$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Sứ vụ
»

Kitô hữu, người xây dựng mạng lưới truyền thông làm chứng về Chúa Ki tô đang sống - Phần 1

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 580 | Cật nhập lần cuối: 12/20/2019 9:27:53 PM | RSS

“Chính Giáo Hội là một mạng lưới được dệt bởi sự hiệp thông Thánh Thể, ở đó sự hiệp nhất không phải dựa trên những nút “like”, mà dựa trên sự thật, trên “Amen”, nhờ đó mỗi người bám chặt vào Thân mình Chúa Kitô và đón nhận người khác.”

(Đức Thánh Cha Phanxicô, Sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông 2019)

Khi câu hỏi xưa cũ đặt ra: quả trứng có trước, hay con gà có trước, thì cũng có một cách hỏi tương tự để đặt vấn đề: công nghệ - kỹ thuật số có trước hay văn hóa kỹ thuật số có trước?

  1. Văn hóa- Truyền thông thời kỹ thuật số
  1. Văn hóa kỹ thuật số

Cứ nhìn vào thực tế của cuộc sống, người ta thấy công nghệ đáp ứng những đòi hỏi, nhu cầu và yêu cầu của con người (văn hóa), mà nơi đó, công nghệ là sản phẩm của trí tuệ và sự sáng tạo của con người. Và dĩ nhiên, cái nền văn hóa của con người bị hấp thụ bởi công nghệ, nảy sinh một tương tác qua lại, quyện vào nhau và hình thành ra một nền văn hóa kỹ thuật số, ảnh hưởng đến lối sống của con người thời hiện đại.

Nhìn vào một thế giới mà ngày càng con người lệ thuộc nhiều hơn vào những phương tiện công nghệ kỹ thuật số như smartphone, laptop, Ipad…ở nơi đó đã xuất hiện một thứ văn hóa mới gắn với đời sống, suy nghĩ, và cách hành xử của con người hiện tại. Người ta gọi chính xác tên của nó bằng một cụm danh từ “nền văn hóa kỹ thuật số. Cái văn hóa kỹ thuật số ấy từng ngày định hình lối sống của con người, tạo nên những thói quen, lối suy nghĩ, hành xử của những con người thời đại @.

Chính trong cái văn hóa kỹ thuật số này, con người sống trong những vệt sáng và cả những bóng râm mà ít nhiều họ đã tự tạo ra nó.

Thế giới đang trở thành một ngôi nhà toàn cầu hơn, mà nơi đó, tương giao, giao tiếp giữa con người với nhau được mở rộng, dễ dàng và xem ra gần gũi hơn. Họ dễ bị tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong cả cái tốt và xấu. Những hình thức văn hóa đôi khi chịu ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho các khuôn mẫu, giá trị đôi khi bị phá vỡ do tương tác trực tiếp thông qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Có những cái được, nhưng không ít những cái mất từ chính nền văn hóa này.[1]

  1. Truyền thông thời kỹ thuật số

Cùng song hành cái tạo nên một nền văn hóa kỹ thuật số, dáng dấp của cách thức truyền thông mới, truyền thông kỹ thuật số, khác hẳn với cách thức và phương tiện truyền thông cũ.

Nhờ bởi kỹ thuật số, truyền thông cũ khoác lên mình một bộ cánh mới, với những cách thức hoạt động mới trong sự tiến bộ nhanh chóng của thế giới hiện đại. Kỹ thuật số làm cho truyền thông, giao tiếp ngày càng trở nên thuận tiện hơn nhờ bởi nhiều cách thức truyền thông, giao tiếp hơn. Đó là một sự thật mà bất cứ ai đã và đang trải qua một chặng đường của sự thay đổi giữa truyền thông cũ và mới. Những thiết bị truyền thông, giao tiếp qua Internet làm cho trái đất này dường như nhỏ lại, như ngày càng xóa đi khoảng cách về không gian, khiến con người ngày nay dễ dàng giữ được những mối liên lạc với gia đình và bạn bè. Email, nhắn tin, các trang mạng xã hội, hoặc các phần mềm giao tiếp, truyền thông với đủ loại luôn sẵn sàng, tiện lợi, trực tuyến.và thường miễn phí cho người dùng.

