$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Cộng đoàn
»

Hành trình về Nguồn- Phần 1

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 570 | Cật nhập lần cuối: 4/6/2018 9:46:33 PM | RSS

Trong dịp mừng 60 Năm Hội dòng hiện diện trong Giáo hội và trên quê hương Việt nam, Bề trên Tổng quyền thao thức mong chị em có cơ hội trở về nguồn của đạo Công giáo cũng như đời tu Đa Minh tại Việt nam, để chị em được củng cố niềm tin, tăng thêm lòng mến và nhiệt tâm lên đường thi hành sứ mạng loan báo Tin mừng. Do điều kiện không cho phép tất cả chị em có thể lên đường Hành hương như thế, nên Bề trên đã cho các chị Phụ trách cộng đoàn thay mặt tất cả chị em để tham dự chuyến Hành hương Về nguồn này.

  • Thứ bảy, ngày 10-3-2018, sau khi tham dự Diễn đàn 60 năm Hội dòng , các chị phụ trách cộng đoàn vội vã sắp xếp để lên đường hướng về đất Bắc, nơi ghi dấu những bước chân đầu tiên của các vị truyền giáo Đa Minh, nơi thấm đẫm máu đào của các vị tử đạo, cũng là chiếc nôi đầu tiên của Hội dòng nữ Đa Minh Việt nam. Mọi chị em đều náo nức vì chuyến đi này mang theo nhiều cung bậc khác nhau trước một “món quà” đặc biệt mà Mẹ Hội Dòng gửi trao cho từng người.

Sau hành trình 2 tiếng đồng hồ, Chuyến bay VietJet khởi hành lúc 17g35 từ Saigon đã đưa 23 chị em tới Sân bay Nội bài, Hà nội vào lúc 19g40. Tạ ơn Chúa có một chuyến bay bằng an. Tại sân bay, 6 chị em thuộc miền cao nguyên cũng như phía Bắc đã đến trước và chờ đoàn. Ngay khi ra khỏi sảnh sân bay, chị em đã có ngay trải nghiệm của khí lạnh miền Bắc. Chiếc xe Huynda 30 chỗ đang chờ sẵn cùng với Sr. Thanh Hoa, thuộc Đa Minh Hải phòng ra đón. Trực chỉ đường cao tốc, sau hơn một tiếng đồng hồ, chiếc xe đưa đoàn về cộng đoàn Đa Minh Hải phòng tại Giáo xứ Kẻ Sặt, Tráng Liệt, Bình Giang, Hải dương. Chị em rất cảm động khi nhìn thấy một số chị khấn và hàng chục em thỉnh sinh đang đứng đón đoàn tại cổng của tu viện trong giá rét!

Hành trình về Nguồn- Phần 1Chị em ôn lại lịch sử Hội Dòng vì chính tại nơi đây, vào những năm 1952 -1953, theo hướng cải tổ các Nhà Phước Đa Minh, Đức Cha Giuse Trương Cao Đại,OP đã chọn nhà Phước Kẻ Sặt là trung tâm huấn luyện chị em, và quy tụ khoảng 30 đệ tử từ các chị em trẻ thuộc 5 nhà Phước Đa Minh của địa phận Hải Phòng ( trong số này có Chị Maria Bùi Tuyết và Chị Cecilia Khích ). Việc huấn luyện được giao cho các Cha Dòng Đa Minh : Cha Đa Minh Hoàng Ngọc Thất, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Sâm và Cha Hieronimo Phạm Quang Tự.

Theo làn sóng di cư , các chị Nhà Mụ di cư vào Miền nam cùng với giáo dân, chỉ còn lại duy nhất hai bà mụ : Bà Mụ Vi và Bà Mụ Khiêm. Vì thế , vào khoảng năm 1965, trừ nhà Nguyện, các nhà trong khu vực Nhà Phước Kẻ Sặt chính quyền mượn làm Trạm xá, làm nơi ở cho công nhân xí nghiệp, làm trường học. Sau khi hai Cụ Mụ về với Chúa, những khu vực Nhà Phước vẫn tồn tại nhờ sự trông coi của Giáo Xứ và các chị em trong Tu Hội Tận Hiến của Giáo Phận.

