$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»

Sứ điệp của Đức Thánh Cha về Ngày Thế Giới Cầu nguyện cho Ơn Gọi 2019 “ Can đảm mạo hiểm vì lời hứa của Thiên Chúa”.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1365 | Cật nhập lần cuối: 3/15/2019 9:49:34 PM | RSS

Sứ điệp của Đức Thánh Cha về Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi 2019

“ Can đảm mạo hiểm vì lời hứa của Thiên Chúa”.

Anh Chị Em thân mến,

Sau kinh nghiệm sống động và tràn đầy hoa trái của Thượng Hội Đồng về Người Trẻ hôm tháng 10/2019 vừa qua, và gần đây, chúng ta vừa tổ chức Lần thứ 34 Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại thành phố Panama. Hai sự kiện lớn này để cho Giáo Hội lắng nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần và lắng nghe đời sống của những người trẻ nam, nữ, những câu hỏi và những liên quan của họ, những vấn đề và những hy vọng của người trẻ.

Dựa trên những gì mà cha đã chia sẻ với các con trẻ tại Panama, cha muốn suy tư trong Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi, là làm thế nào lời kêu mời của Chúa làm cho chúng ta thành những người mang theo lời hứa và, đồng thời, đòi buộc chúng ta can đảm để liều lĩnh với Ngài và cho Ngài. Cha sẽ suy tư với mọi người về điều này thật ngắn gọn trên hai khía cạnh này – lời hứa và sự liều lĩnh- như đã xuất hiện trong trình thuật Tin Mừng về lời mời gọi bốn môn đệ đầu tiên ở biển hồ Galilê (Mc 1,16-20).

Hai cặp anh em – Simon và Anrê, Giacôbê và Gioan – sắp sửa thực hiện công việc, nhiệm vụ hằng ngày của họ như là những người đánh cá. Với công việc khắt khe này, họ đã học biết được quy luật của tự nhiên, nhưng đôi khi, khi gió ngược và sóng đánh vào thuyền, họ phải bất chấp tất cả các yếu tố. Có một số ngày, việc đánh bắt cá hoàn lại những cố gắng của họ cách dư dả, nhưng có những ngày, trải qua suốt đêm đánh bắt, lưới vẫn hoàn toàn trống rỗng, và họ phải quay trở lại bờ trong sự mệt mỏi và thất vọng.

Phần lớn cuộc sống là giống như vậy. Mỗi người trong chúng ta cố gắng nhận ra những khao khát sâu xa nhất của người khác; chúng ta tham gia vào các hoạt động mà chúng ta hy vọng sẽ cho thấy sự phong phú, giàu có và chúng ta đưa ra vào “vùng biển” những khả năng trong hy vọng của việc lái theo hướng đúng, một thứ sẽ làm thỏa mãn cơn khát về hạnh phúc của chúng ta. Thỉnh thoảng chúng ta thích thú về một lần đánh bắt tốt, trong khi ở những lần khác, chúng ta cần can đảm để giữ con thuyền của chúng ta khỏi bị sóng đánh, hay bị thất vọng vì lưới của chúng ta chẳng có gì cả.

Như mọi lời kêu gọi, Tin Mừng nói đến một cuộc gặp gỡ. Chúa Giê su đi ngang qua, nhìn thấy những người đánh cá này và đi đến chỗ họ…Điều tương tự này cũng đã xảy ra khi chúng ta đã gặp một người, và chúng ta muốn kết hôn, hay khi lần đầu tiên chúng ta cảm thấy cuốn hút đời sống dâng hiến: chúng ta đã ngạc nhiên bởi một cuộc gặp gỡ, và ở khoảng khắc đó chúng ta thoáng thấy lời hứa của niềm vui có khả năng đem lại sự tròn đầy cho cuộc sống của chúng ta. Ngày đó, ở biển hồ Ga li lê, Chúa Giê su đã đến gần những người ngư phủ này, làm mất đi “sự tê liệt của thói quen” (Bài giảng Ngày Thế Giới Đời Sống Thánh Hiến lần thứ XXII, 2). Và ngay lập tức, Chúa Giê su cho họ lời hứa “Ta sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người” (Mc 1, 17)

Lời mời gọi của Chúa không phải là một sự xâm phạm vào sự tự do của chúng ta; không phải là một “cái lồng” hay một gánh nặng phải chịu. Trái lại, đó là sáng kiến của tình yêu, nhờ đó, Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta và mời gọi chúng ta trở thành một phần của công việc vĩ đại. Ngài mở ra trước mắt chúng ta chân trời của một vùng biển rộng lớn hơn và một mẻ đánh bắt dư tràn.

