$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Cộng đoàn
»

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 567 | Cật nhập lần cuối: 4/7/2018 8:39:53 AM | RSS

Sau điểm tâm sáng THỨ BA, 13-3-2018, chị em vội vã lên đường 42 km đến Thị trấn Kiện Khê - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam kính viếng Tiểu Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Sở Kiện .

Sở Kiện còn được gọi là Kẻ Sở, xưa là Nhà Thờ Chính Tòa của địa phận Tây Đàng Ngoài , mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 10 năm 1877 và khánh thành vào tháng 1 năm 1883. Đây là công trình khá đồ sộ ( 67,2m x 31,2m x 23,2m ). Toàn bộ nền được lót gỗ lim để chống sụt lún. Với 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, nhà thờ có thể chứa từ 4 đến 5 nghìn người.Tháp chuông Sở Kiện cao 27m có 4 quả chuông mang các sắc âm Đố - Mi - Son - Đồ, quả nặng nhất lên tới gần 2,5 tấn gọi là chuông Bồng (Bourdon). Trong cung thánh có mộ Đức cha và các di vật của nhiều vị thánh tử đạo khác.

Ngoài ngôi nhà thờ cổ kính, giáo xứ Sở Kiện còn lưu giữ được nhiều di tích xưa của các vị thừa sai truyền giáo ngoại quốc, những tòa nhà trước đây được dùng làm chủng viện và tòa giám mục. Đặc biệt, còn lưu giữ được rất nhiều di tích, gông cùm, đất thấm máu của các vị Tử Đạo Việt Nam. Năm 1912, Công Đồng Bắc Kỳ lần hai được tổ chức tại Sở Kiện

Ngày 17 tháng 12 năm 2008, nhà thờ Sở Kiện đã được Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt nâng lên thành đền thờ các thánh tử đạo thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Tháng 6/2010, nhà thờ Sở Kiện được nâng thành tiểu vương cung thánh đường.

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Phía sau là bình chứa đất nơi các vị Tử đạo bị xử trảm hoặc tại nơi bốc mộ của các ngài.

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Phía sau hang đá Đức Mẹ có lối đi vào đường hầm trú ẩn của các Vị Tử đạo...Có một bàn thờ dâng lễ và đường dẫn ra sông

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Tạm biệt các Thánh Tử đạo, Đoàn hành hương hướng về TP.Nam Định .

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Giáo xứ Khoái Đồng nằm trong thành phố Nam Định. Năm 1875, giáo xứ được thành lập. Đến thời Đức cha Pedro Muñagorri Trung (1908-1936), khu vực nhà thờ có tổng diện tích 56.085m2, bao gồm nhà thờ (xây dựng: năm 1934; tước hiệu: Đền Nữ Vương các thánh Tử đạo; kiến trúc: Roman [duy nhất tại Việt Nam]), Đại chủng viện thánh Albertô Cả (sau được Toà Thánh nâng lên thành Giáo hoàng Học viện), trường Saint Thomas và một số khu phố xung quanh, được Cha Eugenio André Kiên thiết kế và chỉ huy xây dựng. Sau thời di cư 1954, nhà nước quản lý tất cả các công trình này. Năm 2009, giáo phận Bùi Chu mới chỉ nhận lại được nhà thờ và đã giao cho dòng Đa Minh trùng tu.

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Sau đó, Đoàn đi đến Hội dòng Đa Minh Bùi Chu, Chị Cả của các HD.Nữ Đa Minh Việt nam, được thành lập năm 1951.

BTTQ Terexa Nguyễn thị Nhiên hướng dẫn chị em tham quan Nhà Truyền thống

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Sau khi tham quan Nhà dòng , Chị em sang Giáo xứ Phú Nhai. Đoàn đến thăm “quan chú “ Tường để Chú hướng dẫn tham quan Đền Thánh