  • Chúa nhật 11/3/2018, chị em tham dự Thánh lễ Sáng tại Nhà thờ Giáo xứ Kẻ Sặt .

Giáo xứ Kẻ Sặt được thành lập từ năm 1882. Vì từng được chọn làm Tòa Giám mục của địa phận Đông đàng ngoài, nên trong khuôn viên rộng lớn đã có những dãy nhà dành làm chủng viện, hội quán….

Vì thế CÔNG ĐỒNG MIỀN BẮC LẦN I được tổ chức tại Giáo xứ Kẻ Sặt ngày 11-02-1900. Trong Công đồng này, các Đấng đã quyết định cải tổ các Nhà Phước Đa Minh và Mến Thánh giá tại các Giáo phận .

Sau Thánh lễ chị em được Cha Quản xứ Phêrô Nguyễn văn Nguyên cũng là Hạt Trưởng Giáo hạt Kẻ Sặt mời vào Nhà xứ và nghe Cha kể về tình hình giáo xứ Kẻ Sặt cũng như Giáo phận Hải phòng trong những thời gian sau 1954 và hiện tại khi thiếu vắng linh mục, tu sĩ nên các tín hữu, đặc biệt giới trẻ , xa rời đức tin. Đó là mối lo lắng, bận tâm lớn của các vị chủ chăn trong Giáo phận.

Rời Kẻ Sặt, đoàn tiến về Nhà thờ Giáo xứ Hải dương cách đó 20km; nơi đây lưu giữ hài côt 4 Thánh Tử đạo Hải dương: Thánh Giêrônimô Liêm, thánh Valentinô Vinh, Thánh Amatô Bình và thánh Giuse Nguyễn Duy Khang

Hành trình về Nguồn- Phần 1Hành trình về Nguồn- Phần 1

Từ Giáo xứ , đoàn hành hương đi khoảng hơn 2km để đến khu đã từng là Đền Các Thánh Tử đạo Hải dương để viếng.

Hành trình về Nguồn- Phần 1 Năm 1927 một Đền Thánh đã được xây dựng ngay trên pháp trường Năm mẫu, ngoại thành Hải Dương, nơi đã xử các chứng nhân đức tin, có chiều dài 65m, rộng 18m, hai tháp mỗi tháp cao 30m, theo kiến trúc Roman pha Grec-Byzantin, do kiến trúc sư người Pháp Lagisquet thiết kế. Đây là Đền Thánh tử đạo lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó là Trường Đệ tử dòng Đa-minh. Lễ cung hiến Đền Thánh được cử hành long trọng ngày 03-11-1928. linh hài bốn Vị dòng Đa Minh chết tử đạo năm 1861: hai giám mục Hermosilla Liêm OP, Valentinô Vinh OP, linh mục Almato Bình OP và thầy giảng Giuse Nguyễn Duy Khang được trịnh trọng tôn kính trong Đền Thánh.

Sáng ngày 1.7.1967, máy bay Mỹ định thả bom để phá hủy ga xe lửa của thành phố, nhằm cắt đứt tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội, nhưng thật đáng tiếc, hai quả bom đã rơi trúng Đền Thánh và phá hủy gần như hoàn toàn, chỉ còn lại một phần cây tháp chuông và vài mảng tưởng nham nhở như dấu chứng của một cuộc chiến tàn khốc.

Sau khi Đền thánh bị tàn phá, đất đai xung quanh Đền Thánh bị lấn chiếm dần. Ngay chính nơi lòng Đền Thánh, chỗ linh thiêng nhất, cũng bị các hộ dân chiếm cứ trái phép và dựng nhà

Hành trình về Nguồn- Phần 1Hành trình về Nguồn- Phần 1

Từ khi Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên được Tòa Thánh đặt làm Giám mục giáo phận Hải Phòng ( 2003) , ngài đã thao thức, khấn hứa với các thánh tử đạo sẽ cố gắng hết sức để thực hiện mong ước của gia đình giáo phận.

