$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
ĐTC - Kinh Truyền Tin

TÌM KIẾM NHỮNG ĐỊA VỊ HƠN SỰ PHỤC VỤ LÀ MỘT CĂN BỆNH TINH THẦN

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 216 | Cật nhập lần cuối: 10/20/2021 6:28:56 AM | RSS

Đức Thánh Cha Phanxicô:

TÌM KIẾM NHỮNG ĐỊA VỊ HƠN SỰ PHỤC VỤ LÀ MỘT CĂN BỆNH TINH THẦN

Trong bài chia sẻ buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 17/10, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng có một thứ tâm lý trần tục cám dỗ cả những người Công Giáo: thích “trải nghiệm mọi thứ, bao gồm của những mối quan hệ, để nuôi dưỡng tham vọng của chúng ta, để trèo lên những nấc thang để thành công, vươn tới những vị trí quan trọng.” Sau đây là nguyên văn bài chia sẻ của Đức Thánh Cha:

A picture containing crowdDescription automatically generated

Anh Chị Em thân mến,

Bài Tin Mừng hôm nay, Mc 10,35-45, kể lại câu chuyện hai môn đệ, Giacôbê và Gioan, xin Chúa một ngày nào đó được ngồi bên Chúa trong vinh quang, như thể họ là “những bộ trưởng” hay là những chức vụ nào đó tương tự. Nhưng những môn đệ khác khi nghe thấy vậy liền tỏ ra bực tức. Lúc đó, Chúa Giêsu kiên nhẫn cho họ một giáo huấn quan trọng. Đó là: vinh quang thực có được không phải do giành được nhờ bởi vượt lên trên những người khác, nhưng là cùng chịu một phép rửa mà Đức Giêsu chịu, mà sau đó ít lâu Người sẽ chịu tại Giê ru sa lem, nghĩa là nơi thập giá. Vậy điều đó có nghĩa là gì? Từ “phép rửa” nghĩa là “nhấn chìm”: qua cuộc Khổ nạn của người, Đức Giêsu đã dìm mình vào trong cái chết, trao ban sự sống của Người để cứu chúng ta. Vì thế, vinh quang của Người, vinh quang của Thiên Chúa, là tình yêu, tình yêu trở nên phục vụ, chứ không phải quyền lực tìm kiếm sự thống trị. Không phải thứ quyền lực tìm cách thống trị, không! Nhưng là tình yêu, tình yêu trở nên phục vụ. Như vậy, Đức Giêsu kết thúc giáo huấn của Người dành cho các môn đệ và cũng nói với chúng ta “ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em”

Chúng ta đứng trước hai loại lý luận khác nhau: các môn đệ muốn nổi bật lên, còn Đức Giêsu lại muốn dìm chính Ngài xuống. Chúng ta hãy dừng lại ở hai động từ này.

Động từ thứ nhất là nổi lên. Nó diễn tả tinh thần thế tục mà chúng ta luôn luôn bị cám dỗ: trải nghiệm mọi thứ, bao gồm cả những mối quan hệ, để nuôi dưỡng tham vọng của chúng ta, để trèo lên nấc thang của thành công, để đạt tới những vị trí quan trọng. Việc tìm kiếm uy tín cá nhân có thể trở thành một căn bệnh tinh thần, giả tạo bản thân ngay cả đằng sau những ý định tốt lành: ví dụ như, đằng sau những điều tốt mà chúng ta làm hoặc rao giảng, thực ra là chúng ta tìm mình và khẳng định chính mình mà thôi, tức là chúng ta vượt lên trên và chúng ta leo lên cao, và chúng ta nhận thấy điều này ngay cả trong Giáo Hội…Bao nhiêu lần rồi, là những Ki tô hữu- đáng lẽ chúng ta phải trở nên là người phục vụ- thì chúng ta lại cố gắng leo lên, cố gắng đứng đầu. Vì thế, chúng ta luôn luôn cần đánh giá những ý định thực sự nơi trái tim của chúng ta, chúng ta phải tự hỏi mình “Tại sao tôi lại đang thực hiện công việc này, trách nhiệm này? Để phục vụ hoặc là để được người khác nhận thấy, để được người khác ca tụng, khen ngợi. Đức Giêsu đã đối lại cái lý luận thế gian bằng lý luận của Ngài: thay vì tự đề cao mình hơn người khác, hãy rời khỏi bục của mình để phục vụ người khác; thay vì đưa mình lên cao hơn người khác, thì hãy dìm mình, hòa mình vào trong đời sống của những người khác. Tôi đang xem chương trình A Sua Immagine do Caritas thực hiện để không một ai có thể bị đói, thiếu ăn: quan tâm đến cái đói của người khác, quan tâm đến nhu cầu, thiếu thốn của người khác. Sau đại dịch, có nhiều người, và rất nhiều người rơi vào tình cảnh thiếu thốn và còn nhiều hơn nữa. Hãy tìm cách để dìm mình vào trong sự phục vụ hơn là trèo lên cao để tìm vinh quang cho mình.