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Năm 1533, Phú Nhai (Trà Lũ) cùng với Ninh Cường, Quần Phương (Quần Anh)Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết) được vinh dự là nơi đón nhận Tin Mừng đầu tiên trên quê hương Việt Nam. Vào nửa thế kỷ 19 là thời kỳ cấm đạo gắt gao nhất trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam, cách riêng với giáo phận Bùi Chu, làm phát sinh nhiều chứng nhân tử vì đạo, đặc biệt là đời các vua Minh Mạng và Tự Đức. Năm 1858, Đức cha Valentinô Berrio Ochoa Vinh và cha chính Emmanuel Riaño Hoà đã khấn dâng giáo phận cho Đức Mẹ : “Vì lời cầu bầu của Đức Mẹ, khi Thiên Chúa cho giáo dân thoát khỏi cơn bắt bớ đạo và được sống bình an, thì sẽ xây cất một thánh đường xứng đáng dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và nhận Người làm bổn mạng của giáo phận”. Sau nhiều lần xây dựng, đền thánh Phú Nhai hiện nay ( 80mx 27mx 30m) với tháp cao 44m, lớn lao và đồ sộ nhất Đông Dương (xức dầu thánh hiến trọng thể ngày 7/12/1933) là chứng tích tình Mẹ che chở giáo phận và lòng yêu mến của toàn thể con cái Bùi Chu đối với Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Từ năm 1991 cho đến nay, đền thánh Phú Nhai đã được đại tu nhiều lần, đặc biệt với sự giúp đỡ của Đức cha bản hương Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, giám mục giáo phận Xuân Lộc và đồng hương trong nước, hải ngoại.
Ngày 12/8/2008, nhân dịp kỷ niệm 150 năm (1848-2008) dâng hiến giáo phận Bùi Chu cho Đức Mẹ, Toà Thánh đã phong tước hiệu Tiểu Vương cung Thánh đường cho đền thánh Phú Nhai và ngày 8/12/2008, nhân dịp bế mạc Năm Thánh, Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã long trọng công bố sắc lệnh này.

Từ Giáo xứ Phú Nhai, đoàn sang Thái bình nơi có Nhà Mẹ Hội dòng Đa Minh Thái bình.

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Sau biến cố 1954, số chị em ở các Nhà phước giảm nhiều so với trước, có nơi chỉ còn duy nhất một chị ở lại cầm cự “giữ đất – giữ nhà”. Tính đến năm 1990, các Nhà Phước Thái Bình có khoảng 50 chị em. Đây là con số không nhiều nhưng đó là “nguồn nhân lực nòng cốt” quyết định tới sự phát triển của Dòng nữ Đaminh Thái Bình trong tương lai.

Năm 1990, ngay khi về nhận Giáo Phận Thái Bình, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang đã nghĩ đến việc cải tổ các Nhà Phước. Năm 1991, từng lớp các chị em Nhà phước Thái Bình lần lượt được gửi vào miền Nam để học tập và tuyên khấn tại Hội Dòng Đaminh Rosa - Miền Mân Côi - Hố Nai, Đồng Nai. Sau 10 năm cải tổ, số các chị em nữ tu Đaminh Thái Bình đã tăng lên nhiều.
Ngày 25.03.2004, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang công bố Sắc lệnh thành lập Dòng nữ Đaminh Thái Bình thuộc Giáo phận Thái Bình với tước hiệu Đức Maria Trinh Nữ Vương.
Từ đó, Dòng nữ Đaminh Thái Bình ngày càng phát triển.

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Hai Chị “nòng cốt” của Hội dòng bên ngôi nhà mới xây.

Sáng Thứ Tư, 14/3, sau điểm tâm Chị em sang Nhà thờ Cát Đàm kế bên .

