$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Suy tư văn hóa

Sức khỏe- Tâm lý: Làm thế nào để cho những nỗi sợ về virus corona không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm trí bạn

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 364 | Cật nhập lần cuối: 3/15/2020 9:00:27 PM | RSS

Làm thế nào để cho những nỗi sợ về virus corona không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm trí bạn.

Tác giả: AJ Willingham, CNN

Chuyển ngữ: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Virus corona! Đúng, nó là một tình cảnh nghiêm trọng, và đúng, nó xứng đáng với sự cảnh giác và chú ý của bạn.

Nhưng việc xuất hiện liên tục thông tin, với những biện pháp phòng ngừa và cảnh báo, dù là nó đến từ Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch (CDC) hoặc đến từ một số bài cứ quay đi quay lại, có nguồn gốc được đăng và lưu hành trên Facebook, có thể gây nên sự tổn hại cho sức khỏe tinh thần của bạn.

Khi nào thì sự thận trọng trở thành phản ứng thái quá?

Khi nào thì thông báo được lưu giữ vượt qua giới hạn, được xem là tốt, hay bị quá tải về thông tin?

Tin tức, thông tin tốt là, khi mà nó có ở mức trung bình thích hợp giữa việc bỏ qua câu chuyện lớn nhất trong thế giới đúng hôm nay và việc bị rơi vào tình trạng hoảng loạn toàn diện.

Đây là một vài lời khuyên. Hãy nghĩ về những lời khuyên này như là việc rửa tay và giữ khoảng cách an toàn khi giao tiếp với người khác, nhưng lời khuyên này dành cho bộ não của bạn.

  1. Giảm bớt nguồn thông tin của bạn

‘Ở ngoài kia có rất nhiều thông tin, cả một tấn thông tin luôn.’ Thách đố chính là sự cố gắng để quyết định xem thông tin nào là chính xác.” Lynn Bufka, Phó Giám đốc Điều hành Nghiên cứu và Chính sách tại Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ cho biết. Cô đề nghị kiểm soát lượng lấy thông tin của bạn thông qua các bước sau:

Hãy tìm một ít nguồn mà bạn tin cậy và gắn bó với những nguồn này. Hãy chọn một nguồn thông tin trong nước hoặc quốc tế như là CDC, và nguồn thông tin địa phương hoặc quốc gia khác để bạn có thể biết những gì đang xảy ra ở cộng đồng của mình.

Giới hạn tần suất thường xuyên truy cập của bạn. Những gì có thể đang thay đổi nhanh chóng, nhưng chúng không có nghĩa là bạn cần để bám riết lấy từng bản tin cập nhập. Hãy nghĩ về nó theo cách này: nếu có một cơn lốc xoáy đang đến trên đường của mình, bạn cần thông tin ngay càng sớm càng tốt. Virus corona thì không là một cơn lốc xoáy. Điều này có thể có nghĩa là bạn vô hiệu hóa các thông báo liên tục từ các trang web tin tức hay từ mạng xã hội.

Biết khi nào thì đi khỏi. Bufka nói rằng, “Hãy cố gắng có được thói quen là không biết hết tất cả mọi điều nhỏ nhặt và cảm thấy ổn với điều không chắc chắn. Cô đề nghị hãy để cái điện thoại ra xa bạn để bạn không bị cám dỗ kiểm tra liên tục thông tin trên cái điện thoại ấy. Bufka nói cô đã để cái điện thoại của mình ở chỗ cắm xạc khi Bufka ở nhà để nó không có ở bên cạnh cô liên tục, lúc nào cũng vẫy gọi cô với thông tin mới.

Thực hiện kỷ luật tự giác về mạng xã hội. Nó không dễ chút nào để giới hạn thời gian trên mạng xã hội. Nhưng rất có thể là các thông tin và bình luận của bạn có được từ bạn bè và người quen trên nguồn cấp dữ liệu của Facebook của bạn thì không cập nhập liên tục hơn các cập nhật thực tế từ các tổ chức y tế hay báo đài tin tức. Bufka khuyên bạn nên gỡ cài đặt những ứng dụng mạng xã hội để việc truy cập nội dung trở nên khó khăn hơn, hoặc việc dùng những công cụ để giới hạn lại trôi vào thứ không mục đích của bạn.

  1. Đặt tên cho những nỗi sợ của bạn.

Một đại dịch thì là hơn một tên tội phạm/ nhân vật phản diện khá trừu tượng của bạn, vì thế nó có thể giúp chúng ta ngồi xuống và xem xét thực những đe dọa lo lắng cho bạn cụ thể là cái gì. Bạn nghĩ mình sẽ bị nhiễm virus corona và chết? “Nỗi sợ về cái chết chạm vào một trong những nỗi sợ tồn tại cốt lõi của chúng ta”. Bufka nó. “ Nhưng bạn có nghĩ về nỗi sợ của bạn là cái gì không và nó thực tế đến mức nào hay không.” Hãy xem xét rủi ro cá nhân của bạn và khả năng thực sự bạn sẽ tiếp xúc với virus.

Và, thậm chí khi mà nỗi sợ lớn nhất của bạn được nhận ra và bạn hay ai đó mà bạn yêu mến ngã ra ốm, bạn có thể không nghĩ về những gì sẽ xảy đến tiếp theo. Đúng vậy, bạn có thể là như vậy. Nhưng ngay cả khi trong tất cả mọi thứ giống như vậy, hy vọng vẫn còn, không bị mất đi. “Chúng ta có khuynh hướng đánh giá quá cao khả năng có thể xảy ra, và xu hướng đánh giá quá thấp khả năng của chúng ta đối phó với nó”, Bufka nói.

