$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Kinh Mân Côi cho gia đình

MẦU NHIỆM THƯƠNG

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 275 | Cật nhập lần cuối: 10/27/2022 7:31:08 PM | RSS

MẦU NHIỆM THƯƠNG

Những nhân đức nào Đức Giê-su đã học từ Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se

để chuẩn bị đối diện với những mầu nhiệm này?

MẦU NHIỆM THƯƠNG

1. Mầu nhiệm thứ nhất: Đức Giê-su hấp hối trong Vườn Dầu

“Đức Giê-su lên Núi Ô-liu. Các môn đệ cũng theo Người. Và Người đi cách các ông một quãng… và quỳ gối cầu nguyện rằng:” Cha ơi, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này, nhưng xin đừng theo ý con,mà xin theo ý Cha.” (Lc 22, 39. 42).

* Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã học nơi Mẹ Ma-ria và Thánh Giu-se cách cầu nguyện và phó thác vào Chúa Cha.

Cha mẹ muốn đồng hành đức tin với con cái mình cần chú ý đến những thay đổi của chúng, vì họ biết rằng kinh nghiệm tâm linh không áp đặt nhưng đề nghị trong sự tự do. Điều quan trọng là con cái nhìn thấy một cách cụ thể đối với cha mẹ chúng việc cầu nguyện thật sự là quan trọng. Bởi thế, những khoảnh khắc cầu nguyện trong gia đình và những diễn tả lòng đạo đức bình dân có thể có sức loan báo Tin mừng mạnh hơn bất kì lớp giáo lý hay bài giảng đạo nào.” (AL 288).

* Những việc cầu nguyện nào chúng ta thích thực hiện với nhau như một gia đình ? Đọc kinh làm phép trước bữa ăn? Thánh lễ? Kinh Mân côi? Giờ Kinh tối trước khi đi ngủ? Việc nào khác?

2. Mầu nhiệm thứ hai: Đức Giê-su bị đánh đòn

“Phi-la-tô phóng thích tên Ba-ra-ba cho họ, còn Đức Giê-su, thì sau khi truyền đánh đòn, ông trao cho họ đóng đinh vào thập giá.” (Mt 27, 26).

Đức Giêsu học nơi Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se biết chịu đựng những bất công vì lòng yêu mến

Trong đời sống gia đình không thể để bao trùm lối nghĩ thống trị lẫn nhau và sự cạnh tranh để xem ai là người thông minh hơn hay quyền lực hơn, vì như thế sẽ làm hủy diệt tình yêu. Lời khuyên cho gia đình sau đây cũng thật đáng giá: “Tất cả anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.” (AL 98).

* Đôi khi chúng ta có phóng thích “Ba-ra-ba” trong gia đình chúng ta không? Trong những tình huống nào? Điều đó có tốt hay không? Chúng ta hãy cầu nguyện để luôn chọn Chúa Giê-su.

3. Mầu nhiệm thứ ba: Đức Giê-su bị đội mão gai

Lính điệu Đức Giê-su vào bên trong dinh. Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người. Rồi chúng diễu cợt chào bái Người: “Vạn tuế đức vua dân Do thái!” (Mc 15:16-18).

Đức Giê-su học nơi Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se sống nhẫn nhục khi bị nhạo báng vì yêu chúng ta.

Tình yêu luôn luôn bao hàm một ý thức thương cảm sâu xa dẫn tới việc chấp nhận người khác như một phần của thế giới này, ngay cả khi người ấy hành động khác với kì vọng của tôi.” (AL 92).

* Tôi đã cư xử thế nào với các thành viên gia đình khi họ không làm như tôi mong muốn? Tôi có chấp nhận họ không? Tôi có giận dữ? Tôi có chế nhạo? Tôi có kiên nhẫn?

4. Mầu nhiệm thứ tư: Chúa vác Thánh giá

Rồi họ điệu Đức Giê-su đi, chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi cọi là Cái Sọ. Đang khi đi, chúng gặp một người Ky-rê-nê, tên là Si-mon, chúng bắt ông vác thập giá của Người. (x. Ga 19, 16; Mt 2, 32).

Đức Giê-su học nơi Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se điều này: để yêu, chúng ta cần mạnh mẽ, kiên cường và để cho người khác giúp đỡ chúng ta.

[Tình yêu] chấp nhận mọi sự trái ý với một tinh thần tích cực. Nghĩa là [tình yêu thì] đứng vững ngay giữa lòng môi trường thù nghịch. Đó là một tình yêu bất chấp tất cả, ngay cả trong những lúc hoàn cảnh lôi kéo sang hướng khác. (AL118). Trong đời sống gia đình, cần vun xới sức mạnh của tình yêu này. (AL 119).

* Bằng cách nào mà chúng ta phát huy sự kiên cường như một gia đình? Chúng ta đối diện với những khó khăn thế nào?

5. Mầu nhiệm thứ năm: Đức Giê-su bị đóng đinh

Đức Giê-su, Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.”… rồi, sau đó, bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín, và Đức Giê-su kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở. (Ga 19, 26-27; Lc 23, 44-46).

Đức Giê-su học nơi Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se thế nào là tình yêu đích thực.

Nếu gia đình luôn qui hướng về Đức Ki-tô, Người sẽ hiệp nhất và soi sáng toàn thể đời sống của gia đình. Những khổ đau và những vấn đề của gia đình trải nghiệm trong sự thông hiệp với Thập Giá của Chúa, và được Người ôm lấy sẽ giúp gia đình chịu đựng được những thời khắc tồi tệ. Trong những ngày giờ khắc đen tối nhất của đời sống gia đình, [việc kết hợp với Đức Giê-su bị bỏ rơi, Đấng sẽ chuyển hóa những khó khăn và đau khổ thành một hiến lễ tình yêu]” (x. AL 317).

* Những hoàn cảnh khó khăn nào chúng ta đã hoặc đang trải nghiệm trong gia đình? Chúng ta hãy gắn bó với Chúa Giê-su bằng tình yêu và dâng lên Ngài tất cả những khó khăn đó.

Nt. Maria Trần Thị Sâm, OP

Chuyển ngữ từ: https://www.popesprayer.va/amoris-laetitia-rosary-for-the-family/