Cát Đàm nằm cách Tòa giám mục khoảng 3 km về phía Tây Nam. Thời Đức cha Gioan Casado Thuận,OP. và Đức cha Santos Ubierna Ninh, OP. Cát Đàm được chọn làm trụ sở cho các Bề Trên phụ tỉnh, quen gọi là trụ sở các cha chính dòng Đaminh. Cát Đàm nằm ngay cạnh chủng viện Mỹ Đức; Ngày 19.10.2007, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang đã ký văn bản trao quyền quản lý và mục vụ tại giáo xứ Cát Đàm cho tỉnh dòng Đaminh Việt Nam với thời hạn 50 năm, đánh dấu sự hiện diện trở lại chính thức của anh em Đaminh tại vùng đất Cát Đàm, sau một nửa thế kỷ xa cách. Cha Giuse Lý Văn Thưởng OP đã đắt chị em đi tham quan Tu xá cũng như nhà thờ, đồng thời Cha cũng kể những câu chuyện đậm chất “ siêu thực” mà người dân kể về những thời gian các Cha Đa Minh không hiện diện tại đó, như : họ thường nghe tiếng hát, đọc kinh trong ngôi nhà đó, rồi ban đêm còn thấy có những người mặc áo trắng với bộ râu dài đi lại trên hành lang…..đến khi các Cha Đa Minh đến hiện diện vào năm 2007 thì họ cho biết : họ đã nhìn thấy các người đi lại trong ngôi nhà mặc áo trắng giống các cha! Thì ra, các Cố Tây ban nha linh thiêng đã giữ nhà cho anh em như vậy đó! Thi hài các Cố Tây cũng như Việt còn nằm bên cạnh nhà thờ nữa mà! Chị em đã ra viếng mộ các Ngài và cầu nguyện.

Xin các Cha thông chuyển cho chúng con tinh thần yêu mến Chúa, vững vàng trong đức tin và can đảm sống chứng nhân như những người con của Thánh Phụ Đa Minh noi gương các ngài.

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Từ giã Thái bình, đoàn hành hương tiến thẳng về Hà tĩnh, tuy đường dài gần 290 km nhưng rộng thoáng và bằng phẳng, không ổ gà ổ voi như trong miền Nam; vì thế, khoảng 4g chiều chị em đã đến Tam Đa, Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh nơi cộng đoàn Raphael mới đến hiện diện.

Gia đình Cha Lai, Quản xứ Đông Yên, Hà tĩnh ( trước đây Cộng đoàn Anton Padova cũng thuộc quyền chăm sóc mục vụ của Cha) ở Giáo xứ Tam đa , nên Ông Cố và giáo dân Tam Đa ước mong có các Sơ dòng Đa Minh Thánh Tâm đến phục vụ . Ông Cố rất tích cực nên đã nhường phần đất của gia đình để xây nhà cho các Sơ. Trước tấm thịnh tình đó của gia đình Ông Cố, Bề trên Tổng quyền M.Madalena đã đến tham quan và nhận thấy tình cảnh của dân làng đáng được sự giúp đỡ, vì nằm hơi xa đường lộ cũng như thị xã. Do đó Hội dòng đã quyết định đón nhận lời mời của Giáo xứ và chi trả cho phần xây dựng nhà ở của chị em. Ông Cố “thiết kế “ nhà lầu có 12 phòng cá nhân, có phòng làm nhà nguyện và phòng khách; bên cạnh đó là “garage” để xe hơi, với cả chuồng heo nữa! Chị em mới dọn về ở được hơn 1 tuần, biến garage thành trạm xá vật lý trị liệu giúp chữa bệnh cho người dân.

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Rời Tam Đa, chị em lên đường đến Đông Sơn khoảng 1 giờ đồng hồ, trời đã tối nên chị em không thể nhìn rõ Khu công nghiệp Formosa “đầy tai tiếng”! Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập vào tháng 4 năm 2006 với tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025ha và diện tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương). Thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê!

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Cuối cùng thì “nhà của mình” lần nữa xuất hiện! Tạ ơn Chúa đã đưa chị em chúng con đến nhà bằng an, vui khỏe.

Một đêm ngủ bên bờ biển, nghe được tiếng gió thổi rất mạnh mới cảm nhận phần nào được nỗi sợ hãi mà chị em đã trải qua trong đợt bão năm vừa qua. Xin Chúa thương gìn giữ chị em chúng con trong sứ vụ nhiều thử thách nơi miền đất khắc nghiệt này. Có Thánh Anton Padova phù trợ, chị em cộng đoàn vững tâm trở nên các chứng nhân của Lòng Thương xót Chúa.

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Ngày Thứ Năm, 15-3 , sau điểm tâm, Đoàn cám ơn và từ biệt các Chị em cộng đoàn rồi tiến vào đường hầm Đèo Ngang để tiếp bước đến La Vang gần 200km nữa.