Động từ thứ hai: dìm mình/hòa mình. Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta phải dìm chính bản thân chúng ta. Làm thế nào để chúng ta có thể làm được điều này. Hãy có lòng trắc ẩn đối với những người chúng ta gặp gỡ. Chúng ta đang quan tâm đến nạn đói: nhưng chúng ta có lòng trắc ẩn với cái đói của rất nhiều người hay không? Khi chúng ta có một bữa ăn trước mặt mình, đó là ân huệ từ Chúa ban và chúng ta có thể hưởng dùng, nhưng cũng có nhiều người không đủ thức ăn cho cả tháng. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó. Và hãy nhấn chìm chúng ta vào lòng trắc ẩn để có lòng trắc ẩn, chứ không phải là có một thống kê trong bách khoa toàn thư. Không! Họ là con người. Tôi có lòng trắc ẩn với con người không? Lòng trắc ẩn với những con người mà tôi gặp gỡ, giống như Đức Giêsu đã làm như vậy với tôi, với bạn, với tất cả chúng ta, Ngài đến gần chúng ta bằng lòng trắc ẩn. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa chịu đóng đinh, hãy nhấn toàn bộ những lịch sử bị thương tích của chúng ta vào trong Ngài, và chúng ta sẽ khám phá cách làm việc của Thiên Chúa. Chúng ta thấy rằng Người không ở trên trời cao nhìn xuống chúng ta, nhưng đã hạ mình để rửa chân cho chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu là sự tự hạ, khiêm nhường, chứ không phải là nâng mình lên, nhưng là cúi xuống như mưa rơi xuống trái đất và đem lại sự sống.

Nhưng làm thế nào chúng ta có thể áp dụng cùng một hướng đi như Chúa Giêsu, đi từ nâng cao bản thân đến dìm mình, từ tâm lý của uy tín, uy tín thế gian, đến của sự phục vụ, sự phục vụ của người Kitô hữu? Sự tận tâm, dâng hiến là cần thiết, nhưng điều đó là chưa đủ. Điều này khó, nhưng không phải là không thể, vì chúng ta có một sức mạnh bên trong trợ giúp chúng ta. Đó là sức mạnh của Bí tích Rửa tội, của sự dìm mình trong Chúa Giêsu mà tất cả chúng ta đã nhận được nhờ ân sủng hướng dẫn chúng ta, thúc đẩy chúng ta theo Người thay vì tìm kiếm lợi ích của mình, nhưng đặt mình phục vụ người khác. Đó là ân sủng, một ngọn lửa mà Thánh Linh đã nhen nhóm trong chúng ta cần được nuôi dưỡng. Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần đổi mới ân sủng của Bí tích Rửa tội trong chúng ta, đó là việc hòa mình vào Chúa Giêsu, theo cách hiện hữu của Người, để trở nên giống tôi tớ hơn, trở thành những người phục vụ như Người đã ở với chúng ta.

Và chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Mẹ: Mẹ - dù Mẹ là người vĩ đại nhất – nhưng đã không tìm cách vươn lên, nhưng là tôi tớ khiêm nhường của Chúa, và hoàn toàn đắm mình trong sự phục vụ của chúng ta để giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Chuyển ngữ: https://www.vatican.va/

https://www.vatican.va/content/francesco/en/events/event.dir.html/content/vaticanevents/en/2021/10/17/angelus.html