$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Điểm sách

NGÀY XƯA CÓ MỘT CON BÒ

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 183 | Cật nhập lần cuối: 3/2/2022 4:21:06 PM | RSS

NGÀY XƯA CÓ MỘT CON BÒ.....

Tác giả: Camilo Cruz

Chuyển ngữ: Nguyễn Hoàng Yến Phương

Nhà Xuất Bản Trẻ, 2011, 150 trang, in lần thứ 28

NGÀY XƯA CÓ MỘT CON BÒ

  1. Nội dung cuốn sách

Cuốn sách có bố cục chặt chẽ gồm 9 phần:

Phần đầu là Chuyện ngụ ngôn về một con bò.

Phần 2. Đừng cho rằng mọi con bò đều kêu ụm…bò…ò…;

Phần 3. Bò nào cũng từng là bê

Phần 4. Bò nào cũng có ba, bảy loại

Phần 5. Nguồn gốc: bò ở đâu ra?

Phần 6. Không nên nhận bất cứ con bò nào người ta tặng cho mình

Phần 7. Làm sao loại bỏ bất cứ con bò nào

Phần 8. Chỉ có một cách để giết một con bò.

Phần 9. Duy trì một khu vực không có bò.

Mở đầu cuốn sách, tác giả kể câu chuyện về một người thầy giáo khôn ngoan và giàu kinh nghiệm muốn truyền đạt lại cho học trò của mình. Ông quyết định cùng học trò tìm đến căn lều nghèo nhất trong vùng và xin trọ lại. Gia đình nghèo này có tám người, tài sản duy nhất của họ là con bò sữa, gia đình họ sống nhờ vào việc chăm bò và bán sữa hàng ngày. Sáng hôm sau, hai thầy trò khởi hành sớm và giết đi con bò của gia đình nghèo đó.

Một năm sau, hai thầy trò quyết định tìm lại ngôi nhà năm xưa mà họ xin trọ để xem tình hình cuộc sống hiện tại của gia đình đó. Bất ngờ xảy ra, căn lều ngày xưa được thay bằng ngôi nhà mới xây khang trang, cuộc sống sung túc hơn rất nhiều. Con bò chính là sợi xích trói họ trong nghèo khổ.

2. Giá trị cuốn sách mang lại

Tuy chỉ vỏn vẹn 150 trang sách nhưng những thông điệp và ý nghĩa của cuốn sách này giúp chúng ta nhận thức rõ nét hơn về bản thân mình.

Từ hình ảnh con bò sữa và gia đình nghèo, tác giả như muốn bạn đọc tự nhìn nhận lại bản thân mình, có khi nào bạn đang rơi vào trường hợp tương tự như gia đình nghèo đó không? Đôi khi chúng ta thường hay tạo sự an toàn cho bản thân mình, từ cách chọn lựa công việc cho đến mọi quyết định trong cuộc sống, hầu hết mọi người điều chọn cho những lựa chọn mang tính an toàn, ít rủi ro và không có nhiều sự đột phá. Chính tâm lý này đã khiến cho mọi người bị kìm hãm sự phát triển và cơ hội đến với mình, cũng giống như con bò đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của cả một gia đình nghèo, bởi lẽ họ cũng gặp phải tâm lý dễ hài lòng và chấp nhận tình cảnh nghèo nàn của mình.

Khởi đầu bằng một câu chuyện mang tính ngụ ngôn vừa ngắn gọn, vừa dễ hiểu, cuốn sách rút ra một bài học sâu sắc nhưng thật đơn giản cho những ai vẫn đang vật lộn tìm kiếm thành công ở đời: những lời bao biện, viện cớ, đổ lỗi chẳng bao giờ giúp được chúng ta thành công hơn; ngược lại, dám dũng cảm đối mặt với sự trì trệ của mình để sẵn sàng tìm ra giải pháp mới là con đường phát triển bền vững.

Từ câu chuyện trên, tác giả cũng giúp chúng ta nhận ra rằng: mỗi người chúng ta đều có những “con bò” như thế nằm sâu trong suy nghĩ và hành động của mình. Những con bò mang tên: “Biện bạch”, “Trung bình”, “Tôi có sao đâu”, hoặc “Đâu phải tại tôi”, cũng có con bò khác mang tên “Tôi cảm thấy bất lực”, hay “Tự huyễn hoặc mình”,…Tất cả những con bò đó đều khiến chúng ta sống hoài cuộc đời tầm thường. Đôi khi vì muốn an phận và che đậy cho những thói quen tiêu cực của bản thân, mọi người thường hay lấy những “con bò” này ra để bao biện cho mình, điều này dần dần sẽ tạo cho chúng ta một thói quen an toàn và không muốn vượt qua giới hạn của bản thân.

Cuốn sách “Ngày xưa có một con bò…” đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ. Trước một vấn đề, có không ít lần tôi đưa ra nhiều lý lẽ, biện bạch để bào chữa cho bản thân. Và, tôi nhận ra rằng nó khiến cho tôi không thể sống một cuộc đời trọn vẹn. Câu chuyện được viết ra một cách tuyệt vời này đã khiến tôi phải suy nghĩ và như đòi tôi phải loại bỏ tất cả sự biện bạch của mình, như tác giả Camilo Cruz mời gọi: “Tiêu diệt những con bò của bạn đi”. Còn bạn thì sao?

Nt. Maria Nguyễn Thị Hồng Hạnh, OP