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Chị em được dẫn đến nơi đặt Thánh giá Chúa…không ai mà cầm được nỗi xót xa và đớn đau trước một tượng Chúa Giêsu bị đập nát và xúc phạm như thế! Chị em đã niệm hương và Bề trên Tổng quyền đã thay chị em dâng lên Chúa Giêsu những lời cầu xin ơn tha thứ .

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Chiều cùng ngày Chị em đến Trung tâm Mục vụ TGP.Huế ngay cạnh Tòa Giám mục. Cha Giám đốc Trung tâm cùng một chị thuộc Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm đã rất ân cần đón tiếp và hướng dẫn Đoàn. Một chút thời gian buổi tối, chị em cũng có thể đi đến Nhà thờ Chánh tòa Phủ cam, nhà của Đức Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận hoặc qua cầu Ngự bình …..

8 giờ tối, Bề trên Tổng quyền gặp chị em để cùng nhau lượng giá chuyến Hành hương Về Nguồn. Hầu hết chị em đều có chung tâm trạng:

  • Tri ân Chúa đã gợi hứng nơi BTTQ sáng kiến tổ chức chuyến Hành hương này cho các chị Phụ trách cộng đoàn; Tạ ơn Chúa đã ban cho chị em có một chuyến đi bình an và vui khỏe.
  • Cám ơn Bề trên Tổng quyền đã quan tâm tạo điều kiện cho chị em được tham dự Tuần Hành hương thật hữu ích.
  • Chị em được đánh động rất nhiều qua những nơi tham quan về các Đấng Tử đạo, những chuyện kể về các Vị Thừa sai Đa Minh…khiến chị em cảm nhận được tính thuộc về một gia đình sâu đậm hơn, đức tin được củng cố vững mạnh hơn, giúp chị em có những quyết tâm sống tốt hơn vai trò là một thành viên trong Hội dòng cũng như trong việc hướng dẫn cộng đoàn.
  • Chị em cũng thừa nhận : đến nơi nào Đoàn cũng được mọi người chào đón, vui vẻ, quý mến; đó là do Hội dòng đã có những tương quan tốt đẹp, những trợ giúp cụ thể với các Hội dòng Đa Minh miền Bắc, cụ thể là từ năm 2008, Bề trên Tổng quyền cũng như Chị Bề trên Tu viện Maria Trần thị Sâm ( từ năm 2012) đã có những thời gian đến giúp đỡ các Hội dòng về giảng dạy cũng như cố vấn đặc biệt trong các dịp Tổng Hội. Vì thế chị em sẽ : ” Gieo Lòng tốt sẽ Gặt được ân tình” ( Thông Vi Vu “Gieo và Gặt”).

Sáng Thứ Sáu, 16-3-2018, sau Thánh lễ Tạ ơn và điểm tâm, đoàn chia tay nhau tại Trung tâm Mục Vụ giữa kẻ Bắc, người Nam và miền Cao nguyên theo những phương tiện chuyên chở khác nhau mang theo nhiều kỷ niệm và luyến lưu. Đoàn miền Nam ra Sân bay Phú Bài cách Huế 13km. Chuyến bay đúng giờ đã đưa chị em về lại Saigon bình an.

Chúng con xin cảm tạ tình thương quan phòng Chúa đã dẫn dắt chúng con ! Chúng con xin tạ ơn Mẹ La Vang ! Chúng con xin tri ân Mẹ Hội dòng qua Bề trên Tổng quyền! Xin cám ơn Chị Tổng Phụ tá và tất cả Chị em đã cầu nguyện cho Đoàn Hành hương được mọi sự tốt đẹp.

Xin Chúa tiếp tục thực hiện những gì tốt đẹp nhất cho Hội Dòng chúng con. Xin Chúa giúp chúng con biết cách phát huy những ân lộc Chúa ban để trở nên những người hữu ích cho các linh hồn, làm vinh danh Chúa và Giáo Hội

Tu viện Catarina, ngày lễ Chúa Phục sinh, 08-4-2018

Nt.Maria Trần thị Sâm

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)

Hành trình về Nguồn (Phần 2 và hết)