Năm 2014, Giáo phận Hải phòng đã nhận được những quyết định của UBND tỉnh Hải Dương cho phép phục hồi và tái thiết lại Đền Thánh. Căn cứ vào những quyết định trên, lại được giới hữu trách giúp đỡ, Giáo phận đã tiến hành giải tỏa diện tích gần 3.000m2 đất của Đền Thánh mà 43 gia đình đang sử dụng.

Đoàn hành hương ngâm ngùi xúc động khi đứng trên mảnh đát thẫm máu đức tin của các vị Tử đạo thuộc Gia đình Đa Minh của mình, như cảm nhận được sự hiện diện cùng lời khích lệ của các Vị đang chuyển đến từng thành viên. Mỗi chị em một suy tư khi tìm đến những góc của mảnh đất , cầm những viên gạch, chạm đến những tấm bia như cách xin các Đấng tử đạo, các vị truyền giáo Đa Minh tiếp thêm sự can đảm và lửa đức tin…“ Chúng con mắc nợ các Ngài về hạt giống đức tin các Ngài đã gieo trồng! Chúng con mắc nợ các Ngài về tinh thần dũng cảm bảo vệ chân lý đức tin bằng chính máu mình như những tu sĩ Đa Minh mà các Ngài đã để lại cho chúng con . Xin giúp chúng con can đảm hơn, kiên trì hơn trong sứ mạng Loan báo Tin mừng.

Hành trình về Nguồn- Phần 1Hành trình về Nguồn- Phần 1

Sáng 6.11.2017, giáo phận Hải Phòng đã khởi công xây dựng Đền Thánh Hải Dương. Tổng thể quy hoạch khu Đền Thánh trên 3.000m², được chia như sau: Khu 1 gần 1.000m² sẽ dùng để làm bảo tàng, lưu giữ những hiện vật liên quan tới bốn thánh tử đạo và di tích của Đền Thánh cũ. Khu 2 gần 400m² được dùng để xây dựng nhà ở của ban phục vụ Đền Thánh. Khu 3 trên 1.700m², trước đây là Trường đệ tử, nay được dùng để xây dựng Đền Thánh mới. Công trình được dự kiến xây dựng trong thời gian 2 năm.

Hành trình về Nguồn- Phần 1

Từ Linh địa Hải dương, đoàn tiền về Tòa Giám mục Hải phòng, bên cạnh đó là Nhà thờ Chánh tòa nơi chôn cất thi hài của Đức Cha Giuse Trương Cao Đại, OP.

Đức Cha Giuse Trương Cao Đại là vị Giám mục người Việt Nam tiên khởi của Giáo phận Hải Phòng. Ngài được tấn phong ngày 19-3-1953 tại Hồng-Kông và Đức Cha về nhận Giáo phận ngày 21-3-1953. Nhưng chỉ được một năm, năm 1954 Đức Cha di cư vào miền Nam cùng với 65,000 giáo dân và gần 80 Linh mục, cùng với toàn bộ chủng sinh và các dì phước. Đức Cha Giuse Trương Cao Đại qua đời ngày 29-6-1969 tại Madrid, Tây Ban Nha.

Trong Hội nghị các Đấng Bản quyền các Giáo phận miền Bắc di cư họp tại Nhà thờ Huyện Sỹ, Saigon,( năm 1955) đã chỉ định Đức Cha Giuse Trương Cao Đại phụ trách cải tổ các Nhà Phước Đa Minh thuộc 4 Giáo phận Bắc ninh, Hải phòng, Lạng sơn và Thái bình thành Hội dòng Đa Minh của chúng ta.

