$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Suy tư văn hóa

ĐỂ DÙNG QUỸ THỜI GIAN TRONG NGÀY

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 218 | Cật nhập lần cuối: 5/11/2022 8:11:33 AM | RSS

ĐỂ DÙNG QUỸ THỜI GIAN TRONG NGÀY

ĐỂ DÙNG QUỸ THỜI GIAN TRONG NGÀY

Cuối năm 2020, Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) công bố kết quả khảo sát về việc người dân từ một số quốc gia trên thế giới sử dụng thời gian hằng ngày của họ và qua đó cũng nói lên điều kiện sống của cá nhân.

Việc sử dụng thời gian

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế trên 23 quốc gia trong mẫu nghiên cứu về việc dùng thời gian trong ngày và điều kiện sống cho thấy rằng, dù khác địa lý, văn hoá nhưng người dân trên toàn cầu cùng có điểm chung về việc dùng quỹ thời gian trong ngày trên 3 lãnh vực chính: đi làm, ngủ nghỉ, và các sinh hoạt khác như ăn uống, làm việc nhà, mua sắm, chăm sóc bản thân, giải trí, giao tế xã hội, thiện nguyện… Tuy nhiên, chi tiết về việc sử dụng quỹ thời gian cũng có nhiều khác biệt tuỳ theo điều kiện kinh tế, nét văn hóa riêng.

Một cách cụ thể, cách dùng thời gian trong ngày dựa trên mức độ trung bình của mọi người dân ở tuổi từ 15-64 (kể cả người đi làm cũng như người không đi làm) cho thấy: Số lượng thời gian đi làm có trả lương nơi người dân ở Trung Quốc (315 phút) và Mexico (302 phút) cao khoảng gấp đôi so với người dân ở Pháp (170 phút) và Ý (149 phút). Điều này cũng cho thấy mô hình chung: người dân ở nước giàu có hơn thì dành thời gian lao động có lương ít hơn người dân ở quốc gia có kinh tế thấp hơn.

Sự khác biệt về văn hóa cũng đóng vai trò trong việc dành thời gian để ăn uống nghỉ ngơi. Việc dành thời gian để ăn uống nơi Người Pháp (133 phút), Ý (126 phút), Tây Ban Nha (127 phút), còn người Anh (79 phút) và một số quốc gia ở châu Âu có ít hơn một chút. Trong khi đó, mỗi ngày người dân Mỹ dành thời gian cho việc ăn uống (63 phút) đây là lượng thời gian ít nhất so với người dân của các quốc gia trong nhóm nghiên cứu.

Còn về thời gian ngủ nghỉ trung bình trong 1 ngày, kết quả khảo sát cho biết người người dân Mỹ (8 giờ 48 phút), còn người dân Hàn Quốc (7 giờ 48 phút) là lượng thời gian ít nhất so với các quốc gia khác. (x. https://ourworldindata.org/time-use-living-conditions )

Cách sử dụng thời gian

Nói chung, cách sử dụng thời gian thường tùy thuộc vào nhịp sinh hoạt trong đời sống xã hội, điều kiện kinh tế cũng như yếu tố văn hóa địa phương. Hơn nữa giá trị đạo đức, lối sống và mức độ ưu tiên của cá nhân trong mỗi công việc cũng tác động cách sử dụng thời gian của mỗi người.

Trong ngày sống, thời gian dành cho việc làm, nghỉ đêm thường cố định, nhưng thời gian để làm việc nhà, đi mua sắm, chăm sóc bản thân, ăn uống, giải trí, học tập giao tế xã hội, làm việc thiện nguyện… thường tùy thuộc vào ý thức giá trị đạo đức và sự lựa chọn của cá nhân. Lẽ thường, người ta “dành thời gian” và tâm trí thực hiện những việc quan trọng, “tiết kiệm thời gian” đối với những việc thao tác nhịp nhàng, “sắp xếp thời gian” để chu toàn việc bổn phận. Với nhịp sống công nghệ mạng, thực tế cũng cho thấy khi cá nhân không có kế hoạch sắp xếp mức độ ưu tiên cho các sinh hoạt vào thời gian rảnh rỗi, thì người ta cũng dễ “lãng phí thời gian” để phiêu lưu vào thế giới ảo, lần lượt lướt qua những trang mạng như thói quen thiếu mục đích. Uổng phí hơn nữa, khi có thời gian rảnh và không ý thức việc nên làm, thì người ta cũng “giết thời gian” vào những việc không cần thiết. Trong thời công nghệ số, chúng ta cũng dễ có khuynh hướng tìm hiệu năng công việc, sao cho làm được nhiều việc với lượng thời gian ít nhất. Khi cán cân đo lường việc làm “nhanh, gọn” bị ứng dụng trong tương quan giao tiếp cá vị thì ta cũng khó kiên nhẫn chấp nhận “mất thời gian” để lắng nghe, thấu hiểu, thu thập thông tin chính xác, … để cùng nhau giải gỡ gút thắt của sự bất đồng quan điểm hoặc xung đột.

Vậy thì phải chăng, ý thức sống phút giây hiện tại là nguyên tắc căn cốt để bản thân biết “dùng thời gian” thực hiện việc cần thiết, “sắp xếp thời gian” làm những việc bổn phận, “tiết kiệm thời gian” vào công việc nhịp nhàng và không “lãng phí thời gian rảnh rỗi” vào những hoạt động thiếu mục tiêu?

Lạy Chúa xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống

Ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (TV 90, 12)

Nt. Maria Emmanuel Hồng Yến, OP