$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Điểm sách

TOTTO-CHAN BÊN CỬA SỔ

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 185 | Cật nhập lần cuối: 6/9/2022 8:27:50 AM | RSS

TOTTO-CHAN BÊN CỬA SỔ

Tên sách: Totto-Chan Bên Cửa Sổ

Tác giả: Tetsuko Kuroyanagi

Chuyển ngữ: Anh Thư (Bản cũ), Trương Thùy Lan (Bản mới) Nhà xuất Bản Hội Văn hóa, 1981, 103 trang.

1. Đôi nét về Tác giả

Quyển sách có tên Totto Chan – bên cửa sổ, là một câu chuyện có thật của chính tác giả Tetsuko Kuroyanagi, một diễn viên, ngôi sao truyền hình, vận động viên người Nhật.

2. Nội dung cuốn sách

Là cuốn sách dành cho trẻ em bán chạy nhất Nhật Bản. Hình ảnh của nhân vật chính, Totto Chan, luôn được diễn tả qua nét vẽ một em bé, đội nón, mặc áo lạnh trắng có nón trùm đầu, chân đi tất trắng và đang trong tư thế ngồi. Khuôn mặt của em tuy được tô má hồng nhưng nét mặt không tươi, đôi mắt em như đang nhìn thẳng vào độc giả như muốn nói điều gì đó.

Sách gồm 13 chương, viết về trường Tô-mô-e và ông Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si, người sáng lập và điều hành trường này.

Ngay chương 1, tác giả giới thiệu hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là việc bé Totto bị đuổi học. Không giống như những đứa trẻ khác, mới lên 6 tuổi, Totto đã phải chuyển trường 2 lần. Và may mắn thay, trường To-mo-e đã “cưu mang” và cho em những điều tốt đẹp nhất.

Những chương sau kể lại những kỷ niệm tươi đẹp và rực rỡ niềm vui của cô bé Totto dưới mái trường To-mo-e thân mến. Nơi đó có thầy hiệu trưởng, có các bạn, và có những bài học quý giá đã làm thay đổi cách nhìn và lối sống của bé Totto.

Cả gia đình tuyệt vời của bé Tetsuko có bố là nghệ sĩ dương cầm, mẹ là vận động viên bóng rổ và chú chó Rocky rất thông minh nhanh nhẹn, đều tạo điều kiện để Tetsuko được lớn lên với đúng khả năng và sở thích của mình.

Như vậy, câu chuyện được đan xen bởi những kỷ niệm vui có, buồn có, mặc dù đó chỉ là những nỗi buồn con trẻ nhưng cũng làm người đọc rơi nước mắt. Tất cả đã là hành trang, là thứ đã làm nên con người Totto-chan dũng cảm, biết yêu thương và thành công như ngày hôm nay.

3. Những điều tâm đắc từ câu chuyện

Qua câu chuyện, ta thấy được sự quan trọng và cần thiết trong việc giáo dục của nhà trường và gia đình. Thầy hiệu trưởng Kobayashi đã luôn quan tâm đến việc phát triển kĩ năng mềm cho học sinh, giúp các em có cơ hội mở rộng tầm nhìn qua việc được đi dã ngoại, được tìm hiểu về cây cối, động vật, được tự do nhảy múa và còn có thể ở lại trường chơi sau giờ tan học. Nhờ đó, giờ học đối với các học sinh không còn là những tiết học nặng nề, căng thẳng, nhưng những kiến thức khô khan lại được lồng ghép trong những điều hết sức giản dị, gần gũi mà các em đã cảm nghiệm từ gia đình, và cuộc sống.

Việc cho các em được tự do chọn lựa môn học mình thích là một phương pháp giúp giáo viên theo dõi và thực sự hiểu học sinh từ lớp thấp đến lớp cao - hiểu rõ hứng thú cũng như cách suy nghĩ và đặc điểm của mỗi em.

Sự kết hợp trong việc giáo dục ở trường và tại gia đình giúp ích rất nhiều. Các em được dạy để thể hiện lòng biết ơn đối với ba mẹ, và những gì ba mẹ đã làm cho mình. Việc chăm sóc sức khỏe cho các em qua những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng với “món của núi, món của biển” cũng được chú ý đặc biệt. Ranh giới giàu nghèo bị xóa nhòa trong ngôi trường tràn ngập tình yêu thương. Các học sinh đến đây dù có khác biệt nhưng đều cùng nhau học tập, vui chơi như anh chị em dưới một mái nhà.

Câu chuyện đề cập đến vai trò của các thầy cô giáo, những người đang làm nhiệm vụ gieo hạt. Thật vậy, thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của các em khi ở trường. Vì thế ảnh hưởng của các thầy cô trong việc phát triển nhân cách cho các học sinh là rất lớn. Những lời nói khích lệ, động viên, trao cho học sinh niềm tin vào bản thân mình, để chúng được tự do khám phá, trải nghiệm, và làm bất cứ thứ gì chúng muốn. Việc lắng nghe, tìm hiểu rõ từng học sinh để giúp chúng lớn lên và hòa nhập như chúng là. Như trường hợp của Totto-chan hiếu động, nghịch ngợm, bị hết trường này đến trường kia từ chối thì lại được thầy Kobayashi đón nhận và lắng nghe như hai người lớn với nhau. Chính sự giáo dục tiến bộ của thầy đã chắp cánh cho ước mơ của những đứa trẻ trong Totto-chan bên cửa sổ bay cao và trở thành hiện thực.

Được nuôi dạy trong gia đình có tư tưởng tiến bộ là một điều rất may mắn mà Totto-chan đã có được. Việc cha mẹ tôn trọng, tin tưởng vào con của mình là một điều hết sức cần thiết. Nó giúp con trẻ được là chính mình, có cơ hội được khám phá và phát triển. Mẹ của Totto-chan đã làm được điều này. Bà đã kiên nhẫn lắng nghe và thấu hiểu con của mình. Luôn hỏi lý do thay vì trách móc. Thay vì thất vọng vì con gái bị đuổi học hết lần này đến lần khác, mẹ của Totto-chan vẫn quyết tâm tìm bằng được ngôi trường phù hợp với con mà không hề nghĩ rằng con mình là đứa hư hỏng. Mẹ Totto-chan lặng lẽ chuyển trường cho con mà không nói cho cô bé biết vì sợ con gái mình sẽ tự ti. Để có một Tetsuko dũng cảm, can đảm và tài năng như ngày nay, thực sự phải cảm ơn người mẹ luôn thấu hiểu, giữ lời hứa và tạo mọi khả năng để con mình phát triển.

Totto-chan bên cửa sổ không phải câu chuyện có những tình tiết bất ngờ nhưng vẫn khiến người đọc không thể rời mắt. Chính sự hồn nhiên, đáng yêu của cô bé Totto-chan và cái tâm của những người làm giáo dục đã độc giả ở lại tới trang cuối cùng. Và thực, cũng mong muốn con em mình được học tập và vui chơi tại một ngôi trường tuyệt vời như Totto-chan.

Nt. Maria Nguyễn Nhật Tường Anh, OP