$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Điểm sách

SỨC MẠNH CỦA ƠN GỌI

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 203 | Cật nhập lần cuối: 6/9/2022 9:14:12 AM | RSS

SỨC MẠNH CỦA ƠN GỌI

Đời Sống Thánh Hiến Ngày Nay

Tên sách: Sức Mạnh Của Ơn Gọi - Đời Sống Thánh Hiến Ngày Nay

Chuyển ngữ: Linh mục Giuse Lê Công Đức

Nhà xuất bản Tôn giáo, 2019, 120 trang

Đây là cuộc trò chuyện kéo dài suốt bốn tiếng đồng hồ tại Santa Marta vào tháng 8/ 2018 giữa Đức Thánh Cha Phanxico và Fernando Prado Ayuso, một nhà truyền giáo Tây Ban Nha, thuộc Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm (CMF).

1. Nội dung quyển sách

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc phỏng vấn gồm 3 phần chính: Nhìn lại quá khứ với lòng tri ân; Sống hiện tại cách niềm say mê; ôm trọn tương lai với niềm hy vọng.

Trong đó Đức Thánh Cha đề cập đến một số vấn đề và những thách đố liên quan đến đời sống thánh hiến trên con đường canh tân theo Công Đồng Vaticano II. Đặc biệt, Ngài nhấn mạnh đến việc phân định về cách thức sống trung tín với đoàn sủng của Đấng sáng lập, sự giao thoa liên văn hóa, sứ vụ được chia sẻ với giáo dân, sự hòa nhập với Giáo Hội, việc đào tạo ơn gọi, sự quân bình giữa ký ức và ngôn sứ…

Ngang qua những cuộc trò chuyện đầy dí dỏm nhưng hết sức sâu sắc của Đức Thánh Cha, với những ví dụ - câu chuyện thiết thực bằng chính cuộc đời và kinh nghiệm thánh hiến của Ngài. Phần nào đó làm toát lên một tâm hồn thánh hiến tràn đầy nhiệt huyết và lòng hăng say của Ngài. Qua đó, Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ sống niềm vui của đời thánh hiến bởi “ở đâu có tu sĩ ở đó có niềm vui”. Khi có niềm vui, có lòng say mê đầy yêu thương của Đức Giêsu họ sẽ tìm được nguồn “sức mạnh” nội tâm.

2. Những điểm tâm đắc

Qua những chia sẻ của Đức Thánh Cha về thách đố và sứ mạng đời sống thánh hiến, phần nào đó đọng lại trong tôi những kinh nghiệm và bài học sâu sắc.

Trước hết, Đức Thánh Cha nói về ơn phân định.

Bởi lẽ, sống trong thời đại 4.0, với sức hút của tiền tài, danh lợi, địa vị… con người phải đứng trước nhiều chọn lựa. Đặc biệt, cuộc đời của người tu sĩ là chuỗi dài hành trình cần được phân định và khám phá bản thân để nhận ra ý Chúa. Có thể nói, ơn phân định là một chìa khóa quan trọng trong đời sống thánh hiến.

Chìa khóa thứ hai mà Ngài gợi lên đó là ba chữ P”. “Pauvreté”: khó nghèo, “Prière”: cầu nguyện, “Patience”: kiên nhẫn. Đây là những tiêu chuẩn để xét một cộng đoàn. Bởi lẽ, theo Đức Thánh Cha khó nghèo là thành lũy bảo vệ đời tu, đồng thời đây cũng là chiều kích giúp con người sống triệt để giá trị Tin Mừng và hoàn toàn phó thác vào bàn tay quan phòng của Chúa. Mặt khác, cầu nguyện chính là trung tâm và hơi thở của đời sống thánh hiến. Gía trị đời tu hệ tại ở sự trung tín, thánh thiện; càng bám rễ sâu vào Chúa, càng tìm được “sức mạnh nội tâm”. Cũng thế, sự kiên nhẫn là điều không thể thiếu trong đời sống cộng đoàn, bởi mỗi người là một cá vị rất riêng tạo nên sự đa dạng và làm phong phú cuộc sống.

Ngoài ra, khi nói về nghệ thuật đối thoại Đức Thánh Cha gợi lên một số câu hỏi: Nếu bạn không biết lắng nghe chị em đang gần bạn, làm sao bạn có thể nghe được Thiên Chúa, Đấng không trực tiếp trước mắt bạn? Nếu bạn không đủ kiên nhẫn với người chị em, làm sao bạn đủ kiên nhẫn với Thiên Chúa? Do đó, biết đối thoại, lắng nghe và đón nhận những khác biệt của nhau là một nhu cầu thiết yếu của đời sống thánh hiến.

Sức mạnh của ơn gọi - Đời thánh hiến ngày nay là cuốn sách giúp tôi nhìn lại dòng chảy cuộc đời dưới lăng kính của quá khứ, hiện tại tương lai. Mỗi khoảnh khắc đều in đậm những dấu ấn làm nên cái “dáng”, cái “nét” độc đáo trong tâm hồn. Đặc biệt, “hãy sống tốt giây phút hiện tại” bởi Chúa yêu chúng ta ngay khi chúng ta là và với những gì chúng ta đang có.

Nt. Maria Trần Thị Nga, OP