$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

15 TỪ KHOÁ TRONG TÔNG HUẤN “GAUDETE et EXULATE” (VUI MỪNG VÀ HÂN HOAN”

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 600 | Cật nhập lần cuối: 4/19/2018 9:15:15 PM | RSS

Tông huấn Vui Mừng và Hân Hoan ( Gaudete te Exulate) là tông huấn thứ ba trong triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxico, được xuất bản hôm 9/4/2018, là một lời kêu gọi nên thánh- đơn giản và có thể tiếp cận được, mà không hời hợt, nông cạn. Tông huấn này là một bản văn do Đức Thánh Cha viết với giọng văn mang tính cá nhân, nhằm để loại bỏ đi bất kỳ “nỗi sợ 15 TỪ KHOÁ TRONG TÔNG HUẤN “GAUDETE et EXULATE” (VUI MỪNG VÀ HÂN HOAN”hãi nào về sự thánh thiện.”

1- Các mối phúc (số 63)

Không có gì có thể soi sáng rõ hơn khi chúng ta quay trở lại với những lời của Đức Giêsu và nhìn vào cách thức giảng dạy về chân lý. Đức Giêsu đã giải thích với sự giản dị vĩ đại những gì có nghĩa là thánh khi Ngài ban cho chúng ta các Mối phúc. Các Mối phúc giống như là thẻ căn cước của một người Kitô hữu.

2- Đức Maria (số 176)

Tôi mong muốn những suy tư này được Đức Maria làm cho nên hoàn hảo bởi vì chính Mẹ, chứ không ai khác, đã sống các Mối Phúc của Đức Giêsu. Mẹ là người phụ nữ đã mừng vui với sự hiện diện của Thiên Chúa, là người đã trân quý mọi thứ trong trái tim của Mẹ, và là người đã để cho chính bản thân mình bị lưỡi đòng đâm thâu. Mẹ Maria là vị thánh trong số các thánh, được chúc phúc trên tất cả mọi người. Mẹ dạy cho chúng ta con đường của sự thánh thiện và Mẹ bước đi cùng với chúng ta[...] Cuộc trò chuyện của chúng ta với lời an ủi của Mẹ, sẽ giải thoát và thánh hoá chúng ta.

3- Sự bách hại (số 92-93)

Bất cứ những lo lắng và đau khổ mà chúng ta có thể trải qua trong cuộc sống theo lệnh truyền của tình yêu và đi theo con đường của sự công chính, thập giá vẫn là nguồn của sự lớn lên và sự thánh hoá nơi chúng ta.

4- Niềm vui ( số 122 và 126)

Các thánh là những người tràn ngập niềm vui, và sự hài hước. Các ngài xa rời sự nhút nhát, đau khổ, u mê hoặc âu sầu, hoặc đặt trên khuôn mặt một sự ảm đạm. Mặc cho thực tế, các thánh vẫn toả ra một tinh thần tích cực và đầy hy vọng [...] Niềm vui của người Ki tô hữu luôn luôn giành được bởi một tính khôi hài [...] Tính tình khó chịu, bực bội không là dấu chỉ của sự thánh thiện.

5- Thinh lặng ( số 149,150 và 151)

Lời cầu nguyện tràn ngập sự tin tưởng là một lời đáp trả của một con tim mở ra để gặp gỡ Thiên Chúa diện đối diện, tất cả những gì ở nơi đó là sự bình an và tiếng nói thinh lặng của Thiên Chúa, mà con người chỉ có thể nghe được tiếng nói của Ngài giữa sự thinh lặng mà thôi. Trong sự thinh lặng đó, chúng ta có thể thấy rõ, trong ánh sáng của Thánh Thần, những con đường của sự thánh thiện mà Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta [...] Có bao nhiêu khoảng khắc, bao nhiêu dịp để bạn đặt chính mình trong sự thinh lặng trước sự hiện diện của Thiên Chúa, để bạn thật tĩnh lặng với thời gian dành cho Ngài, để bạn thì bạn chìm đắm trong cái nhìn của Ngài?

