$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

Đức Thánh Cha: GIÁO HỘI, THẾ GIỚI CẦN TÌNH MẸ VÀ TÍNH PHỤ NỮ NHƯ ĐỨC MARIA - Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 439 | Cật nhập lần cuối: 10/25/2020 10:04:59 AM | RSS

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Hôm Thứ Bảy 24/10/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các sinh viên và nhân viên của Khoa Thần Học Giáo Hoàng “Marianum” của Rôma và Đức Thánh Cha đã chia sẻ với họ suy tư về tình mẹ và phụ nữ tính nơi Đức Maria.

Sau đây là nguyên văn bài chia sẻ của Đức Thánh Cha được chuyển dịch từ trang http://www.vatican.va/ - To Professors and Students of the Pontifical Theological Faculty Marianum ( Nguyên bản Español)

Đức Thánh Cha: GIÁO HỘI, THẾ GIỚI CẦN TÌNH MẸ VÀ TÍNH PHỤ NỮ NHƯ ĐỨC MARIA - Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Anh Chị Em thân mến,

Tôi chào thăm mọi người và chúc mừng anh chị em nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 thành lập Khoa Thần Học của anh chị em. Cám ơn Cha Chancellor, về những lời tốt đẹp của cha. Marianum, từ dịp khai sinh, đã được giao phó cho việc chăm sóc các Tôi Tớ của Đức Maria. Vì thế tôi hy vọng rằng mỗi người trong anh chị em sống sự phục vụ của mình dõi theo mẫu gương của Đức Maria “người nữ tỳ của Chúa” (Lc 1,38). Kiểu mẫu của Đức Maria, một kiểu mẫu sẽ là lợi ích lớn lao cho thần học, cho Giáo Hội và cho anh chị em.

Chúng ta có thể tự hỏi chính mình: ngày hôm nay, Thánh Mẫu học có phục vụ Giáo Hội và thế giới không? Câu trả lời có thể là có. Đi đến ngôi trường của Đức Maria là đi tới ngôi trường của niềm tin và cuộc sống. Mẹ, một người thầy, bởi vì Mẹ là môn đệ, Mẹ dạy giỏi các mẫu tự của nhân loại và đời sống người Kitô hữu. Nhưng cũng có đó khía cạnh khác, được liên kết với hiện tại. Chúng ta sống trong thời đại của Công Đồng Vatican II. Không có công đồng nào khác trong lịch sử đã cho Thánh Mẫu học một không gian nhiều như thế như ở chương III của Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium- Ánh sáng Giáo Hội, nơi phần kết luận và theo một nghĩa nào đó tóm tắt toàn bộ Hiến chế Tín lý của Giáo Hội. Điều này nói với chúng ta rằng, thời đại mà chúng ta đang sống trong là thời đại của Đức Maria. Nhưng chúng ta cần khám phá Đức Mẹ của chúng ta từ góc nhìn của Công Đồng. Cũng giống như Công Đồng đã mang vẻ đẹp của Giáo Hội trở lại với ánh sáng bằng việc trở lại cội nguồn và rửa sạch những bụi bẩm đã bám trên mình qua nhiều thế kỷ, vì thế những điều kỳ diệu nơi Đức Maria có thể được tái khám phá tốt nhất bằng việc đi vào trọng tâm của mầu nhiệm nơi Mẹ. Hai yếu tố nổi bật lên ở đó, được Thánh Kinh nhấn mạnh: Đức Maria là mẹ và là người phụ nữ. Giáo Hội cũng là mẹ và là người phụ nữ.

MẸ. Bà Elizabet đã nhận ra Đức Maria như là “Mẹ của Thiên Chúa” (c.43), Theotokos[1] cũng là mẹ của tất cả chúng ta. Thực vậy, vị Tông đồ Gioan, và mỗi người chúng ta cũng ở trong vị tông đồ này, Chúa Gi su trên thập giá đã nói “Đây là mẹ con!” (Gioan 19,27). Trong giờ cứu độ đó, khi Đức Giêsu đang trao cho chúng ta sự sống và Thần Khí của Người; Đức Giêsu đã không cho phép Người hoàn tất công trình của Người mà lại không trao ban Đức Trinh Nữ cho chúng ta, bởi vì Người muốn chúng ta cùng bước đi trong cuộc đời với một người mẹ, thậm chí hơn thế nữa, với những người mẹ tốt nhất (x. Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 285). Thánh Phanxicô Assisi hoàn toàn yêu mến Đức Maria vì Mẹ là một người mẹ. Thánh Bonaventura đã viết về thánh nhân “Ngài đã yêu mến Mẹ Chúa Giêsu với lòng yêu mến không thể tả xiết, bởi vì Mẹ là người đã làm cho Chúa Cao Cả trở thành người anh của chúng ta.” (Thánh Bonaventure, Legenda major, 9, 3: FF 1165). Đức Mẹ đã làm cho Thiên Chúa trở thành người anh của chúng ta, như là người mẹ, Đức Mẹ có thể làm cho Giáo Hội và thế giới trở nên huynh đệ hơn.

