giáo hội lữ hành tự bản chất là thừa sai” (AG 2) và tông huấn Evangelii Nuntiandi của Đức Phaolô VI: “Giáo hội hiện hữu để loan báo Tin Mừng” (EN 14).

3. Khi khai mạc Thượng Hội đồng này, Giám mục Rôma đã cô đọng những đường lối chính của Công đồng [4]. Tài liệu chuẩn bị xác định Giáo hội hiệp hành và Giáo hội ra đi loan báo Tin Mừng (DP 15). Tông hiến Praedicat Evangelium chỉ ra mối liên hệ giữa hiệp hành và sứ mạng (PE 4) [5]. Tài liệu về Giai đoạn Châu lục tuyên bố rằng hiệp hành dẫn đến việc canh tân sứ mạng.[6] Bản báo cáo của Hội đồng Giáo hội Châu Mỹ Latinh và Caribe nói rõ:

Giáo hội đang trên đường lữ hành hướng tới Vương quốc trọn vẹn, là thừa sai vì đóGiáo hội hiệp hành, và là hiệp hành vì đóGiáo hội thừa sai” [7]. Tài liệu Làm việc khẳng định: “Sứ vụ tạo nên chân trời năng động mà từ đó chúng ta phải nghĩ về Giáo hội hiệp hành, từ đó Giáo hội thúc đẩy hướng tới “sự xuất thần” hệ tại ở việc “ra khỏi chính mình và tìm kiếm điều tốt cho người khác, thậm chí hy sinh mạng sống của mình” (TLLV, 51).

4. Công đồng Vatican II đã khai triển cách diễn đạt từ “tự bản chất là thừa sai” để nói rằng sứ mạng là thiết yếu [8]. Sứ mạng phát sinh “từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, theo kế hoạch của Thiên Chúa Cha” (AG 2). Một giáo hội học năng động không chỉ khẳng định rằng Giáo hội có một sứ mạng, mà sứ mạng của Thiên Chúa Ba Ngôi còn có một Giáo hội [9]. Giáo Hội lữ hành mang tính lịch sử - cánh chung. Chúng ta đang trên đường, chúng ta là những Thượng Hội đồng mang tính sứ mạng, chúng ta cùng nhau loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa. Hiệp hành là sứ mạng, sứ mạng là hiệp hành. Cụm từ “Giáo hội hiệp hành mang tính sứ mạng” (TTLV, 54) củng cố bản chất giáo hội và động lực của việc sai đi: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19).

2. Đồng trách nhiệm trong sứ vụ của tất cả những người đã lãnh phép Rửa

1. Chúa Giêsu đã hứa với các tông đồ: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari cho đến tận cùng trái đất" (Cv 1, 8). Thánh Thần là tác nhân chính của việc loan báo Tin Mừng (EN 75). Cuộc gặp gỡ được tổ chức tại Giêrusalem là một mẫu mực của đời sống hiệp hành phục vụ sứ mạng (x. Cv 15, 1-35). Việc phân định được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần đã khẳng định ơn gọi phổ quát của Dân mà Thiên Chúa hình thành trong và từ các dân tộc trên trái đất (Cv 15, 14).

2. Thần Khí phân chia cho mỗi người mỗi cách “tùy theo ý của Người” (1Cor 12, 11). “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung” (1Cor 12, 7). Những người đã lãnh phép Rửa, cả nam lẫn nữ, được mời gọi chia sẻ các ân ban và nhiệm vụ trong mỗi giáo hội địa phương – giáo phận hoặc giáo khu –, trong các nhóm giáo hội cụ thể ở cấp khu vực, quốc gia và châu lục, và trong toàn thể Giáo hội.

3. Theo Công đồng Vatican II và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dạy rằng toàn thể Dân Chúa phải loan báo Tin Mừng (EG 111-134; x. AG 35, EN 59) [10]. Những gì thuộc về toàn thể Dân Chúa thì cũng thuộc về mọi người trong Dân Chúa. Phong trào đi từ “chúng ta” đến “tôi”: Giáo hội là chủ thể chung của sứ mạng, và trong đó, mỗi người được mời gọi để loan báo Tin Mừng. Mọi Kitô hữu đều có thể nói: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1Cor 9, 16) và “Tôi là một sứ mạng” (EG 273). Chúng ta là một sứ mạng, “chúng ta luôn là những môn đệ thừa sai” (EG 119-121), và đó là lý do tại sao hôm nay chúng ta suy tư về sứ mạng (B.2.1).

