$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
ĐTC - Kinh Truyền Tin

THIÊN CHÚA YÊU THÍCH CƯ NGỤ GIỮA CHÚNG TA, TRONG “CHUỒNG BÒ” CỦA CHÚNG TA

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 194 | Cật nhập lần cuối: 1/4/2022 9:38:44 PM | RSS

THIÊN CHÚA YÊU THÍCH CƯ NGỤ GIỮA CHÚNG TA,

TRONG “CHUỒNG BÒ” CỦA CHÚNG TA

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật đầu tiên của Năm Mới (2/1/2022), Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích chúng ta hãy mời Chúa Giêsu vào trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt nơi những vùng tối, nơi “chuồng bò của chúng ta”- vì “Thiên Chúa yêu thích cư ngụ giữa chúng ta,” vì “Chúa Giêsu là ánh sáng của Thiên Chúa bước vào bóng tối của thế gian”.

THIÊN CHÚA YÊU THÍCH CƯ NGỤ GIỮA CHÚNG TA, TRONG “CHUỒNG BÒ” CỦA CHÚNG TA

Anh Chị Em thân mến,

Phụng vụ hôm nay cho chúng ta cụm từ thật đẹp, khi mà chúng ta luôn đọc trong Kinh Truyền Tin và chính trong cụm từ đó tiết lộ cho chúng ta ý nghĩa Giáng Sinh. Cụm từ đó là “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14). Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta. Nếu chúng ta suy nghĩ về những lời này, thì chúng ta thấy ở trong những lời đó chứa đựng một nghịch lý. Những lời này mang đến hai điều đối nhau: Lời và xác phàm. “Lời” chỉ ra rằng Chúa Giêsu là Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, vô hạn, luôn hiện hữu, có trước mọi thụ tạo; mặt khác “xác phàm” chỉ ra chính thực tại được tạo dựng của chúng ta, mong manh, giới hạn, phải chết. Trước Chúa Giêsu có đó hai thế giới tách biệt: Trời đối lập với đất, vô hạn đối lập với hữu hạn, tinh thần đối lập với vật chất. Và có đó một đối nghịch khác trong Lời Tựa nơi Tin Mừng của Thánh Gioan, một nhị nguyên khác: lời và xác phàm là một nhị nguyên; và có thêm một nhị nguyên khác là ánh sáng và bóng tối (x.c. 5). Chúa Giêsu là ánh sáng của Thiên Chúa, Đấng đã đi vào trong bóng tối của thế gian. Ánh sáng bóng tối. Thiên Chúa là ánh sáng: trong Ngài chẳng có bóng tối; đối nghịch lại, trong chúng ta có rất nhiều bóng tối. Lúc này đây, nơi Chúa Giêsu, ánh sáng và bóng tối gặp nhau: thánh thiện và tội lỗi, ân sủng và tội lỗi. Chúa Giêsu, việc sự nhập thể nơi Chúa Giêsu chính là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, giữa ân sủng và tội lỗi.

Tin Mừng loan báo gì về những đối cực này? Thật tuyệt vời: đó là cách thức hoạt động của Thiên Chúa. Trước sự mong manh của chúng ta, Thiên Chúa không rút lui. Người không ở lại trong nơi vĩnh hằng diễm phúc của Người và trong ánh sáng vô tận của Người, nhưng Người đến gần, trở thành xác phàm, đi vào trong bóng tối, cư ngụ vào trong những vùng xa lạ với Người. Tại sao Thiên Chúa lại hành động như thế? Tại sao Người ngự xuống đến với chúng ta? Người i hành động như thế vì Người không cam chịu để chúng ta lạc lối với Người, lạc xa vĩnh cửu, xa ánh sáng. Đây là công trình của Thiên Chúa: đến ở giữa chúng ta. Nếu chúng ta thú nhận bản thân mình chẳng có giá trị, điều này sẽ chẳng ngăn cản được Thiên Chúa đến với chúng ta. Nếu chúng ta từ chối Chúa, Người sẽ không mỏi mệt để tìm kiếm chúng ta. Nếu chúng ta không sẵn sàng và muốn đón tiếp Chúa, Người vẫn thích đến với chúng ta. Và nếu như chúng ta đóng cửa, Người chờ đợi. Thiên Chúa thực sự là Vị Mục tử Tốt lành. Và hình ảnh đẹp nhất của Người Mục Tử Tốt lành là gì? Là Lời đã mặc lấy xác phàm để chia sẻ cuộc đời của chúng ta. Chúa Giêsu là Vị Mục Tử Tốt lành, Đấng đến để tìm kiếm chúng ta ngay tại nơi chúng ta ở: trong những vấn đề của chúng ta, trong đau khổ của chúng ta… Người đến nơi đó.