Đức Cha Giuse Vũ văn Thiên, Giám mục Hải phòng, đi Ad Limina; vì thế Cha Gioan B. Vũ Văn Kiện, quản lý Tòa Giám mục, đã tiếp đoàn tại Phòng khách Tòa Giám mục rất khang trang. Khi Cha Quản lý kể cho chị em về lịch sử của Giáo phận, Ngài cũng không quên đề cập đến sự kiện Đức Cha Giuse Trương Cao Đại làm Giám mục GP. Hải phòng chỉ 1 năm rồi Ngài cùng 90% linh mục, chủng sinh, dì phước và giáo dân di cư vào miến Nam năm 1954; vì thế những tháng ngày còn lại trong cuộc đời Ngài là những phiền muộn , ân hận khi đã bỏ địa phận. Có thể lúc đó theo Hiệp định Genève , Ngài cũng như một số Giám mục khác chỉ đơn giản nghĩ rằng, cuộc di cư chỉ là tạm thời, theo Hiệp định Geneve( 20-7-1954) thì năm 1956 sẽ có cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc để nhân dân hai miền Bắc-Nam chọn thể chế chính trị, rồi khi đó các Ngài sẽ trở về địa phận; nhưng sự thật lại khác! ( suy nghĩ cá nhân của người viết).

Cha Quản lý cũng cho biết thêm về hiện tình cùng những ưu tư của Giáo phận với nhiều bối cảnh xã hội thuận lợi cho sa đọa, tội phạm hơn là sống đức tin trưởng thành và bền chí. Giáo phận không có một Hội Dòng nào, chỉ có một số cộng đoàn nhỏ thuộc các Hội dòng miền Nam ra giúp, nên thật sự thiếu tu sĩ, thiếu nhân sự dạy giáo lý…..Vì lý do đó mà Đức Cha Giuse Vũ văn Thiên luôn đau đáu thiết lập một Hội dòng tại Giáo phận để phục vụ cho nhu cầu tái truyền giáo. Đức Cha cũng như các Cha trong Giáo phận rất cảm kích và biết ơn sự quảng đại của Bề trên Tổng quyền và Hội dòng Đa Minh Thánh Tâm đã đáp lời mời của Đức Cha ( 20-01-2018 ) để giúp cho việc đào tạo và hình thành Hiệp hội Đa Minh Hải phòng.

Hành trình về Nguồn- Phần 1

Sau đó, Cha đưa chị em sang Nhà Thờ Chính tòa ngay trong khuôn viên TGM, để chị em viếng mộ phần của Đức Cha Giuse Trương Cao Đại. Chị em đã dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho Ngài, đồng thời cũng thầm thĩ với Ngài niềm tri ân . Có thể nói, Đức Cha Giuse Đại lúc này đang là nhịp cầu nối kết Hội dòng chúng ta với Giáo phận Hải phòng trong sứ vụ tái truyền giáo. Hơn nữa, chị em cũng tin rằng Thánh Giuse ( mà thánh tượng Ngài đã đồng hành và hiện diện bên Hội dòng hơn 60 năm nay,) cũng là Đấng thúc đẩy Đức Cha Giuse Thiên tìm đến Hội dòng để xin hỗ trợ cho công việc quan trọng của Giáo phận.

Hành trình về Nguồn- Phần 1Hành trình về Nguồn- Phần 1

Rời Nhà thờ Chính tòa, chúng tôi đi khoảng 10km đến thăm chị em Cộng đoàn Đa Minh tại Giáo xứ Hữu quan, Thủy nguyên, Hải phòng. Tháng 1, năm 2018, Đức Cha Hải phòng đã chính thức mời Hội dòng Đa Minh Thánh Tâm giúp đỡ trong việc hình thành Hiệp hội Nữ tu Đa Minh Mẫu Tâm Hải phòng. Tại cộng đoàn Hữu quan này tạm thời là nơi các em tập sinh và khấn tạm lưu ngụ .Bề trên Tổng quyền Hội dòng chúng ta đã gửi chị em hằng tháng sang giúp về vấn đề đào tạo.

Hành trình về Nguồn- Phần 1

Sau bữa ăn trưa, chị em tiến về miền quê Quan Họ, Bắc Ninh. Cha Tổng đại diện Giuse Nguyễn văn Hiểu đã ân cần đón tiếp chị em với bánh ngọt và nước chè Thái nguyên (đặc sản của GP.BN) trong khi Cha kể chuyện về Giáo phận.