Dĩ nhiên, bạn có thể có những nỗi sợ khác, thực tế hơn. “Một vài người có thể lo lắng về những gì sẽ xảy ra nếu họ phải đi vào sự cách ly, hay nếu họ không thể làm việc. Họ đang tự hỏi họ có thể đi vào những tiệm tạp hóa hay nơi chăm sóc trẻ em không,” cô nói. “Một lần nữa, con người có những khả năng lớn hơn nhiều để quản lý những khó khăn khó hơn mà họ nghĩ họ làm được. Hãy nghĩ về một kế hoạch. Cân nhắc các lựa chọn nếu như bạn không thể làm việc từ xa. Bạn có tiền tiết kiệm không? Bạn có sự hỗ trợ không? Chuẩn bị cho những nỗi sợ của bạn sẽ giúp giữ chúng ở trong tỉ lệ.

  1. Suy nghĩ bên ngoài bản thân mình

Vì hành động có thể làm xoa dịu những lo âu của chúng ta, bạn có thể muốn cũng xem xét những gì chúng ta có thể làm để giúp đỡ những người khác, là những người bị ảnh hưởng nhiều hơn chúng ta do dịch bệnh. Những nhân viên phục vụ, những nhân viên y tế, những người làm việc theo giờ và những người làm việc trong nhà hàng hoặc ở những công nghiệp giải trí, có thể khiến kế sinh nhai của họ bị tê liệt, suy kiện hay đặt họ vào sự nguy hiểm không cân xứng. “Điều này quan trọng đối với chúng ta là cộng đồng nghĩ cách nào để hỗ trợ những cá nhân mà cuộc sống của họ đang bị phá vỡ,” Bufka nói. “Thậm chí là làm thế nào bạn có thể sánh được gánh nặng này và hỗ trợ cho những người có ít sự lựa chọn hơn”

Rốt cuộc hầu hết tất cả những biện pháp phòng ngừa được đưa ra nhằm để ngăn chặn sự lây lan của virus, không chỉ là dành cho bạn, với tư cách cá nhân. Chúng được dự định để giữ cho sự an toàn các cộng đồng và nhân khẩu học dễ bị tổn thương. Hãy làm tương tự với thời gian và sự quan tâm chăm sóc của bạn có thể tăng thêm, giúp bạn nhìn thấy những tác động thực sự của tình cảnh, hơn là những nỗi sợ mang tính trừu tượng của bạn.

  1. Tìm kiếm sự hỗ trợ nhưng tìm kiếm cách khôn ngoan

Nhiều người muốn nói chuyện. Nhưng nếu bạn muốn chạy đến với một người bạn để thảo luận về đợt dịch mới nhất hay là những kế hoạch dự phòng của gia đình mình, cố gắng đừng tạo nên một buồng vang, (ẩn dụ về một tình huống trong đó niềm tin được khuếch đại hoặc củng cố bởi sự giao tiếp và lặp lại bên trong một hệ thống khép kín). “Nếu bạn bị choáng ngợp, không nhất thiết phải đi đến với ai đó mà họ có cùng mức độ sợ hãi tương tự như bạn,” Bufka nói. “Tìm kiếm ai đó mà họ đang xử lý vấn đề/ nỗi sợ theo cách khác, người có thể kiểm tra trên nỗi lo sợ của bạn và cho bạn một vài lời khuyên.”

Nếu bạn dường như không thể kiểm soát được những suy nghĩ của mình, sự giúp đỡ chuyên nghiệp có thể là một lựa chọn. “Không cần là một điều lâu dài,” cô nói, “nghĩa là bạn có thể có một vài hướng dẫn cho tình cảnh cụ thể này.”

  1. Chú ý đến những nhu cầu cơ bản của bạn

Tóm lại, đừng quá bận tâm khi nghĩ về virus corona khiến bạn quên đi những thực hành chính yếu, khỏe mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mỗi ngày. “Trong thời gian căng thẳng, chúng ta có xu hướng giảm thiểu tầm quan trọng của cái nền tảng nơi chúng ta khi mà chúng ta thực sự nên chú ý nhiều hơn đến nó”. Hãy chắc chắn là bạn:

  • Ngủ đủ giấc
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thích hợp
  • Ra ngoài khi có thể
  • Tham gia hoạt động thể chất/ tập thể dục thường xuyên

Thực hành các kiểu tập trung, thả lỏng cơ thể như thiền, suy niệm, yoga hay những hình thức khác cho việc chăm sóc bản thân cũng có thể giúp bạn tập trung vào các thói quen và ý thức, và giữ cho tâm trí của bạn không đi lang thang vào bóng tối và đôi khi lại chẳng rõ nguyên nhân.

  1. Đừng tự trách mình vì đã lo lắng

Cuối cùng, đừng để cho mình cảm thấy hối tiếc mặc cảm về việc đã đi theo những nỗi sợ không mong muốn của mình. Bạn đã để mình cho lắng hay có cảm giác tệ hại. Khi thảo luận làm thế nào để nói chuyện với những đứa trẻ về virus corona, những chuyên gia y tế sức khỏe đã nói với CNN mọi người nên thừa nhận nỗi sợ hãi của đứa trẻ và để chúng biết cảm xúc của chúng là hợp lý. Chắc chắn là bạn có khả năng cho bạn thân mình cũng cùng một sự trắc ẩn đó. Chìa khóa chính là làm việc đi tới sự hiểu biết và đặt vào ngữ cảnh nỗi sợ của bạn để chúng không thể giữ lôi được bạn ra khỏi cuộc sống mạnh khỏe nhất của mình.

Nguồn: https://edition.cnn.com/