Giáo Hội cần tái khám phá trái tim tình mẫu tử của mình, trái tim đập nhịp cho sự hiệp nhất, nhưng Trái Đất của chúng ta cũng cần trái tim tình mẹ, để có thể một lần nữa trái đất trở nên ngôi nhà của tất cả con cái mình. Đức Mẹ của chúng ta mong ước điều này, “Mẹ muốn trao tặng sự sống cho một thế giới mới, nơi mà tất cả chúng ta là anh em, nơi có chỗ cho từng người bị xã hội của chúng ta bỏ rơi” (Thông Điệp Tất cả Anh Em- Fratelli tutti, số 278). Chúng ta cần tình mẫu tử, thứ tình mẫu tử tạo ra và tái tạo lại sự sống bằng sự dịu dàng, nhờ bởi món quà, sự chăm sóc và chia sẻ giữ gia đình nhân loại ở chung với nhau. Hãy thử xem nếu thế giới không có những người mẹ: thế giới đó chẳng có tương lai. Những lợi nhuận và lợi nhuận, bởi chính tự bản thân nó, chẳng có tương lai; ngược lại, những sự bất bình đẳng và những bất công thỉnh thoảng gia tăng. Mặt khác, những bà mẹ hãy làm cho từng đứa con của mình cảm thấy đang ở tại nhà chúng và cho chúng niềm hy vọng.

Vì thế Khoa Thần Học Giáo Hoàng Marianum được kêu mời trở nên một học viện tình huynh đệ, không chỉ với bầu khí quyển tình gia đình đẹp đẽ, thứ phân biệt các bạn, những cũng là để mở ra những khả năng cộng tác mới với những học viện khác, sẽ góp phần mở rộng những chân trời và theo kịp thời đại. Đôi khi có đó nỗi sợ của việc mở lòng, nghĩ rằng cái đặc trưng riêng bị mất đi, nhưng khi một người liều lĩnh cho đi sự sống và tạo nên tương lai, thì họ chẳng có gì sai, bởi vì họ đã thực hiện, đã làm như là những người mẹ. Và Đức Maria là một người mẹ đã dạy chúng ta nghệ thuật của gặp gỡ và cùng bước đi chung với nhau. Thật tuyệt vời, khi mà như trong một gia đình lớn, tại Khoa Thần Học Giáo Hoàng Marianum, những truyền thống thần học và thiêng liêng khác nhau hội tụ lại, điều này cũng góp phần vào cuộc đối thoại đại kết và liên tôn.

Đức Mẹ của chúng tađây là yếu tố thiết yếu khác- là một người phụ nữ. Có lẽ sử liệu cổ nhất của Thánh mẫu học trong Tân ước nói rằng Đấng Cứu Thế “được sinh ra từ một người phụ nữ” (Gl 4,4). Hơn thế nữa, trong Tin Mừng, Đức Maria là người phụ nữ, là Eva mới, người phụ nữ từ Ca-na đến đồi Cal-vê đã can thiệp vì ơn cứu độ của chúng ta (x. Ga 2,4; 19,26). Cuối cùng, người phụ nữ ấy mặc áo mặt trời, che nắng, chăm sóc con cái của Chúa Giêsu (x. Kh 12,17). Cũng như người mẹ làm cho Giáo Hội trở thành một gia đình, người phụ nữ làm cho chúng ta thành một dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà lòng đạo đức bình dân lại nghiêng về Đức Mẹ một cách tự nhiên. Đó là điều quan trọng mà Khoa Thần Học Giáo Hoàng Marianum dõi theo, cổ võ, đôi khi làm thanh khiết yếu tố này, luôn luôn chú ý đến “những dấu chỉ của thời đại Đức Maria” đang đi qua thời đại của chúng ta.