4. Phép rửa và đức tin thiết lập ơn gọi phổ quát hướng tới sự thánh thiện và sứ mạng. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi đạt tới tình yêu trọn vẹn và loan báo Tin Mừng. Việc tăng cường đồng trách nhiệm sẽ giúp chúng ta thấy được các đặc sủng giáo dân làm phong phú các cộng đoàn Kitô và cải thiện cuộc sống của người nghèo như thế nào; làm thế nào để tái tạo mối giây phụ thuộc, tương hỗ, bổ sung lẫn nhau giữa nam và nữ; làm thế nào để nhìn nhận và phát huy phẩm giá của phụ nữ trong Giáo hội (B.2.2-3).

5. Cuộc thảo luận sẽ tập trung vào việc trao đổi giữa các cá nhân, cộng đoàn, tổ chức và phong trào trong giáo hội địa phương; và về những khó khăn trong việc trình bày rõ ràng về giáo dân, đời sống thánh hiến và tác vụ chức thánh trong một Giáo hội mang tính thừa tác (B.2.2). Có nhiều tác vụ và thừa tác viên bắt nguồn từ phép Rửa. Những tác vụ cố định: làm cha mẹ; những tác vụ tự phát: những người cầu nguyện bình dân; những tác vụ được nhìn nhận: tình nguyện viên Caritas hoặc người hát phụng vụ; những tác vụ được thiết chế: giáo lý viên giáo dân. Có tác vụ mới: cha tôi là thừa tác viên lắng nghe trong giáo xứ của ông. Các thừa tác vụ chức thánh trong một khóa truyền giáo cũng sẽ được phân tích (B.2.4; B.2.5). Tất cả chúng ta đều có thể thăng tiến trong việc hoán cải mục vụ.

3. Trao đổi ân ban và nhiệm vụ trong việc phục vụ Tin Mừng

1. Khi đề cập đến tính công giáo, Hiến chế Lumen Gentium nói đến sự phong phú về văn hóa và sự đa dạng mang tính giáo hội. Trong bối cảnh này, Hiến chế quan tâm đến sự trao đổi giữa các Giáo hội.

Giữa các thành phần khác nhau của Giáo Hội còn có mối dây hiệp thông mật thiết, nhờ đó họ chia sẻ những ơn phúc thiêng liêng, những người làm việc tông đồ và những nguồn tài lực vật chất. Quả thật, mọi phần tử Dân Thiên Chúa được kêu gọi chia sẻ cho nhau những điều thiện ích, và lời nói sau đây của vị Tông Đồ cũng có giá trị cho từng Giáo Hội: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa(LG, 13c).

2. Ân sủng làm cho người được loan báo Tin Mừng trở thành người loan báo Tin Mừng và người môn đệ trở thành nhà thừa sai. Các Giáo hội cổ xưa truyền đức tin và hình thành các Giáo hội mới, khi phát triển, sẽ thoát khỏi cảnh nghèo khó và trở thành các Giáo hội chị em. Nhiều người nhập cư trở thành những nhà thừa sai tự phát và giúp củng cố đức tin. Họ không chỉ mang theo sự nghèo khó, nhu cầu, và tội lỗi mà còn cả sự giàu có, giá trị, nhân đức và đặc biệt là đức tin của họ, những điều có thể mang lại sự đóng góp giá trị cho việc loan báo Tin Mừng.

3. Sự hiệp thông của cải thuộc về lối sống được phản ánh trong phần tóm tắt của Sách Công vụ: “Họ chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện... Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu…” (Cv 2, 42-47). Công đồng gọi những gì được chia sẻ là dona et bona. Hiến chế Lumen gentium, 13 đề cập đến 3 nhóm của cải: ơn phúc thiêng liêng, những người làm việc tông đồ và những nguồn tài lực vật chất. Tất cả cùng nhau tạo thành ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa.

4. Trong số những ơn phúc thiêng liêng là sự Thiên Chúa thông ban chính mình, Mình Chúa Kitô, sự sống của Thánh Thần, Lời Chúa, ân sủng, và Giáo hội. Những ơn phúc này thiết lập nên cộng đoàn thánh thiện. Công thức Kinh Tin Kính có hai ý nghĩa liên kết với nhau: sự hiệp thông giữa những người thánh thiện (sancti) và sự hiệp thông trong những điều thánh thiện (sancta) [11]. Thánh Thể là sự hiệp thông và tham gia. “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể(1Cor 10, 17). Ơn phúc thiêng liêng bao gồm các kho tàng của Dân Chúa: mạc khải, đức ái, sự thánh thiện, khôn ngoan, phụng vụ, linh đạo, văn hóa, nghệ thuật, nội dụng cơ bản của Tin Mừng (kerygma), thần học, v.v.