6- Thánh Thể (số 157)

Gặp gỡ Đức Giêsu trong Kinh Thánh dẫn chúng ta đến với Thánh Thể, nơi mà ngôn từ viết ra đạt tới sự hoàn hảo nhất, vì nơi đó- Thánh Thể- Lời của sự sống đang hiện diện thật sự. Nơi Thánh Thể, Đấng là Thiên Chúa thật đó nhận sự thờ phượng lớn lao nhất mà thế giới có thể dành cho Ngài, vì đó chính Đức Kitô Đấng đã được trao ban.

7- Lời chứng (số 138)

Chúng ta được truyền cảm hứng để hành động theo mẫu gương của các linh mục, tu sĩ, và giáo dân- những người dâng hiến bản thân họ cho việc loan báo và phục vụ người khác bằng sự trung thành lớn lao, mà họ thường liều mạng sống của mình nơi những nguy cơ và chắc chắn là phải trả giá cho sự yên tâm, thư thái của mình. Chứng ta của họ nhắc nhớ chúng ta rằng, hơn cả những viên chức và công chức, Giáo Hội cần đến những nhà truyền giáo nhiệt thành, nhiệt tâm trong việc chia sẻ đời sống chân chính.

8- Khiêm nhường (số 118, 119 và 120)

Sự khiêm tốn chỉ có thể đâm rễ từ một con tim đã trải qua sự nhục nhã, khinh chê. Không có những sự nhục nhã, sẽ chẳng có sự khiêm tốn hay thánh thiện. Nếu bạn không thể chịu đau khổ và dâng lên một chút những sự khinh khi, bạn không khiêm tốn và không ở trên con đường của sự thánh thiện. [...] Sự khinh khi, bị nhục làm cho bạn trở nên giống Chúa Giêsu; là một khía cạnh không thể nào bỏ qua của việc bắt chước Ngài. [...] Ở đây tôi không chỉ đang nói về những tình huống khắc nghiệt của sự tử đạo, nhưng về [...] những sự khinh khi, nhục nhã hằng ngày. [...] Đó là ân huệ có được trong khi cầu nguyện.

9- Ác thần (số 158-161)

Đời sống của người Ki tô hữu là một cuộc chiến đấu không ngừng. [...] Thực vậy, khi để lại cho chúng ta Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã muốn chúng ta kết thúc lời cầu nguyện bằng việc xin Cha “giải thoát chúng ta khỏi ác thần”. Lời cuối cùng của kinh nguyện không chỉ nhắc đến sự dữ, cái ác trong cái trừu tượng, một giải thích chính xác hơn nữa sẽ là “ma quỷ”. Lời cuối này chỉ đích danh đối tượng đang tấn công vào chúng ta. [...] Chúng ta không nên nghĩ ác thần, ma quỷ như là một huyền thoại, một hiện thân, một biểu tượng, một hình ảnh của lời nói hay một ý tưởng.

10- Internet (số 155)

Qua Internet, các Ki tô hữu có thể bị cuốn vào mạng lưới của sự bạo lực bằng lời nói [...] Ngay cả trong truyền thông Công Giáo, những giới hạn có thể bị đi quá trớn, lời nói xấu- phỉ báng và vu khống có thể trở nên phổ biến, và tất cả chuẩn mực đạo đức và sự tôn trọng thanh danh của những người khác có thể bị loại bỏ. Kết quả là một sự phân rẽ nguy hiểm, kể từ khi những gì có thể được phát biểu ở Interner, mà có lẽ, nó không được chấp nhận nơi nói chuyện công khai, và con người tìm cách bù đắp cho sự bất mãn của mình bằng cách chửi mắng lại người khác.

