$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

Làm thế nào để thành một giáo lý viên dạy tốt?

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 5979 | Cật nhập lần cuối: 9/19/2018 9:31:45 AM | RSS

Trong những lần đi dạy các anh chị giáo lý viên, đã có nhiều giáo lý viên đặt cho soeur câu hỏi này “Làm thế nào để có thể là một giáo lý viên dạy học tốt, thu hút các em, thưa soeur?”

Một câu trả lời hay hoặc đúng, tùy thuộc vào điều gì?

Có lẽ, trong cái nhìn và suy nghĩ cá nhân, soeur đưa ra một câu trả lời không dài, cũng chẳng ngắn, nhưng xem ra cũng đủ để chúng ta cần ngấm, thấm từ từ từng bước, từng bước trong sứ vụ của mình:

Cần phải học hỏi:

Bạn cần phải học. Học cái gì? Học về giáo lý, về kiến thức liên quan đến đức tin, học cả sư phạm giáo lý, sư phạm tâm lý lứa tuổi của các em.

Học bao nhiêu là đủ? Bao nhiêu khóa là đủ. Học suốt, học cả đời, nếu bạn muốn là một giáo lý viên có trình độ để dạy các em.

Nhưng đừng quên, kiến thức bạn nạp đừng chỉ dừng lại “cái đầu”, nạp vào não, nhưng từ kiến thức, chuyển xuống thành “kiến thức từ trong trái tim”. Lúc ấy, các em sẽ lãnh hội được nhiều điều từ kiến thức bạn dạy.

Học, đọc, cầu nguyện với Kinh Thánh nhiều hơn:

Tại sao?

Làm thế nào để thành một giáo lý viên dạy tốt?Bởi vì nguồn mạch và nội dung giáo lý là Lời Chúa. Vì thế, nếu bạn chưa học biết Kinh Thánh, chưa đọc nhiều Lời Chúa, thì xem ra bạn vẫn đang có một “lỗ hổng”. Thánh Giêrônimô nói “Không biết Kinh Thánh, là không biết Chúa Kitô.” Bạn còn chưa am tường Kinh Thánh, nghĩa là bạn đâu đã biết rõ về Ngài. Mà chưa biết rõ về Chúa Kitô, làm sao bạn có thể nói hay, nói đúng về Ngài được. Và bạn không đọc Kinh Thánh, làm sao bạn có nguồn mạch để dạy giáo lý được.

Hiểu biết đức tin:

Một giáo lý viên phải hiểu biết đức tin của Giáo Hội, của mình: tôi tin cái gì? tin thế nào? …Bạn cần phải có đủ kiến thức về đức tin của mình, của Giáo Hội...Như thế, bạn mới có thể trả lời được cho những ai đặt câu hỏi về đức tin với bạn, hoặc để bạn thảo luận với các em, với người khác.

Biết dùng ngôn ngữ thích hợp khi dạy giáo lý:

Một giáo lý viên giỏi phải biết lựa chọn ngôn ngữ thích hợp, đúng nghĩa để dạy giáo lý.

Thích hợp, có thể là phù hợp với đối tượng bạn giảng dạy. Chẳng hạn, nếu bạn dạy giáo lý cho các em 6 tuổi, cũng nói về Thiên Chúa, nhưng bạn sẽ dùng ngôn từ đơn giản để nói về Chúa cho các em. Còn khi dạy cho những người lớn, bạn sẽ dùng ngôn từ thích hợp với trí hiểu của người lớn.

Lựa chọn từ đúng để diễn đạt, tránh mơ hồ, lộn xộn để nói về các kiến thức, mầu nhiệm Thiên Chúa khi dạy giáo lý.

Thêm nữa, bạn là giáo lý viên, nghĩa là bạn cần phải là người chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói. Có một giáo lý viên nào mà lại quen dùng kiểu nói như chửi thề bao giờ, đúng không bạn? Thế nên, đừng chửi thề hay dùng những từ “đáng nghi ngờ” nhé!

Là mẫu gương cho học sinh:

Một giáo lý viên tốt phải là một người có đời sống gương mẫu cho các em. Nếu bạn dạy các em phải đi tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật, và cố gắng đi tham dự Thánh lễ ngày thường, nhưng bạn lại là người lười biếng đi lễ…thì làm sao bạn giáo dục đức tin cho các em được?

Hãy kiên nhẫn!

Giáo lý viên là người có tính kiên nhẫn. Bạn đang dạy cho các em về Thiên Chúa, Làm thế nào để thành một giáo lý viên dạy tốt?hiểu biết Ngài. Đừng nôn nóng, đừng đốt giai đoạn. Hãy kiên nhẫn giống như Thiên Chúa: Sư phạm của Ngài trên Dân Chúa là một sư phạm của sự tiệm tiến, dạy Dân Ngài tuyển chọn từng chút, từng chút, kiên nhẫn chờ đợi dân hoán cải hết lần này đến lần khác. Hãy học cách kiên nhẫn, nếu bạn muốn là giáo lý viên tốt.

Phải có sự sáng tạo.

Một giáo lý viên muốn các em chú ý bài học, thu hút các em trong giờ giáo lý, họ cần phải có óc sáng tạo trong khi dạy. Sáng tạo ở đây là cách thức sư phạm giảng dạy, cách truyền đạt để thu hút các em, chứ không phải là sáng tạo về nội dung, bài học giáo lý. Nếu bạn cảm thấy thích thú bài giáo lý mà bạn sẽ dạy các em, bạn sẽ có sức truyền cảm trong khi dạy, và bạn biết làm gì để giúp các em tiếp thu bài tốt.

Có khả năng cùng tham gia.

Giáo lý viên là người biết cùng tham gia với trẻ trong lớp giáo lý. Đặt học sinh của mình làm trung tâm, bạn sẽ nhận ra mình cần làm gì, thay đổi cái gì trong lớp giáo lý. Hãy dành thời gian để lắng nghe các em, ngay cả khi chúng ồn ào. Nếu bạn có khả năng “nghe” tiếng ồn đó, bạn sẽ hiểu tại sao các em ồn, và bạn cần thay đổi, điều chỉnh cái gì.

Đừng nóng giận, bực bội khi chúng ồn, nhưng kiềm chế để “đọc tín hiệu” đó, thay đổi “tình huống” đó bằng một lối dạy có tính sư phạm khác, chẳng hạn như trò chơi kể chuyện Kinh Thánh nối tiếp nhau.

Có khả năng lắng nghe.

Một giáo lý viên có sư phạm sẽ biết nghe thế nào “ý muốn” của học sinh mình. Nếu chúng muốn chơi, bạn hứa sẽ chơi với chúng, với điều kiện sau khi hoàn thành bài học. Và như vậy, bạn sẽ gần gũi với chúng hơn.

Và sau cùng, các giáo lý viên cần nhớ rằng:

một giáo lý viên dạy tốt không chỉ là một giáo lý viên có kiến thức rộng, có khả năng sư phạm cao, nhưng phải là người dẫn đưa các em đến việc gặp Chúa, yêu mến Chúa và sống điều các em đã học.

Để nhờ đó, con người ngày nay, và cả các em, từ trong thâm sâu, lấp đầy được một nỗi khao khát- dù nhận ra hay chưa nhận ra- khao khát gặp Chúa.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P