Giáo phận Bắc Ninh đã nếm trải biết bao khó khăn, thứ thách, thậm chí phải đổ cả máu mình ra để làm chứng và bảo vệ đức tin…Sau khi Hiệp Định Genève được ký kết năm 1954, Giáo phận chỉ còn lại 14 linh mục già, 12 thầy giảng, 11 nữ tu Nhà Phước Đa-minh và khoảng 30.000 tín hữu Công Giáo. Từ năm 1954, các linh mục lớn tuổi dần dần qua đời. Trong thời gian này, số linh mục trong giáo phận bị thiếu hụt trầm trọng, có những lúc cả giáo phận chỉ còn “một linh mục rưỡi” (một cha hoạt động chính thức, còn một cha hoạt động trong âm thầm). Đến năm 1994, mới có hai linh mục được phong chức. Hiện tại giáo phận đã có 71 linh mục, coi sóc 81 giáo xứ và 327 giáo họ, với gần 125,000 tín hữu sống rải rác trong khắp giáo phận. Cha TĐD cũng dí dỏm cho biết, thời nay các linh mục đều có bằng cử nhân, còn các Cha thời trước như Cha TĐD thì đều có bằng ”Tú tài”, chị em thắc mắc thì Ngài cho biết vì các Cha đều có những thời gian “tái tù” vì đức tin và sứ vụ.

Tòa giám mục trước kia là một ngôi biệt thự theo kiến trúc kiểu Pháp được xây dựng từ thời Đức cha Đaminh Hoàng Văn Đoàn,OP. (1950-1955). Hiện tại, ngôi nhà này đang là nơi ở của cha xứ nhà thờ chính tòa,đặc biệt tại đây có căn phòng U8 (có diện tích 7,83 m2), chính nơi đây đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đã thường dâng lễ, cầu nguyện và đã truyền chức “chui” cho 2 giám mục, 13 linh mục và 6 thày phó tế trong khoảng thời gian từ năm 1964-1990. Trong phòng này hiện đang lưu giữ thánh tích của nhiều vị Tử đạo.

Hành trình về Nguồn- Phần 1Hành trình về Nguồn- Phần 1

Từ Tòa Giám mục, chị em di chuyển thêm 12km nữa để đến Tu viện Đa Minh Xuân Hòa, cũng là Nhà Mẹ của Hội dòng Đa Minh Bắc Ninh. Hội dòng được tách từ Hội dòng Rosa Lima cuối năm 2012, và Đức Cha Cosma Hoàng văn Đạt đã đón nhận Hội dòng vào Giáo phận Bắc Ninh với danh xưng Hội dòng Đa Minh Bắc ninh, thánh hiệu Đức Maria Thánh mẫu Thiên Chúa. Trời tối nên chiếc xe dò dẫm đường vào, lại thêm mưa lất phất…thế nhưng khi đến nơi, chị em cảm thấy thật ấm lòng khi tất cả các chị khấn cũng như thỉnh sinh đang đứng đón chào.

Hành trình về Nguồn- Phần 1

Tu viện Xuân hòa trước đây được gọi là Nhà Mụ Dòng Đaminh được xây dựng vào năm 1909 .

Sáng hôm sau, ngày Thứ Hai, 12-3-2018, chị em tham dự Thánh lễ với cộng đoàn do Cha Nguyễn văn Điệp,OP cử hành. Sau điểm tâm, Đoàn được Chị TTK Hiên hướng dẫn sang viếng Nhà thờ Giáo xứ Xuân Hòa. Xuân Hòa là quê hương của Đức Cha Đa Minh Nguyễn văn Lãng, Giám mục GP.Xuân lộc của chúng ta.