Với công nghệ kỹ thuật số, truyền thông mới làm cho thông tin ngày càng trở nên sinh động, tức thời, vượt ra khỏi những hàng rào địa giới, văn hóa, tư tưởng…để tiếp cận với con người thời đại, bất kể họ là ai, đẳng cấp nào.

Truyền thông mới ( New media) là một thuật ngữ bao gồm những hình thức giao tiếp mới, do sự đổi mới của công nghệ, dựa trên nền tảng Internet, thúc đẩy sự kết nối và sáng tạo. [2] Những công cụ phổ biến của truyền thông mới là trang web (website), blog ( blogweb) hình thức viết nhật ký trực tuyến, podcast, Internet di động, truyền thông trực tiếp nhạc, video, mạng xã hội…

Nếu vào khoảng những năm trước của thế kỷ 20, con người trên thế giới này biết và dùng nhiều đến email, một phương tiện trao đổi thư tín, thông tin qua mạng lưới Internet toàn cầu, thì khi bước sang đầu thế kỷ 21, mạng xã hội đã bắt đầu hình thành và phát triển. Cho đến gần 20 năm sau, mạng xã hội hiện nay đang là phương tiện truyền thông hữu hiệu, chiếm được nhiều “khách hàng- cư dân mạng” sử dụng với nhiều mục đích và trong nhiều lãnh vực khác nhau.

Mạng xã hội ( Social Media)

Dù có rất nhiều định nghĩa về mạng xã hội, nhưng chúng ta có thể dựa vào một vài điểm quan trọng để có thể “bắt hình dong” về mạng xã hội mà mọi người đang ưa thích sử dụng hiện nay.

Mạng xã hội là phương tiện truyền thông đại chúng (xã hội), sử dụng nền tảng các dịch vụ trực tuyến, nghĩa là các trang web trên internet. Nó thiết lập những mối quan hệ và tạo ra sự tương tác lẫn nhau.

“Mạng xã hội liên hệ đến phương tiện của những cách tương tác giữa con người với nhau, mà trong đó, nó tạo nên, chia sẻ, và trao đổi thông tin và ý tưởng trong những cộng đồng ảo và với những mạng lưới liên kết.”[3]

Một số kênh mạng xã hội phổ biến và những con số đáng lưu ý

Có rất nhiều trang mạng xã hội, tuy nhiên, một số trang được cho là khá phổ biến tại Việt Nam như Facebook, YouTube, Instagram, Twitter, Linked, Pinterest...

  • Facebook là một trang mạng xã hội, công cụ phổ biến nhất của mạng xã hội. Hiện nay, trong số những trang mạng xã hội hiện hành, Facebook được xem như là công cụ truy cập được số lượng “khán giả” khổng lồ nhất hơn bất cứ một nhà xuất bản cá nhân nào. Chỉ tính riêng số lượng người sử dụng trên toàn cầu, người ta ví von Facebook có thể được tính thành một “nước mới” vì có gần 2.3 tỷ “cư dân” đăng ký ở trọ nơi đó. Facebook cho phép người dùng giữ liên lạc với bạn bè, không giới hạn việc đăng, tải số lượng hình ảnh, video, thông tin, những đường links lên trang facebook cá nhân và chia sẻ cho bạn bè. Facebook còn cung cấp thêm Facebook Fan Page, Facebook Page, Facebook Group... cho những mục đích cá nhân, cộng đồng khác nhau.[4]
  • Instagram là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh phổ biến cho smartphone và cung cấp cho người dùng một cách thức để chia sẻ thông điệp/ tin nhắn/ hình ảnh đến người khác cách dễ dàng.[5]
  • LinkedIn là một trang mạng xã hội cho chuyên ngành với hàng trăm triệu thành viên. LinkedIn "dâng tặng" cho người dùng một cách kết nối với những nhà chuyên nghiệp khác và duy trì mối liên kết đó. Nó được viết, tạo lập đặc biệt cho nhóm kinh doanh, thương mại hoặc công ty.[6]
  • Twitter là một ứng dụng cho blogging. Nó cho phép người dùng sử dụng nó để đăng tải những suy nghĩ, bài viết cá nhân dưới nhiều lãnh vực, thuộc dạng chia sẻ suy nghĩ, thông tin cách ngắn gọn. Hiện nay, Twitter đã không còn bị giới hạn ở trong mức 140 ký tự như trước, nhưng có thể lên đến 280 ký tự cho mỗi tweet.[7]
  • YouTube: là một website rất phổ biến, được ưa chuộng nhất trong việc chia sẻ video. YouTube cho phép người dùng có thể đưa lên, tải xuống, xem các video bất cứ lúc nào, khi nào cách tự do, miễn phí từ website này.[8]
  • Pinterest là một trang mạng xã hội, ứng dụng của mobile cho phép người dùng tạo ra, tổ chức, chia sẻ những bức hình ảnh đẹp mà họ tìm thấy hoặc sựu tầm từ những nơi khác.[9]