11- Ý thức hệ (số 100 và 101)

Tôi lấy làm tiếc rằng những ý thức hệ thời nay dẫn dắt chúng ta đi đến hai sai lầm tai hại. Một mặt, chẳng có lỗi gì đối với những người Ki tô hữu tách rời mình ra khỏi những đòi hỏi của Tin Mừng từ mối tương quan cá nhân của họ với Chúa, [...] mở ra với ân sủng của Ngài. Do vậy, Ki tô giáo trở nên trở nên một loại tổ chức phi chính phủ (NGO), loại bỏ đi tính huyền bí sáng láng [...]. Sai lầm nguy hại khác của ý thức hệ được tìm thấy nơi những người tìm hoài nghi về sự dấn thân vào xã hội của những người khác, nhìn sự dấn thân đó chỉ có tính bề ngoài, không có chiều sâu, mang tính thế tục, duy vật chất, cộng sản hay dân tuý.

12- Người nghèo (số 96 và 97)

Trong lời mời gọi này nhận ra Ngài nơi người nghèo, người đau khổ, chúng ta nhận ra sự biểu lộ nơi trái tim của Đức Ki tô những cảm nhận sâu lắng và lựa chọn mà các vị thánh đã tìm kiếm để noi theo bắt chước. [...] Với những đòi hỏi kiên quyết của Đức Giêsu [ giúp đỡ những người đang cần đến], nhiệm vụ của Cha là yêu cầu các Ki tô hữu thấu hiểu và đón nhận những người nghèo với một tinh thần cởi mở chân chính, không cần giải thích. Nói cách khác, không có bất kỳ “nếu- thì” thứ có thể làm sức mạnh của việc giúp đỡ.

13- Người di cư (số 102 và 103)

Chúng ta thường nghe nói rằng, bằng sự tôn trọng với chủ nghĩa tương đối và những sai lầm của thế giới hiện tại của chúng ta, ví dụ như tình huống của những người di cư chỉ là vấn đề nhỏ. [...] Chỉ có thái độ duy nhất thích hợp [ đối với một người Ki tô hữu] là cần đứng vào vị trí của anh chị em mình, những người liều mạng sống vì tương lai của con cái họ. Có thể chúng ta không nhận đây là điều chính xác về những gì Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta, Ngài nói với rõ ràng với chúng ta khi nào thì chúng ta đón tiếp khách lạ là đón tiếp Ngài? [...] Đây không phải là một ý niệm được chế ra từ các giáo hoàng , hay một mốt nhất thời.

14- Giản dị (số 108)

Chủ nghĩa hưởng thụ và tiêu dùng có thể chứng minh sự sụp đổ của chúng ta, khi mà chúng ta bị ám ảnh với những vui thích của chính mình, thì cuối cùng, chúng ta lại quá quan tâm đến bản thân và quyền lợi của mình [...] Chúng ta sẽ cảm thấy khó có thể cảm nhận và cho thấy bất kỳ sự quan tâm thực sự nào đến những người đang cần đến chúng ta, trừ phi chúng ta có thể nuôi dưỡng nơi chính mình sự đơn giản của cuộc sống, chống lại những triệu chứng của những đòi hỏi của một xã hội tiêu dùng.

15- Sự táo bạo của nhà truyền giáo (số 129, 130 và 131)

Sự thánh thiện [...] là sự táo bạo, một động lực thúc đẩy việc truyền giáo và để lại một dấu ấn trong thế giới này. [...] [Thiên Chúa] cho phép chúng ta dùng cuộc sống của chúng ta trong sự phục vụ Ngài. [...] Chúng ta yếu đuối, nhưng chúng ta có một kho tàng có thể làm tăng triển bản thân chúng ta và làm cho những ai đón nhận được tốt và hạnh phúc hơn. Sự táo bạo và tính gan dạ tông đồ là một phần chính yếu của sứ vụ.

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP

Nguồn: https://aleteia.org