Trong số đó chính xác là vai trò người phụ nữ: cần thiết cho lịch sử của ơn cứu độ, không thể nhưng là cần thiết cho Giáo Hội và cho thế giới. Nhưng có bao nhiêu người phụ nữ không đón nhận được phẩm giá của họ! Người phụ nữ, đấng đưa Thiên Chúa vào trong thế giới, phải có khả năng mang những quà tặng của mình cho lịch sử. Sự thông minh và phong thái, phong cách của bạn là cần thiết. Thần học cần điều này, để thần học không trừu tượng và mang tính khái niệm, nhưng là tinh tế, tường thuật, sống động. Đặc biệt, Thánh Mẫu học có thể đóng góp mang lại cho văn hóa, cũng như thông qua nghệ thuật và thi ca, vẻ đẹp nhân văn và truyền đi niềm hy vọng. Và Thánh Mẫu học được gọi mời để tìm kiếm những không gian xứng đáng cho những người phụ nữ trong Giáo Hội, bắt đầu từ phẩm giá chung của phép rửa. Bởi vì Giáo Hội, như tôi đã nói, là một người nữ. Giống như Đức Maria, Giáo Hội là một người mẹ: như Đức Maria.

Cha Rupnik đã vẽ một bức tranh, trông nhìn giống như là bức vẽ về Đức Mẹ, và lại cũng không phải là Đức Mẹ. Bức tranh ấy dường như là Đức Trinh Nữ ở mặt trước, và thay vào đó thông điệp: Đức Trinh Nữ không ở mặt trước. Ngài đón lấy Giêsu, và trong đôi tay của Người, như thể là những bậc thang, để cho Đức Giê su đi xuống. Đó là synkatabasis[2]- sự hạ mình- của Đức Kitô qua Đức Mẹ; đó là sự hạ mình… Và Đức Kitô xuất hiện như một đứa trẻ, nhưng là Chúa, với Luật trong tay của Người. Nhưng Người cũng là con của một người phụ nữ, yếu đuối, bám vào áo của Đức Mẹ. Tác phẩm của Cha Rupnik là một thông điệp. Đức Maria là ai đối với chúng ta? Đấng mà đối với mỗi người chúng ta, đã mang Đức Ki tô xuống, Đức Kitô là Thiên Chúa, là con người, trở nên yếu đuối vì chúng ta. Đức Kitô trở thành con người, trở nên yếu đuối vì chúng ta. Chúng ta hãy nhìn Đức Trinh Nữ giống như thế này: Đấng mang lấy Đức Kitô, Đấng truyền trao Đức Kitô, Đấng trao ban sự sống cho Đức Kitô, và Đấng luôn luôn là một người phụ nữ. Quá đơn giản… Và chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ chúc lành cho chúng ta. Và giờ đây, tôi sẽ trao ban chúc lành cho tất cả mọi người, và cầu xin rằng chúng ta có thể luôn luôn có đó trong chúng ta tinh thần của những đứa con và tinh thần của những người em. Những người con của Đức Maria, những người con của Giáo hội, người anh em ở giữa chúng ta.

Đức Thánh Cha: GIÁO HỘI, THẾ GIỚI CẦN TÌNH MẸ VÀ TÍNH PHỤ NỮ NHƯ ĐỨC MARIA - Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P


[1] (Chú thích của người dịch để hiểu Theotokos) Thánh Cyrilô và đa phần các giám mục đều cho rằng, Đức Maria phải được gọi là Theotokos, tức là “Mẹ Thiên Chúa”.

Trong mục nói về tín điều Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo có đoạn viết: “Quả thế, Đấng mà Mẹ cưu mang làm người bởi Thánh Thần, Đấng thực sự là Con Mẹ theo xác phàm, chính là Con hằng hữu của Chúa Cha, Ngôi Hai trong Ba Ngôi chí thánh. Vì vậy, Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria thực sự là ‘Mẹ Thiên Chúa’ (Theotokos). (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 495)

[2]( Chú thích thêm của người dịch) Synkatabasis là tiếng Hy Lạp, viết tắt là "đi xuống cùng với", tiếng Latinh condescensio; cũng là anthropopatheia) trong Kitô học là "sự hạ mình" của Thiên Chúa