$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Điểm sách

THÔNG ĐIỆP SPE SALVI

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 217 | Cật nhập lần cuối: 6/9/2022 9:09:34 AM | RSS

THÔNG ĐIỆP SPE SALVI

Tên sách: Thông Điệp Spe Salvi – Về Hy Vọng Kitô Giáo

Tác giả: Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI

Ban hành ngày 30/ 11/ 2007

1. Đôi Nét về Tác giả

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sinh ngày năm 1927 tại Đức quốc, với tên gọi là Joseph Alois Ratzinger. Thông thạo 10 ngôn ngữ, Ngài là học giả uyên thâm về Thần học và Triết Học với hơn 30 tác phẩm lớn nổi tiếng.

Nguyên là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger là cánh tay mặt của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về tư tưởng, triết lý cũng như Thần Học. Ngày 19/ 4/ 2005, ngài được bầu chọn làm Giáo Hoàng và chọn Hoàng Hiệu là Bênêđictô XVI.

2. Đôi Nét về Thông Điệp Spe Salvi

Thông Điệp thứ hai này, Spe Salvi, tập trung vào đề tài niềm hy vọng Kitô Giáo.

Được bắt đầu bằng câu của Thánh Phaolô gửi Giáo Đoàn Rôma: “Spe Salvi Facti Sumus – chúng ta được cứu độ trong hy vọng”.

Bao gồm phần dẫn nhập và 8 chương, gồm 50 số chia thành các đề mục sau:

I- Đức Tin là Niềm Hy Vọng

II- Quan Niệm về Niềm Hy Vọng Dựa Vào Đức Tin trong Tân Ước và Giáo Hội Sơ Khai

III- Sự Sống Đời Đời – Là Gì?

IV- Phải chăng Niềm Hy Vọng của Kitô Giáo là có Tính Cách Cá Nhân Chủ Nghĩa?

V- Việc Biến Đổi của Niềm Hy Vọng theo Đức Tin trong Thời Đại Tân Tiến

VI- Hình Thái Đích Thực của Niềm Hy Vọng Kitô Giáo

VII- “Những Khung Cảnh” để Học Hỏi và Thực Hành Niềm Hy Vọng:

1) Cầu Nguyện là một Học Đường Dạy Hy Vọng,

2) Hoạt Động và Khổ Đau là những Khung Cảnh Học Hỏi Hy Vọng,

3) Phán Xét là một Khung Cảnh Học Hỏi và Thực Hành Hy Vọng;

VIII- Mẹ Maria là "Ánh Sao của Niềm Hy Vọng”.

Những ý chính của Thông điệp Spe Salvi

- Trong Thông điệp Spe Salvi, Đức Bênêđictô XVI đã diễn tả mối tương quan giữa “đức tin” và “đức cậy – hy vọng” trong quan niệm của Kitô giáo thì đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11,1) (SS7). Cho nên có thể nói, nền tảng của niềm hy vọng chính là đức tin. “Đức tin như thế đã mang lại cho chúng ta ngay bây giờ một phần của thực tại mà chúng ta đang mong đợi” (SS 7), nên chúng ta đừng quên và cũng vui lòng chấp nhận bị tước bỏ khỏi những thứ được kể như là “tài sản”, những thứ được xem như đảm bảo cho nền tảng của cuộc sống tại thế. Vì lẽ chúng ta đã tìm thấy cho mình một tài sản tốt hơn, một thứ vĩnh cửu trường tồn so với những gì chóng qua, mau hết. Có thể nói: “đức tin đã mang lại cho cuộc sống một nền tảng mới mẻ, hầu trên đó con người xây dựng tương lai của mình không theo cách thế mà thế giới này coi là bảo đảm đang khi nó chỉ là thứ yếu” (SS 8).

- Đức Bênêđictô XVI còn đề cập về mối bận tâm trong việc đặt lại nền tảng cho những tiến bộ của nhân loại. Một sự tiến bộ sẽ được gọi là vững bền nếu nó được đặt nền tảng trên việc kiếm tìm một thực tại vĩnh cửu, một thực tại đã được hứa cho nhân loại và thực tại ấy đang đến. Đó là thực tại của vương quốc Thiên Chúa cũng chính là thực tại của vương quốc Đức Kitô.

Chúa Giêsu Kitô không đến trần gian để loan truyền một “sứ mạng cách mạng xã hội”, vì Chúa ”không phải là chiến sĩ để giải phóng về chính trị”, nhưng Chúa mang đến cho nhân loại “sự gặp gỡ, họp mặt với Thiên Chúa hằng sống”, như vậy là cuộc gặp gỡ với một niềm hy vọng mạnh mẽ hơn những đau khổ của kiếp nô lệ, và nhờ đó, “niềm hy vọng làm biến đổi từ nội tâm bên trong đời sống và thế giới” (SS 4). Chính nơi cái chết và sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô mà chúng ta có một niềm hy vọng được đảm bảo (SS 6).

- Một dấu chỉ nổi bật của những tín hữu Kitô, họ có tương lai, do họ biết cách tổng quát là cuộc sống của họ không kết thúc trong hư không. Khi tương lai được bảo đảm như một thực tại tích cực thì lúc đó hiện tại trở nên có thể sống được. “Ai có niềm hy vọng thì sống khác biệt hẳn, vì người có niềm hy vọng đã được ban cho cho hồng ân một cuộc sống mới”. Không phải khoa học sẽ cứu chuộc con người nhưng con người sẽ được cứu chuộc bởi Tình Yêu (SS 27). “Từ hy vọng này mà những ai đã “rung động” vì Đức Kitô, lại đem đến niềm hy vọng vươn lên cho những ai đang sống trong tăm tối và vô vọng và chỉ ra cho chúng ta sự sống là gì và có thể tìm thấy nó nơi đâu”(SS 8).

- Câu hỏi về sự dữ và những bất công trong thế giới vừa là câu hỏi không có lời giải đáp, vừa là một cản trở gần như không vượt qua được đối với một số người về sự hiện diện của một Thiên Chúa toàn năng (SS 33). Chỉ tình yêu Ngài mới ban cho chúng ta khả năng nhẫn nại chịu đựng ngày qua ngày, mà không ngừng được khích lệ bởi hy vọng, trong một thế giới mà tự chính bản chất là không hoàn thiện (SS 31).

Đôi Dòng Cảm Nhận

Với thông điệp Spe Salvi, Đức Bênêđictô XVI đã diễn tả một cách súc tích và đầy tính thuyết phục khi dựa vào những mẫu gương của niềm hy vọng như: thánh nữ Josephine Bakhita hay của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận... đã làm cho thông điệp càng trở nên sống động. Với tư tưởng và sự hiểu biết am tường một cách sâu sắc của Đức Bênêđictô XVI với nền Triết Học và Thần Học kể cả ngôn ngữ (La tinh, Hy Lạp...) đã làm cho thông điệp trở nên mang tính giá trị cao đối với những ai muốn nghiên cứu về vấn đề Thần học và mọi người Kitô hữu khi muốn tìm một định hướng cho cuộc đời mình.

Nt. Maria Tường Vy, OP