$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Suy tư văn hóa

ĐỂ KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 232 | Cật nhập lần cuối: 4/2/2022 10:44:10 AM | RSS

ĐỂ KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

Hãy quy định về mức lương tối thiểu, để không ai bị bỏ lại phía sau”, đó là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thư gởi vào dịp lễ Phục sinh 2020, ngày 12. 4. 2020. Khi đó cũng là thời điểm toàn thế giới đối diện với đại dịch Covid-19 đang bùng phát. Vì chưa được tiếp cận vaccine nên khi phải đương đầu với sự lây lan theo tốc độ chóng mặt gây ảnh hưởng sâu rộng tới các sinh hoạt và nhất là tới vận mạng con người, những biện pháp khả thi nhất để giới hạn nguy cơ lây nhiễm là: giãn cách xã hội, ngừng các hoạt động tập trung đông người, phong tỏa những vùng có người nhiễm Covid, hạn chế di chuyển, áp dụng 5 K… Nhưng, cho đến nay, sau hơn 2 năm, với những biến chủng mới, đại dịch Covid-19 vẫn chưa đến hồi chấm kết…

Trong Hội nghị thảo luận về “Báo cáo về nghèo đói ở Châu Âu năm 2021 và việc Chăm sóc” (Cares! European poverty report 2021) vào hạ tuần tháng hai, năm 2022 vừa qua, Tổ chức Caritas Âu Châu hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha về việc quy định mức thu nhập tối thiểu cho những đối tượng dễ bị tổn thương như người di cư, người lao động lớn tuổi, người khuyết tật, đặc biệt những người có hoàn cảnh khó khăn và phụ nữ. (x. www.vaticannews.va)

Việc làm và phúc lợi

Trong hệ thống phúc lợi xã hội của một quốc gia phát triển, người lao động có việc làm ổn định, có thu nhập, có bảo hiểm sức khoẻ, và các loại bảo hiểm xã hội khác. Hệ thống phúc lợi xã hội được xây dựng từ luật pháp, ngân sách quốc gia, tiền đóng thuế từ nguồn lực lao động, thị trường việc làm, của cải được tích lũy nhằm tái phân phối cho người lao động khi họ bị thất nghiệp. Hơn nữa, hệ thống phúc lợi xã hội còn có mức trợ cấp dành cho trẻ em, người cao tuổi, người bệnh, người khuyết tật, vốn là những người không thể lao động. Mức trợ cấp này tùy thuộc vào chính sách phúc lợi xã hội và ngân sách quốc gia, nhưng vẫn đạt mục đích để giúp những người nhận trợ cấp có một cuộc sống tương đối ổn định và an toàn.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, vào năm 2020 tổng dân số Việt Nam là 97,3 triệu dân. Trong đó có 55,8 triệu dân ở tuổi lao động từ 15-64 tuổi. Cũng theo một nguồn dữ liệu thống kê năm 2020, cấu trúc dân số Việt Nam hiện nay có: tổng số trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm 23.19% dân số; có 68.94% dân số ở tuổi từ 15-64 tuổi, và tổng số người cao niên từ tuổi 65 trở lên chỉ chiếm 7.87% dân số. Từ thống kê này, chúng ta sẽ nhận ra là có khoảng 2/3 dân số Việt Nam ở tuổi lao động, số người cao niên quá tuổi lao động, người khuyết tật, người đau bệnh không thể làm việc, và trẻ em dưới 15 tuổi chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số. Trang thống kê này cũng cho biết tổng dân số của Việt Nam vào năm 2021 là khoảng 98,5 triệu dân. (x. worldbank.org ; https://www.statista.com ; statista.com 2017-2021)

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam, thiết nghĩ thực tế còn rất xa để có thể cung cấp mức thu nhập tối thiểu cho mọi trẻ em, người cao niên, người khuyết tật không thể lao động để họ có điều kiện sinh sống cơ bản. Phải chăng việc quy định để có thu nhập cơ bản cho những người sống phụ thuộc trong hộ gia đình, là vấn đề quá rộng lớn trên phạm vi luật pháp xã hội, nguồn ngân sách, tổ chức hành chánh và sự vận hành trong việc trợ cấp mức lương cơ bản cho mọi người không có thu nhập…