Một chút thoáng nhìn về con số thống kê người dùng mạng xã hội Việt Nam để biết đất nước này hiện đang là một vùng đất “màu mỡ” với quá nhiều cư dân mạng đang trọ nơi này.

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, người ta nhận thấy có một sự gia tăng rất nhanh về con số những người dùng cách thức truyền thông mới, cụ thể là mạng xã hội.

Với thời điểm hiện tại, khi so sánh giữa những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người tương đương, Việt Nam có một số lượng tỷ lệ người dùng mạng xã hội cao nhất. Từ bục hạng thứ chín vào năm 2017 về tỷ lệ người dùng mạng xã hội trên thế giới, đến năm 2018, Việt Nam đã nhảy vọt lên bậc 7 có tỷ lệ người dùng mạng xã hội cao nhất.[10]

Theo bản báo cáo của We are Social and Hootsuite kết thúc tháng 1/2019, tại Việt Nam với tổng dân số 96,2 triệu dân, thì đã có 64 triệu người dùng Internet, sử dụng mạng xã hội, chủ yếu là trên nền tảng Facebook, chiếm 67% dân số. Có 55 triệu người dùng mạng xã hội- tỷ lệ khoảng 57% so với dân số, 70,3 triệu người dùng điện thoại di động kết nối mạng…[11]

Tuy vậy, những con số này sẽ còn tăng lên nhanh nữa trong những ngày tháng sắp tới. Và như vậy, chúng ta sẽ có một cái nhìn về tương lai tại Việt Nam với con số người dùng Internet, mạng xã hội liên quan đến sứ vụ rao giảng Chúa Kitô, phục vụ cho chân lý, nền văn hóa sự sống của chúng ta, những nhà truyền thông của Chúa Kitô.

Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P

* Bài đã đăng trên Số báo CHIA SẺ- Nội san Thần Học- Mục vụ- Tu đức của Liên Tu Sĩ Thành phố, số 96 11/2019


[1] x. Đức Thánh Cha Phanxicô, Tông huấn Christus Vivid- Đức Kitô đang sống, số 86, 25/3/2019

[2] a) Brandon Vogt. The Church and New Media: Blogging Converts, Online Activists, and Bishops Who Tweet, Huntington, Indiana: Our Sunday Visitor Pub, 2011, 212.

b) Nguồn : New Media - https://www.techopedia.com/definition/416/new-media

[4] x. Definition Facebook. https://www.pcmag.com/encyclopedia/term/57226/facebook.

[5] x Definition Instagram. http://searchcio.techtarget.com/definition/Instagram

[6] x. Wikipedia. Linkedin. https://en.wikipedia.org/wiki/LinkedIn

[7] x.tweeternet. http://tweeternet.com/; Twitter. https://en.wikipedia.org/wiki/Twitter

[8] x.What is YouTube. https://www.digitalunite.com/guides/tv-video/what-youtube

[9] x. Wikipedia. Pinterest. https://en.wikipedia.org/wiki/Pinterest

[11] cf. We are Social. Digigital in 2018: World’s Internet Pass The 4 billion Mark. https://wearesocial.com/blog/2018/01/global-digital-report-2018.