$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH VÀ TÌNH YÊU GIÚP CHO THẦN HỌC LUÂN LÝ GIẢI THÍCH NIỀM TIN

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 181 | Cật nhập lần cuối: 5/16/2022 8:19:46 PM | RSS

ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH VÀ TÌNH YÊU

GIÚP CHO THẦN HỌC LUÂN LÝ GIẢI THÍCH NIỀM TIN

Đức giáo hoàng Phanxicô ĐGH gặp gỡ các tham dự viên trong một Hội Nghị Quốc tế về Thần học Luân lý, và thúc giục các thần học gia trợ giúp biến kinh nghiệm về đời sống gia đình và niềm vui trở thành cơ hội làm phong phú lãnh vực nghiên cứu của họ và Giáo Hội rộng lớn hơn.

Đại Học Giáo Hoàng Gregorian và Học viện Thần Học Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đang tổ chức Hội Nghị Quốc tế về Thần học Luân lý từ ngày 11 đến ngày 14.5, tập trung vào Amoris Laetitia – Niềm vui của Tình yêu- nhân kỷ niệm đánh dấu 5 năm ngày Tông Huấn này của ĐGH Phanxicô về gia đình ra đời.

Hôm Thứ Sáu, ĐGH đã gặp gỡ các tham dự viên trong hội nghị và chia sẻ suy tư về cách mà gia đình có thể mở ra những con đường mới để suy tư trong việc nghiên cứu của thần học luân lý.

Ngài kêu gọi các nhà thần học luân lý hãy “nhìn sự thiêng liêng phong phú phát xuất từ gia đình.” Đức Giáo Hoàng nói, gia đình là “Giáo Hội địa phương”, trong đó, lời cầu nguyện và tình yêu hòa quyện với những điều cụ thể của đời sống hằng ngày góp phần cho sự trưởng thành của từng thành viên trong gia đình.

Các Gia Đình Phải Đối Mặt Với Những Trở Ngại Lớn

ĐGH Phanxicô nói rằng các gia đình trên toàn cầu đang phải đối mặt với sự căng thẳng lớn, và thần học luân lý phải tính đến khía cạnh này trong đời sống người Kitô hữu.

Ngài thêm rằng, người trẻ thì phải đối mặt với những trở ngại khổng lồ để xây dựng một gia đình riêng của họ khi kết hôn và có con cái.

Thần học luân lý phải chấp nhận những thách thức mà các gia đình chịu đựng và nói chuyện với các họ bằng một ngôn ngữ khắc phục những tương phản và cổ võ “một sự sáng tạo mới”.

Các Gia Đình Biến Đổi Giáo Hội

Vì thế, ĐGH nói, các gia đình đóng một vai trò chủ đạo trong “sự biến đổi việc truyền giáo của Giáo Hội” và “thay đổi mục vụ”, thêm rằng, các bộ môn thần học khác nhau nên làm việc cùng nhau để khai thác tốt hơn về chiều sâu của hôn nhân và gia đình.

Ngài kêu gọi các thần học gia suy gẫm về câu hỏi “Ngày hôm nay, làm thế nào các gia đình Kitô giáo có thể làm chứng cho Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô – ngay trong chính những niềm vui và vất vả, gắng sức của hôn nhân, trong vai trò làm cha mẹ, và tình yêu huynh đệ của họ?

Kinh Nghiệm Cụ Thể Về Sự Thật

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng Giáo Hội hiệp hành được xây dựng trên việc đối thoại với dân của Thiên Chúa, đặc biệt trong một vấn đề trọng tâm cho đời sống Kitô hữu là gia đình

Ngài thêm rằng, các gia đình chứa đầy sự phong phú về thiêng liêng, và do đó, cung cấp điểm suy tư quan trọng cho thần học luân lý.

ĐTC nói thần học và chăm sóc mục vụ nên hỗ trợ lẫn nhau trong khi tuyên bố các gia đình là nơi mà Thiên Chúa bày tỏ các ân phúc của Ngài và kêu gọi mỗi người chúng ta trưởng thành.

Làm Chứng Cho Niềm Vui Của Thiên Chúa

Đức Thánh Cha nói rằng, sự phân định là điều cần thiết trợ giúp các nhà thần học và các mục tử nhận ra “mối liên hệ không thể tách rời giữa nhận thức và sự tốt lành.”

Luân lý Ki tô giáo khác xa với chủ nghĩa luân lý, bởi tập trung vào ân huệ của Chúa Thánh Thần làm phát sinh việc thực hành bác ái.

Đức thánh Cha kết luận, các thần học gia được kêu gọi khám phá các mối liên hệ giữa ân sủng và sự tự do, các nhân đức và luật lệ, cũng như tính đa dạng của ngôn ngữ và sự độc nhất của agape (tình yêu)

*** Agape nói đến loại tình yêu mạnh mẽ nhất, cao quý nhất: tình yêu hy sinh. Tình yêu agape không chỉ là một cảm giác - nó là một hành động của ý chí. Đây là tình yêu mà Thiên Chúa dành cho dân của Ngài và chính tình yêu này đã thúc đẩy Con Một Ngài - Chúa Giêsu, hy sinh và hiến thân vì tội lỗi chúng ta. Chúa Giêsu là tình yêu hy sinh (agape) được nhân cách hóa. Các Kitô hữu phải yêu thương nhau bằng tình yêu agape, như được thấy trong dụ ngôn Chúa Giêsu kể về người Samaritanô nhân hậu (Lc 10, 25-37).

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Chuyển ngữ từ: https://www.vaticannews.va/