$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
ĐTC - Kinh Truyền Tin

VƯƠNG QUYỀN CỦA CHÚA KITÔ BIỂU THỊ BẰNG SỰ THẬT, PHỤC VỤ, và SỰ SỐNG

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 210 | Cật nhập lần cuối: 11/23/2021 8:44:41 AM | RSS

VƯƠNG QUYỀN CỦA CHÚA KITÔ BIỂU THỊ BẰNG SỰ THẬT,

PHỤC VỤ, và SỰ SỐNG

Hôm Chúa Nhật XXXIV- Lễ Trọng Thể Chúa Kitô Vua, trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, ĐTC Phanxicô đã suy tư về Vương quyền của Chúa Kitô: Chúa Giêsu đến không phải để thống trị, nhưng để phục vụ người khác. Và các Kitô hữu cũng được kêu gọi làm như vậy, tìm kiếm sự thật về tình yêu vô bờ bến của Chúa Giêsu, Đấng giải thoát chúng ta khỏi những yếu đuối của chúng ta. Sau đây là nguyên văn bài chia sẻ của Đức Thánh Cha:


VƯƠNG QUYỀN CỦA CHÚA KITÔ BIỂU THỊ BẰNG SỰ THẬT,  PHỤC VỤ, và SỰ SỐNG

Anh Chị Em thân mến,

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, kết thúc với một tuyên bố khẳng định của Chúa Giêsu khi Ngài nói “Ta là vua” (Ga 18,37). Ngài nói những lời này trước mặt Philatô, trong khi đám đông đang gào thét kết án Ngài với cái chết. Ngài nói “Ta là vua” và đám đông gào thét để kết án chết cho Chúa. Thật hoàn toàn tương phản. Giờ quan trọng đã đến. Trước đó, dường như Chúa Giêsu không muốn dân chúng tôn Ngài làm vua: chúng ta hãy nhớ lại thời điểm sau khi Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, Ngài đã rút lui để cầu nguyện (x. Ga 6,14-15)

Sự thật rằng vương quyền của Chúa Giêsu hoàn toàn khác với vương quyền của thế gian. Ngài nói với Phila tô “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18,36). Ngài không đến để cai trị nhưng để phục vụ. Ngài không đến giữa những dấu chỉ của quyền lực, nhưng với quyền năng của các dấu chỉ. Ngài không mặc cẩm bào đắt giá, nhưng lại bị trần trụi trên thập giá. Và nhờ vào những dòng chữ được đặt trên thập giá mà Ngài được xác định như là “vua” (x. Ga 19,19). Vương quyền của Chúa Giêsu thực sự khác xa với những giá trị loài người! Chúng ta có thể nói rằng Ngài không giống như các vua khác, nhưng Ngài là Vua của những vì vua khác, cho những người khác. Chúng ta hãy suy tư điều này: trước mặt Philatô, Đức Kitô nói rằng Ngài là vua vào lúc mà đám đông đang chống lại ngài; còn khi đám đông đi theo và tung hô Ngài làm vua, thì Ngài lại tách mình ra khỏi lời tung hô này. Điều này có nghĩa là, Chúa Giêsu cho thấy rằng Ngài có quyền tối thượng thoát khỏi ham muốn của danh vọng và vinh quang trần thế. Và chúng ta- cật vấn chính mình- chúng ta có biết bắt chước Chúa về khía cạnh này hay không? Chúng ta có biết cách để kiểm soát khuynh hướng luôn muốn được săn đón và tán thưởng, hoặc là chúng ta làm mọi thứ để được những người khác quý trọng? Vì thế, tôi hỏi: điều gì là quan trọng? Sự hoan nghênh hay phục vụ là quan trọng trong những gì chúng ta làm, cụ thể liên quan đến sự dấn thân của chúng ta?

Chúa Giêsu không chỉ thoát ra khỏi việc tìm kiếm bất kỳ sự to tát, vĩ đại nào thuộc trần gian, nhưng Ngài cũng làm cho những tâm hồn của những ai theo Ngài cũng được tự do và có quyền tối thượng. Anh Chị Em thân mến, Chúa giải thoát chúng ta khỏi bị ảnh hưởng của tội lỗi. Vương quốc của Ngài là sự giải phóng, không có gì có thể áp bức vương quốc của Chúa. Ngài đối xử với từng môn đệ như là bạn của Ngài, chứ không phải như là một thần dân. Cho dẫu Ngài vượt lên trên tất cả mọi vương quyền, Chúa vẫn không có ranh giới phân chia giữa Ngài và những người khác. Thay vào đó, Chúa muốn có những anh chị em để chia sẻ niềm vui của Ngài (x. Ga 15,11). Khi theo Chúa, chúng ta không bị mất mát bất cứ thứ gì – không có gì để mất cả, không- nhưng chúng ta có được phẩm giá bởi vì Đức Kitô không muốn có những người phục vụ xung quanh Người, nhưng là những con người tự do. Và – bây giờ, chúng ta có thể cật vấn chính bản thân mình- tự do của Chúa Giêsu có từ bao giờ? Chúng ta khám phá ra bằng việc quay trở lại lời tuyên bố khẳng định của Người ở trước mặt Philatô “Tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 18,37)

Tự do của Chúa Giêsu bắt nguồn từ sự thật. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta (x. Ga 8,32). Nhưng sự thật của Chúa Giêsu không phải là một ý tưởng, cái gì đó trừu tượng: sự thật của Chúa Giêsu là một thực tại, chính Người đã làm nên sự thật ở bên trong chúng ta để giải thoát chúng ta khỏi những điều bịa đặt và giả dối ở bên trong chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi những ngụy biện. Ở với Chúa Giêsu, chúng ta trở thành sự thật. Đời sống của một người Kitô hữu không phải là một vở kịch mà bạn có thể đeo mặt nạ phù hợp nhất với mình. Vì khi Chúa Giêsu ngự trị trong trái tim, Người giải thoát con tim khỏi thói đạo đức giả, khỏi sự hèn nhát, khỏi sự giả tạo. Bằng chứng tuyệt nhất cho thấy Chúa Kitô là Vua của chúng ta là việc Chúa tách rời chúng ta khỏi những gì làm hoen ố cuộc sống, khiến cuộc sống trở nên mơ hồ, đục mờ và buồn bã. Khi cuộc sống thật mơ hồ - một chút đây đó- đó là một cuộc sống buồn, quá buồn luôn. Dĩ nhiên, chúng ta phải luôn đối mặt với những giới hạn và khuyết điểm của mình: vì tất cả chúng ta là những tội nhân. Nhưng khi chúng ta sống dưới quyền của Chúa Giêsu, chúng ta không trở nên hư hỏng, chúng ta không trở thành giả dối, có khuynh hướng che đậy sự thật. Chúng ta không sống cuộc sống hai mặt. Hãy ghi nhớ điều này kỹ: tất cả chúng ta đều là tội nhân, đúng thế; nhưng hư hỏng, không bao giờ, không bao giờ. Là tội nhân, đúng; nhưng hư hỏng, thì không bao giờ. Xin Đức Maria giúp chúng ta mỗi ngày biết tìm kiếm sự thật của Chúa Giêsu, Vua của Vũ trụ, Đấng giải thoát chúng ta khỏi sự nô lệ thế gian và dạy chúng ta cai trị những thói xấu của mình.

Nt. Têresa Ngọc Lễ, OP

Chuyển ngữ từ: https://www.vatican.va/