$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Điểm sách

THÔNG ĐIỆP TẤT CẢ LÀ ANH EM FRATELLI TUTI

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 193 | Cật nhập lần cuối: 3/24/2022 3:31:02 PM | RSS

THÔNG ĐIỆP TẤT CẢ LÀ ANH EM FRATELLI TUTI

Tên sách: Thông điệp Tất Cả Là Anh Em (Fratelli Tuti)

Tác giả: Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Chuyển ngữ: Petrus Anh

Ban hành: Ngày 23/ 10/ 2020

Thông điệp Fratelli Tuti chủ yếu viết cho mọi người: người Công giáo, người không Công giáo, người nghèo, người giàu,... giữa bối cảnh của nạn đại dịch Covid 19 nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn và hòa bình hơn. Nội dung chính của thông điệp chủ yếu nói về tình huynh đệ và tình thân hữu xã hội.

1. Nội Dung Thông Điệp

Thông điệp Fratelli Tuti gồm 8 chương:

Chương 1: Mây đen phủ trùm một thế giới đóng kín để lại những con người bị tổn thương ở bên vệ đường, những con người bị loại trừ bị vứt bỏ.

Chương 2: Đề cập tới một người lạ đang bị thương mà chúng ta gặp trên đường, đối mặt với thực tế này có hai thái độ xảy ra: hoặc tiếp tục đi hoặc dừng lại, hoặc ôm lấy hoặc loại trừ những con người xa lạ đó. Những loại hình chọn lựa đó sẽ quyết định và xây dựng giá trị tôn giáo, chính trị, văn hóa mà chúng ta là.

Chương 3: Hình dung về một thế giới mở: Thiên Chúa là tình yêu phổ quát và chừng nào chúng ta còn là một phần của tình yêu này và chúng ta chia sẻ nó thì chúng ta được mời gọi sống tình anh em phổ quát, đó là sự cởi mở, không có sự phân biệt đối xử trong một tương quan vượt qua hàng rào của thành kiến, của sự loại trừ, vv.

Chương 4: Hướng đến một trái tim được mở ra cho toàn thế giới, trong đó chúng ta sống tình bạn xã hội, chúng ta tìm kiếm điều tốt đẹp, đạo đức, một nền đạo đức xã hội chân chính bởi vì chúng ta chúng ta hiểu chúng ta là một phần của tình huynh đệ, chúng ta được mời gọi sống tình liên đới và gặp gỡ với nhau.

Chương 5: Trình bày về một nền chính trị tốt hơn, nền chính trị phù hợp với một thế giới mở và phù hợp với một trái tim rộng mở của con người: chính trị vì thiện ích chung; chính trị vì con người và cho con người, chương này là một chương rất đặc biệt.

Chương 6: Nhấn mạnh tới việc đối thoại, tức là cánh cửa mở ra với toàn thế giới và xây dựng tình thân hữu huynh đệ và đây cũng là cửa sổ cho chính trị tốt hơn. Theo Đức Thánh Cha, chúng ta hãy đối thoại trong sự tôn trọng và tìm kiếm sự thật, đối thoại sinh ra văn hóa gặp gỡ nghĩa là đối thoại trở thành một thế giới, một đam mê và một khát vọng.

Chương 7: Đề cập tới những nẻo đường mới hướng đến một thế giới hạnh phúc tốt đẹp vì cuộc sống của con người.

Chương 8: Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa nhấn mạnh đến tình liên đới giữa con người với con người và tha thiết kêu gọi mỗi người hãy mang lấy trách nhiệm không ngừng kiến tạo và xây dựng một thế giới, một Giáo hội và xã hội tốt đẹp và bình đẳng hơn.

2. Điều Tâm Đắc của Thông Điệp

Qua lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp Fratelli Tuti, tôi nhận thấy bản thân mình đang là một phần trong xã hội mà nơi đó có biết bao nhiêu thành phần con người khác nhau. Tôi cũng ý thức mình được tạo dựng viên mãn trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi và do đó cũng được thay đổi và thanh luyện nhờ đụng chạm và tiếp xúc với những đau khổ, khó khăn và thử thách hằng ngày. Hơn nữa, với câu chuyện quen thuộc về Người Samaritanô nhân hậu được đề cập trong số 56 của thông điệp, tôi cũng nhận ra lời mời gọi dám bước ra khỏi chính mình để đi đến với người khác, đặc biệt những người đang đau khổ, bất hạnh, những người không cùng tôn giáo, vv. với niềm hy vọng tất cả sẽ là anh em của nhau theo như lời mời gọi của Vị Cha Chung đáng kính.

Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Bích Trâm, OP