Trợ cấp căn bản

Theo quy định hiện hành về mức trợ cấp của xã hội Việt Nam, người cao niên trên 80 tuổi, trẻ em mồ côi cha mẹ không có nơi nương tựa, người khuyết tật không có khả năng lao động và phải hội đủ thủ tục hành chánh, hộ khẩu thường trú tại địa phương thì được lãnh mức trợ cấp khoảng 360.000 đồng /tháng. Theo quy định chung của Liên hiệp quốc, khi người dân người dân sống ở mức 1.9 USD /ngày (tương đương 45.000 đồng) thì được xếp vào người sống ở mức nghèo khổ. Như vậy với mức tiền trợ cấp 360.000 đồng /người / tháng, thì có thể chỉ đủ chi phí cuộc sống của 1 người ở mức sống nghèo khổ trong khoảng một tuần. Số tiền trợ cấp này mang ý nghĩa góp phần chia sẻ lương thực cơ bản cho người yếu thế trong xã hội hiện nay, chứ không đủ để sống trong một tháng, dẫu rằng chỉ với mức sống của người nghèo khổ. (x. https://sotuphap.haugiang.gov.vn)

Trong 2 năm qua, vì đại dịch Covid nên việc buôn bán, sản xuất, trường học, các dịch vụ v.v… ngưng hoạt động, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng khiến cho người lao động phổ thông mất việc làm, nhu cầu sinh sống mỗi ngày thêm khó khăn. Người nghèo tìm kế mưu sinh bằng những việc theo thời vụ, không ổn định như công nhân, nhân viên hành chánh, y tế, giáo dục hay các nghề dịch vụ v.v… Người lao phổ thông cũng không có bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, lương hưu như người có hợp đồng lao động, họ đang “bị bỏ lại phía sau” hệ thống bảo hiểm xã hội dành cho người lao động. Trong cấu trúc việc làm ở xã hội hiện nay, trong tổng số nguồn lực lao động khoảng 55 triệu người lao động thì chỉ khoảng 22% người lao động có hợp đồng lao động và có bảo hiểm xã hội. Như vậy khoảng ¾ trong tổng số người lao động ở Việt Nam thuộc nhóm lao động phổ thông, cuộc sống của gia đình họ tùy thuộc vào việc làm và thu nhập mỗi ngày. Hơn nữa, khi người lao động trụ cột của gia đình không đi làm thì đời sống của gia đình họ thực sự bế tắc dưới mức nghèo khổ. (x. http://hdll.vn/vi/nghien-cuu)

Hãy quy định về mức lương tối thiểu, để không ai bị bỏ lại phía sau” - lời kêu gọi từ 2 năm trước, càng trở nên khẩn thiết hơn trong giai đoạn “bình thường hóa với dịch Covid” hiện nay. Cuộc sống xã hội trở lại hoạt động bình thường, việc giữ để tránh lây nhiễm dịch bệnh là lựa chọn của mỗi cá nhân. Các sinh hoạt buôn bán, việc làm được hoạt động trở lại nhưng còn ảm đạm. Việc làm không có nhiều, vật giá leo thang theo giá xăng thế giới vì tình hình chiến sự tại Ukraine. Khi các gia đình lao động phổ thông từng ngày phải đối diện với tình trạng việc làm thất thường, thu nhập bấp bênh. Là người Kitô hữu, là tu sĩ, chúng ta làm gì để ổn định cuộc sống của gia đình, cộng đoàn và quan tâm giúp người lân cận, để mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định trong đời sống mới. Hẳn nhiên giải quyết việc làm cho mọi người lao động là giải pháp để tháo gỡ gút thắt của nghèo đói, nhưng đâu là hành động cụ thể?

Chúng ta đang cùng trên con thuyền cuộc sống, hơn bao giờ hết chúng ta ý thức sự liên đới và liên lụy với nhau trong bối cảnh dịch Covid, các sinh hoạt, nhu cầu sinh sống, việc làm. Chúng ta cần làm gì để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong nhu cầu sinh sống tối thiểu xứng hợp với phẩm giá con người. Việc chia sẻ các nhu yếu phẩm cho những người yếu thế như trẻ em, người lớn tuổi, người khuyết tật và các phụ nữ, luôn là lời mời gọi hiệp thông chia sẻ trong liên đới, để góp phần bảo vệ phẩm giá con người mà Thiên Chúa đã tạo dựng.

“Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ chúng con.

Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến chúng con và dủ lòng thương chúng con.

Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho chúng con” (Ds 6, 24-26).

Nt. Maria Emmanuel Hồng Yến, OP.