Anh Chị Em thân mến, thường thì chúng ta giữ khoảng cách với Thiên Chúa vì chúng ta nghĩ chúng ta chẳng có giá trị gì với Người vì rất nhiều lý do khác. Và đó là sự thật. Nhưng Giáng Sinh mời gọi chúng ta hãy nhìn mọi thứ theo cách mà Thiên Chúa nhìn. Thiên Chúa mong ước nhập thể. Nếu con tim của bạn xem ra bị hoen ố quá nhiều bởi điều xấu xa, nếu như trái tim của bạn có vẻ ngổn ngang, thì làm ơn đừng đóng kín bản thân mình lại, đừng sợ: Người sẽ đến. Hãy nghĩ đến máng cỏ ở Be-lem. Chúa Giêsu sinh ra ở đó, trong sự nghèo khó như thế, để nói với chúng ta rằng, chắc chắn là Chúa không ngại viếng thăm con tim bạn, không ngại ở lại trong con tim nhếch nhác của bạn đâu. Và đây là từ ngữ: cư ngụ. Cư ngụ là động từ được dùng trong Tin Mừng hôm nay: diễn tả một sự chia sẻ hoàn toàn, sự thân mật tuyệt vời. Và đây là những gì Thiên Chúa muốn: Người muốn cư ngụ với chúng ta, Ngài muốn cư ngụ trong chúng ta, chứ không muốn ở xa chúng ta.

Và tôi hỏi mình, hỏi bạn, hỏi tất cả chúng ta: chúng ta có muốn dành chỗ cho Chúa không? Có người sẽ nói “Tôi không có dành chỗ cho Chúa”; còn nếu nói có, thực tế thì sao? Có lẽ có những khía cạnh của cuộc sống mà chúng ta muốn giữ lấy cho mình, đó là những không gian riêng biệt hoặc bên trong nội tâm mà chúng ta sợ Tin Mừng sẽ đi vào trong đó, nơi mà chúng ta không muốn Thiên Chúa can dự vào. Ngày hôm nay, tôi mời các bạn hãy sống cụ thể. Những gì bên trong của tôi mà tôi tin chắc là Thiên Chúa không ưa thích? Những không gian nào mà tôi tin rằng tôi không muốn Thiên Chúa đến vì đó là nơi chỉ dành cho tôi thôi? Từng người trong chúng ta cần cụ thể, và trả lời điều này. “Vâng, có, tôi mời Chúa đến, nhưng mà cái này thì xin Người đừng chạm đến, và điều này, không, và cái này…” Mỗi người đều có tội của mình- chúng ta hãy gọi tên tội đó ra. Và Người không sợ những tội lỗi của chúng ta: Thiên Chúa đến cứu chữa chúng ta. Ít nhất là chúng ta hãy để cho Chúai thấy nó, để cho Người thấy tội. Hãy can đảm và hãy nói với Người “Chúa ơi, con đang ở trong tình trạng này, nhưng con lại không muốn thay đổi. Nhưng xin Chúa đừng xa con.” Đó là lời cầu nguyện thật đẹp. Hôm nay, chúng ta hãy chân thành thưa với Chúa điều này.

Trong những ngày Giáng Sinh này, sẽ thật rất tốt nếu chúng ta đón Chúa ở nơi đó. Làm thế nào đây? Ví dụ như, bạn hãy dừng lại trước Hang đá, bởi vì hang đá cho chúng ta thấy Chúa Giêsu đã đến cư ngụ trong tất cả thực tại của chúng ta, trong đời sống thường ngày, nơi mà mọi thứ chẳng suôn sẻ, nơi có rất nhiều những vấn đề: nào là chúng ta phải đổ lỗi cho một trong số người họ, cho những người khác là vì lỗi của người khác. Chúa Giêsu đến: những người chăn chiên làm việc vất vả, Hêrôđê đe dọa trẻ thơ vô tội, nghèo khó… Nhưng ở giữa tất cả những điều ấy, ở giữa nhiều vấn đề thế đó –thậm chí ở những vấn đề của chúng ta- có Thiên Chúa, có Thiên Chúa, Đấng muốn ở với chúng ta. Và Chúa chờ đợi chúng ta trao cho Người những tình cảnh của chúng ta, những gì chúng ta đang sống. Vì thế, trước Hang đá, chúng ta hãy nói chuyện với Chúa Giêsu về những cảnh huống thực của mình. Chúng ta hãy chính thức mời Ngài vào trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt vào những vùng tối: “Lạy Chúa, Chúa xem đi, ở đây không có ánh sáng, không có điện, nhưng xin Chúa đừng chạm đến, bởi vì con không muốn rời bỏ tình trạng này”. Hãy thưa rõ ràng và cụ thể với Chúa. Những vùng tối, trong “những chuồng bò nội tâm” của chúng ta. Và chúng ta cũng đừng sợ để nói với Chúavề những vấn đề xã hội, về những vấn đề của giáo hội, những vấn đề của thời đại chúng ta, thậm chí những vấn đề cá nhân, cả những điều tệ hại nhất, vì Thiên Chúa yêu thích cư ngụ trong chuồng bò của chúng ta.

Xin Mẹ Thiên Chúa, mà qua Mẹ, Lời đã thành xác phàm, giúp chúng ta vun trồng tình thân mật hơn với Chúa.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Chuyển ngữ từ:

https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2022/documents/20220102-angelus.html