$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Tổng Giám Mục Gallaghe: Nhân quyền cần thiết cho những xã hội hoà bình

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 317 | Cật nhập lần cuối: 3/3/2019 1:11:51 PM | RSS

Đức Tổng Giáo Mục Paul Richard Gallgher, Thư Ký Toà Thánh về Quan hệ với các Quốc gia, đã đưa ra tuyên bố của ngài đến Bộ Cấp cao Phiên họp lần thứ 40 của Hội Đồng Nhân Quyền trong cuộc họp ngày thứ Hai 25/2/2019 tại Geneva.

Ngài nhận xét rằng làm thế nào Geneva phù hợp với những tổ chức đông đảo ngoại giao đa phương, cũng nên là thành phố để tổ chức các nỗ lực của UN cho việc bảo vệ và thúc đầy nhân quyền. Ngài lưu ý rằng điều này thể hiện vị trí cốt yếu của các quyền lợi con người trong những mối quan hệ quốc tế.

Vấn đề “những quyền mới”

Đức TGM Gallagher nói rằng, việc nhận ra quyền bình đẳng của con người ngụ ý một sự lien quan đến tất cả con người đều có. Vì thế, Đức TGM nhấn mạnh đến vấn đề về cái gọi là “những quyền mới” đang phá vỡ sự tự nhiên của con người, và đang dẫn đến sự xung đột của những quyền khác nhau và “những hình thức mới của thực dân hoá ý thức hệ”

Hạn chế tự do tôn giáo

Một mối quan tâm khác nảy sinh trong tuyên bố của TGM Gallargher là tự do tôn giáo. Mặc dầu quyền tự do tôn giáo đã được xác định cách rõ rang như là một quyền cơ bản của con người, TGM nói rằng quyền tự do tôn giáo “không bị giới hạn trong phạm vi riêng tư”, nhưng quyền này cũng đòi hỏi “sự tôn trọng quyền của các cộng đồng tôn giáo”, và khả năng của người theo tôn giáo đóng góp cho việc đối thoại cách công khai.

Đức TGM cũng bày tỏ sự lo ngại về những lời kêu gọi của một số quốc gia với việc hạn chế quyền phản đối vì lương tâm thấy không đúng, và đưa ra một ví dụ về một số quốc gia vẫn còn “khó chịu với quyền tự do tôn giáo’ như thế nào.

Cuối cùng, TGM Gallagher đã chỉ ra cuộc gặp gỡ gần đây giữa Đức Thánh Cha Phan xi cô và Grand Imam của Al-Azhar, Ahmed Al-Tayeb, ở Abu Dhabi. TGM nói rằng cuộc họp lịch sử là một ví dụ về chiều kích đạo đức và tôn giáo của nhân loại phải bổ sung cho nền kinh tế để nghiên cứu những Mục tiêu Phát Triển Bền vững của Chương trình Nghị sự 2030.

Biên dịch : Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va