Cha Xứ cho biết : Giáo xứ Xuân Hòa đón nhận hạt giống đức tin rất sớm từ năm 1659 khi thành lập giáo phận Đàng Ngoài tên Kẻ Roi (Xuân Hòa) đã được nhắc đến . Nhà thờ Xuân Hoà được xây vào năm 1879 do cha Viadé Thanh, đây là một ngôi nhà thờ cổ kính làm bằng gỗ lim với những hoa văn trạm trổ cầu kì, tinh xảo. Toàn bộ gian cung thánh rộng lớn được sơn son thiếp vàng với rất nhiều hình ảnh từ Kinh Thánh. Tượng Chúa chịu nạn trên bàn thờ chính nhà thờ Xuân Hoà chính là pho tượng đã được dùng để bắt các đầu mục (Ban hành giáo) Bắc Ninh bước qua (quá khoá). Tuy nhiên, đúng 100 vị đầu mục đã nhất quyết trung thành với đức tin và đã bị xứ trảm và chôn sống tại cổng tả thành Bắc Ninh ngày 4/4/1862. Trên trần nhà thờ Xuân Hoà còn lưu giữ một số dụng cụ dùng để tra tấn, xiềng xích, gông cùm các vị tử đạo Bắc Ninh. Trong nhà thờ đang lưu giữ thi hài của 27 vị tử đạo, trong đó 26 vị là những người con của GX.Xuân Hòa.

Hành trình về Nguồn- Phần 1

Hành trình về Nguồn- Phần 1

Ngay sau Nhà thờ là Khu Nhà Chung rất rộng, vì đây là trụ sở Dòng Đaminh dành cho các cha Tây Ban Nha. Cha Phó Giám đốc Tiền Chủng viện đã đưa chị em đến một khu đất cao xây đá và gạch xung quanh, cách Nhà Chung khoảng 300m . Đó là nền của nhà thờ Chính tòa mà các Đấng dự định xây năm 1931. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh Tử đạo Bắc ninh, xin Chúa thương chúc lành cho công việc truyền giáo của Giáo phận Bắc ninh đạt được mùa gặt bội thu.

Hành trình về Nguồn- Phần 1Hành trình về Nguồn- Phần 1

Sau đó Đoàn Hành hương lên xe đi tiếp khoảng 40km để đến Thủ đô Hà Nội. Điểm hành hương là Nhà thờ Lớn ( Nhà thờ Chính tòa) Hà nội. Chỉ còn 15 phút là hết giờ “tham quan”, nhưng chị em đã cho họ biết là đoàn các Nữ tu Đa Minh Thánh Tâm từ miền Nam ra, nên cửa đã được mở để chị em vào Nhà thờ viếng .

Được biết Nhà thờ Chính tòa Hà nội được xây từ năm 1884-1887, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, theo mẫu Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong. Nhà thờ có kích thước 64,5m x 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m.

Hành trình về Nguồn- Phần 1Hành trình về Nguồn- Phần 1

Sau khi kính viếng Nhà thờ Lớn, chị em được tài xế đưa đi một vòng ngắm Phố Cổ Hà nội , một thời có tên “Hà nội 36 Phố phường” trước khi về Giáo xứ Lường Xá – cách Hà nội 45km- nơi có Cộng đoàn Fatima của Hội dòng. Địa phương này nổi tiếng với Vịt Cỏ Vân đình; do đó, từ đường vào làng chị em nhìn thấy ruộng lúa cùng với những đàn vịt trắng lớn nhỏ.

“Đến nhà mình rồi!”, đó là tâm trạng của chị em sau mấy ngày trên đất Bắc. Là nhà mình, nên chị em tự nhiên hơn, vui hơn khi gặp lại nhau, “cụ” Khánh và các chị em khác chuẩn bị các món ngon đậm hương vị Bắc. Sau bữa cơm chiều, chị em có dịp “mua dép Thailand, ma-de in Vietnam”, tăm tre ….tại chính cộng đoàn nhà mình! Vui ơi là vui! Thế nhưng, chưa kịp bén mùi Lường xá, thì chị em đã phải vẫy tay chào các chị em để đi đến nơi nghỉ đêm vì cộng đoàn không có chỗ dung nạp hơn 30 người! Xin cám ơn tấm thịnh tình của các chị cộng đoàn Lường xá. Đoàn xin “ký gửi” các chị cho Mẹ Fatima chăm sóc.

(Phần 2: từ ngàyngày 13/3 đến hết hành trình)

Nt.Maria Trần thị Sâm