Thực sự Thiên Chúa mong muốn cuộc sống của chúng ta không trở nên tầm thường và có thể dự đoán được, không bị giam hãm bởi những thói quen hằng ngày, hoặc không có phản ứng trước những quyết định có thể mang lại ý nghĩa. Chúa không muốn chúng ta sống ngày này qua ngày khác, với suy nghĩ là chẳng có gì đáng để đấu tranh, dần dần đánh mất đi những khao khát đi trên những con đường mới và thú vị. Nếu có những lúc Chúa làm cho chúng ta trải nghiệm một “cuộc đánh bắt kỳ diệu, là bởi vì Ngài muốn chúng ta khám phá ra rằng mỗi người trong chúng ta được kêu gọi – trong những cách thức khác nhau- cho những điều lớn lao, và đời sống của chúng ta không nên vướng víu vào trong những cái lưới của sự nhàm chán, thứ là mờ đục trái tim, tâm hồn chúng ta. Mỗi ơn gọi là một lời triệu tập, gọi mời, không đứng ở bờ biển, không cầm lưới trong tay, nhưng là đi theo Chúa Giê su trên con đường mà Ngài đã vạch ra cho chúng ta, vì hạnh phúc của mỗi chúng ta, và vì lợi ích của những người xung quanh chúng ta.

Rất tự nhiên, khi chấp nhận lời hứa này đòi buộc phải có sự can đảm để liều lĩnh đi tới quyết định. Các môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu kêu gọi trở nên một phần của những điều vĩ đại hơn, “ngay lập tức các ông đã bỏ chài lưới mà đi theo Người” (Mc 1, 18). Đáp trả lại lời mời gọi của Chúa Giêsu kéo theo việc chúng ta đặt chính chúng ta trên đường và đối mặt với thách đố lớn lao. Điều này có nghĩa là sẵn sàng bỏ lại phía sau bất cứ thứ gì trói buộc chúng ta trên con thuyền nhỏ của mình và ngăn cản chúng ta thực hiện một sự lựa chọn dứt khoát. Chúng ta được kêu gọi phải dũng cảm và dứt khoát trong việc tìm kiếm kế hoạch của Thiên Chúa trên cuộc đời của chúng ta. Nhìn ra “đại dương” mênh mông của ơn gọi, chúng ta không thể mãi duy trì sự hài lòng ở trên thuyền để vá lại lưới của chúng ta, con thuyền cho chúng ta cảm giác của an toàn, nhưng thay vào đó, chúng ta phải tin cậy vào lời hứa của Chúa.

Cha nghĩ chủ yếu về ơn gọi cho đời sống người Kitô hữu mà tất cả chúng ta đã được nhận lãnh nơi Bí tích Rửa tội. Đời sống người Kitô hữu dạy chúng ta rằng cuộc sống của chúng ta không phải là một sự may mắn nhưng là hơn hết đời sống của chúng ta là một quà tặng: là những đứa con rất yêu dấu của Thiên Chúa, được tập hợp lại trong gia đình vĩ đại của Giáo Hội. Đó là sự quý giá trong cộng đồng giáo hội mà đời sống người Kitô hữu được sinh ra, phát triển, đặc biệt qua phụng vụ. Phụng vụ khai tâm, đưa chúng ta đến lời của Thiên Chúa và ân sủng từ các bí tích, từ khi còn nhỏ, chúng ta được dạy, học về cách cầu nguyện và chia sẻ tình huynh đệ. Cuối cùng, Giáo Hội là người mẹ của chúng ta bởi vì Giáo Hội đưa chúng ta đến cuộc sống mới và dẫn chúng ta đến Đức Kitô. Vì vậy, chúng ta phải yêu mến Giáo Hội, ngay cả khi chúng ta nhìn thấy trên khuôn mặt của Giáo hội, mẹ của mình bị xây xát, trầy trụa bởi những sự yếu đuối và tội lỗi của con người, và chúng ta phải giúp làm cho Giáo Hội, người mẹ đó của chúng ta, được trở nên xinh đẹp và rạng rỡ hơn, để Giáo hội có thể mang lời chứng về tình yêu của Thiên Chúa vào trong thế giới.

Như thế đời sống người Kitô hữu tìm thấy sự bày tỏ trong những quyết định đó trong khi đưa ra một chỉ dẫn rõ ràng cho hành trình cá nhân của chúng ta, và cũng đóng góp cho việc phát triển vương quốc Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta. Cha nghĩ đến quyết định kết hôn trong Chúa Kitô và thiết lập nên một gia đình, cũng như tất cả những ơn gọi khác của nhiều người liên quan đến công việc và đời sống nghề nghiệp, với cam kết về từ thiện và liên đới, với xã hội và những trách nhiệm về chính trị, vân vân… Những ơn gọi này làm cho chúng ta trở nên những người mang theo lời hứa của sự tốt lành, tình yêu và sự công bình, không chỉ cho bản thân chúng ta nhưng cũng là cho xã hội và văn hóa của chúng ta đang cần đến những người Kitô hữu can đảm và những chứng nhân sống động của Nước Thiên Chúa.