5. Những người làm việc tông đồ là những người được loan báo Tin Mừng trở thành người loan báo Tin Mừng. Điều tốt đẹp đầu tiên họ chia sẻ là chính bản thân của họ bởi vì yêu là cho đi chính mình. Thánh Phaolô tâm sự: “Chúng tôi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi (1Tx 2, 8). Tài năng là ân ban để trưởng thành vì người khác (Mt 23, 14-30). Thời gian là cuộc sống mà chúng ta cống hiến với tư cách là những người lao động vào giờ đầu tiên hoặc giờ cuối cùng (Mt 20, 1-16).

6. “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung” (Cv 4, 32). Nếu chúng ta chia sẻ những ơn phúc thiêng liêng, làm sao chúng ta lại không thể chia sẻ của cải vật chất? “Họ có nhã ý đóng góp để giúp những người nghèo trong số các thánh ở Giêrusalem. Họ đã có nhã ý làm như vậy, nhưng thực ra họ cũng có bổn phận đối với các thánh ở đó. Bởi vì các dân ngoại đã được chia sẻ các phúc lộc thiêng liêng của các thánh ở Giêrusalem, thì họ cũng có bổn phận dùng của cải vật chất mà giúp đỡ lại”. (Rm 15, 26-27). Tại Hội nghị Aparecida, các giám đốc Adveniat và Misereor, những người đã giúp đỡ các giáo hội của chúng ta rất nhiều, đã cảm ơn chúng ta vì đức tin sống động và tình yêu dành cho người nghèo.

7. Bằng cách nào để chia sẻ ân ban và nhiệm vụ? “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10, 8). Sứ mạng phục vụ ân ban của việc gặp gỡ Đức Kitô qua sự quảng đại, chứng từ, lời loan báo, và sự thu hút.

Tình yêu của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi nhiều: “Nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” (Rm 5, 15). Phaolo đã sửa đổi động từ "rất nhiều" thêm tiền tố "super" tạo ra động từ "siêu nhiều". “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5, 20). Logic “nhiều gấp bội” mang lại hy vọng [12].

Với niềm hy vọng đó, tôi mong muốn rằng, nhờ tác động của Thần Khí, nơi nào có sự hiệp thông dồi dào thì tính hiệp hành càng chan chứa và ở nơi nào có tính hiệp hành lan tràn thì sứ mạng càng chứa chan gấp bội.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

Chuyển ngữ từ: vaticannews.va (13. 10. 2023)

*

[1] Phanxicô, Tông hiến Episcopalis Communio, 2018, 1.

[2] Sinodo dei vescovi, I giovani, la fede e il discimento vocazionale, Vaticano, LEV, 2018, 118.

[3] Comisión Teológica Internacional, La sinodalidad en la vida y la misión de la Iglesia, Buenos Aires, Agape, 2018. Cf. S. Madrigal (ed.), La sinodalidad en la vida y en la misión de la Iglesia. Bình luận teológico, Madrid, BAC, 2019.

[4] Phanxicô, Diễn văn khai mạc Thượng Hội đồng. Ngày 09. 10. 2021

[5] Phanxicô, Tông hiến Praedicat Evangelium, 4.

[6] Tài liệu làm việc cho Giai đoạn châu lục của Thượng Hội đồng Giám mục về tính hiệp hành 2021-2024, 99.

[7] CELAM - ECCLESIAL ASSEMBLY, Towards a Synodal Church going out to the peripheries. Reflexiones y propuestas pastales de la Primera Asamblea Eclesial de América Latina y El Caribe, Bogotá, CELAM, 2022, 133..

[8] Cf. S. MAZZOLINI, The Church is essentially missionary, Rome, LEG, 1999, 102-111 y 232-251.

[9] Cf. S. DIANICH, Chiesa estroversa, Milan, Paulines, 1987, 114.

[10] Cf. C. M. GALLI, "The Missionary People of God," in: G. TANGORRA (ed.), The Church Mystery and Mission. Fifty years after "Lumen Gentium" (1964-2014), Vatican, Lateran University Press, 2016, 251-290.

[11] “Los fieles (sancti) se alimentan con el Cuerpo y la Sangre de Cristo (sancta) para crecer en la comunión con el Espíritu Santo (koinônia) y comunicarla al mundo” (Catecismo de la Iglesia Católica, 948).

[12] Cf. P. Ricoeur, Introducción a la simbólica del mal, Buenos Aires, La Aurora, 1976, 141-165.