$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
ĐTC - Kinh Truyền Tin

LỜI CHÚA PHẢI ĐƯỢC “NGHIỀN GẪM LẠI” MỚI ĐƯA DẪN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI TỪ BÊN TRONG

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 261 | Cật nhập lần cuối: 11/2/2021 8:18:56 AM | RSS

LỜI CHÚA PHẢI ĐƯỢC “NGHIỀN GẪM LẠI” MỚI ĐƯA DẪN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI TỪ BÊN TRONG

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 31/10/2021 với các tín hữu tại Quảng Trường Thánh Phê rô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ những suy niệm dựa trên bài Tin Mừng Chúa Nhật XXXI Thường Niên. Ngài nhấn mạnh rằng: Để điều răn quan trọng được thực thi trong mỗi ngày, Lời Chúa phải được “nghiền gẫm lại” trong cuộc đời của chúng ta. Vì Lời Chúa quá bổ dưỡng đến nỗi phải được nghiền gẫm lại trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đưa dẫn đến sự biến đổi từ bên trong.

Sau đây là nguyên văn bài chia sẻ của ĐTC

Anh chị em thân mến,

Bài Tin Mừng hôm nay trình bày một người kinh sư đến hỏi Đức Giêsu “Thưa Thầy, điều răn nào trọng nhất” (Mc 12, 28). Bằng việc trích dẫn Kinh Thánh, Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của vị kinh sư và khẳng định rằng giới răn quan trọng nhất là yêu mến Thiên Chúa; và từ giới răn này dẫn đến điều răn thứ hai, như là kết quả tự nhiên: yêu người thân cận như chính mình (x. c. 29-31). Nghe câu trả lời này, người kinh sư không chỉ nhận ra rằng điều này đúng, nhưng khi làm như vậy, ông ta lập lại cùng những lời mà Đức Giêsu đã nói “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” (c. 32-33)

Tuy nhiên, chúng ta có thể tự hỏi, tại sao người kinh sư cảm thấy cần phải lặp lại những lời mà Đức Giêsu nói? Sự lập lại này sẽ làm cho chúng ta cảm thấy ngạc nhiên hơn nếu chúng ta biết rằng Tin Mừng của Thánh Marco, vị Thánh sử có một lối văn phong rất súc tích. Vậy việc lập lại này có ý nghĩa gì? Việc lập lại đó là một lời giáo huấn dành cho tất cả chúng ta, những ai đang lắng nghe Lời Chúa. Vì Lời Chúa không thể được đón nhân như bất kỳ loại tin tức nào khác. Lời Chúa phải được lập lại, nhắc lại, để trở nên của riêng của mỗi người, được bảo vệ. Truyền thống đan tu đã sử dụng một thuật ngữ táo bạo, nhưng lại rất cụ thể. Đó là: Lời Chúa phải được “nghiền gẫm lại”. “Nghiền gẫm lại” Lời Chúa. Chúng ta có thể nói rằng Lời Chúa quá bổ dưỡng đến nỗi phải được nghiền gẫm lại trong mọi khía cạnh của cuộc sống: như Đức Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực của chúng ta (x. c. 30). Lời Chúa phải được vang vọng lại, vang vọng, nhắc lại trong chúng ta. Khi có sự vang vọng trong nội tâm, lặp lại chính Lời Chúa, thì điều này có nghĩa là Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng ta. Và Ngài sẽ nói với chúng ta, như Ngài đã làm với người kinh sư khôn ngoan trong Tin Mừng “Con không còn xa Nước Thiên Chúa nữa đâu.” (c. 34)

Anh Chị Em thân mến, Chúa không tìm kiếm những nhà chuyên môn chú giải Kinh Thánh, nhưng Ngài tìm kiếm những tâm hồn ngoan ngoãn, biết đón nhận Lời của Ngài, và để cho Lời Chúa biến đổi từ bên trong con người của họ. Đây là lý do tại sao việc luôn luôn làm quen với Tin Mừng, luôn có Tin Mừng ở trong tay – như là một cuốn Tin Mừng nhỏ để trong túi của chúng ta, là điều quan trọng, vì là để chúng ta có thể đọc và đọc đi đọc lại, và rồi để say mê Tin Mừng. Khi chúng ta làm điều này, Đức Giêsu, Lời của Chúa Cha, đi vào bên trong tâm hồn của chúng ta, trở nên thân tình với chúng ta và chúng ta sinh hoa trái trong Ngài. Chúng ta hãy lấy ví dụ Tin Mừng của ngày hôm nay: nếu chỉ đọc, chỉ hiểu thôi chưa đủ, nhưng chúng ta còn cần phải yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận. Điều cần thiết của điều răn này, “điều răn lớn lao” phải vang vọng bên trong chúng ta, được đồng hóa và trở thành tiếng lương tâm của chúng ta. Với cách thức này, điều răn lớn lao không còn là những chữ chết, nhưng Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho hạt giống của Lời nảy mầm bên trong chúng ta. Và Lời Thiên Chúa là lời sống động và hữu hiệu (x. Dt 4, 12). Vì thế, từng người trong chúng ta có thể trở nên một “bản dịch” sống động, khác biệt và duy nhất của Lời tình yêu mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta. Đây là những gì mà chúng ta nhận thấy nơi cuộc sống của các Thánh. Không ai trong các thánh giống như nhau, các ngài khác biệt nhau, nhưng cùng chung Lời của Thiên Chúa.

Vì thế, ngày hôm nay chúng ta hãy lấy mẫu gương của người kinh sư này. Chúng ta hãy lập lại lời của Đức Giêsu, để cho những lời của Người vang vọng bên trong chúng ta “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình”. Và chúng ta hãy cật vấn chính mình: điều răn này có thực sự định hướng cuộc đời của tôi hay không? Điều răn này có vang xa vào trong đời sống hằng ngày của tôi hay không? Sẽ tốt biết bao nếu tối nay, trước khi đi ngủ, chúng ta hãy xét mình về Lời này, để xem coi ngày hôm nay chúng ta có yêu mến Thiên Chúa, và chúng ta đã làm một việc tốt nhỏ nhoi nào cho những người mà chúng ta gặp gỡ hay chưa. Mong rằng mỗi một cuộc gặp gỡ đều đưa tới một điều tốt đẹp nho nhỏ, một chút tình yêu khởi đi từ Lời này. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà Lời của Thiên Chúa nhập thể trong lòng, dạy cho chúng ta cách đón lấy lời sống động của Tin Mừng vào trong tâm hồn của chúng ta.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Chuyển ngữ từ: https://www.vatican.va/content