Trong khi gặp gỡ Chúa, có thể có nhiều người cảm thấy sự lôi cuốn của lời mời gọi về đời sống dâng hiến hay ơn gọi thánh chức linh mục. Đó là một sự khám phá có thể phấn khích nhưng đồng cũng làm cho chúng ta sợ hãi, khi chúng ta cảm thấy được kêu gọi để trở nên “những kẻ đánh cá người” trong con thuyền của Giáo Hội bằng việc cho đi tất cả bản thân chúng ta trong sự cam kết phục vụ tận tụy, trung thành cho Tin Mừng và cho anh chị em chúng ta. Một quyết định như thế mang theo sự liều lĩnh của việc bỏ lại mọi thứ phía sau để đi theo Chúa, để dâng hiến hoàn toàn bản thân chúng ta cho Ngài, và để chia sẻ sứ vụ, công việc của Ngài. Nhiều loại kháng cự nội tâm có thể đứng cản đường để chúng ta quyết định, đặc biệt là trong những bối cảnh mà sự tục hóa ở mức độ cao, nơi mà dường như chẳng còn chỗ cho Thiên Chúa và cho Tin Mừng. Những nơi đó dễ làm gia tăng sự chán nản và rơi vào tình trạng “mệt mỏi về hy vọng” ( Bài giảng trong Thánh Lễ với các linh mục, Tu sĩ, và phong trào giáo dân tại Panama, 26/1/2019).

Tuy vậy, không có niềm vui nào lớn hơn là việc liều lĩnh đời sống của mình cho Chúa. Đặc biệt, cha muốn nói điều này với các con, người trẻ. Đừng điếc với lời mời gọi của Chúa. Nếu ngài gọi các con theo Ngài trên con đường này, đừng kéo mái chèo của mình vào trong con thuyền nhưng tin tưởng Chúa. Đừng để nỗi sợ khuất phục mình, thứ sợ hãi làm cho chúng ta bị bại liệt trước những đỉnh cao vĩ đại mà Chúa chỉ cho chúng ta. Hãy luôn nhớ rằng những ai để lại lưới và thuyền của mình ở phía sau và theo Chúa, Chúa hứa niềm vui của một đời sống mới, niềm vui có thể lấp tràn trái tim chúng ta và làm sinh động cuộc hành trình của chúng ta.

Các con thân mến, thật không phải lúc nào cũng dễ dàng phân định ơn gọi của chúng ta và điều khiển cuộc sống của chúng ta đi đúng hơn. Vì lý do này, cần phải có một sự cam kết được đổi mới nơi một phần của toàn thể Giáo Hội- các linh mục, tu sĩ, những người hoạt động và là những nhà giáo dục trong công việc mục vụ- lo liệu cho người trẻ có những cơ hội đặc biệt để lắng nghe và phân định. Cần có mục vụ giới trẻ và cổ võ ơn gọi, để những hoạt động này có thể mở ra con đường khám phá kế hoạch của Thiên Chúa, trên hết tất cả là nhờ qua việc cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa, thờ phượng Thánh Thể và sự đồng hành tâm linh.

Như đã thực hiện nhiều lần tương tự rõ ràng trong Đại Hội Giới trẻ tại Panama, chúng ta nên luôn nhìn vào Đức Maria. Cũng trong câu chuyện người nữ trẻ này, ơn gọi mang theo cả lời hứa và sự liều lĩnh. Sứ vụ của Đức Maria chẳng dễ dàng chúng nào, nhưng Mẹ đã không để cho sự sợ hãi chiếm ưu thế. “ Là lời “xin vâng” của những ai đã chuẩn bị cho sự cam kết, của những ai ước muốn liều lĩnh, sẵn sàng chấp nhận mọi thứ Mẹ có, mà không hề có sự an toàn nào hơn là chắc chắn biết rằng Mẹ là người cưu mang lời hứa. Cha hỏi mỗi người trong các con: Các con có nhìn thấy chính bản thân mình như là những người mang theo một lời hứa? Cha mang theo lời hứa nào bên trong trái tim cha để đi về phía trước? Rõ ràng rằng sứ mạng của Đức Maria quả thật là một sứ mạng thật khó khăn, nhưng những thách đố trước mắt không phải là lý do để Mẹ nói “không”. Dĩ nhiên, những thứ sẽ trở nên phức tạp, nhưng mọi thứ sẽ xảy ra cách khác khi chúng làm tê liệt chúng ta bởi vì mọi thứ không rõ ràng hay không chắc chắn ở phía trước chúng ta.” ( Đêm Canh Thức với Giới Trẻ tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Panama 26/1/2019).

Trong ngày Thế Giới Cầu nguyện cho Ơn gọi, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và nài xin Chúa giúp chúng ta khám phá ra kế hoạch yêu thương của Ngài trên cuộc đời của chúng ta, và ban cho chúng ta sự can đảm để bước đi trên con đường đó, ngay từ lúc khởi đầu, Ngài đã chọn mỗi người chúng ta.

Làm tại Vatican, ngày 31/1/2019

Lễ Nhớ Thánh Gioan Bosco

PHANXICÔ

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: http://w2.vatican.va