$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Ngày Quốc tế về Người Khuyết Tật. Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 211 | Cật nhập lần cuối: 12/4/2020 7:07:29 PM | RSS

Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô Ngày Quốc tế về Người Khuyết Tật.

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Ngày 3/12 hằng năm là Ngày Quốc tế về Người Khuyết Tật, trong thông điệp đánh dấu Ngày Quốc tế về Người Khuyết tật, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hòa nhập và tham gia tích cực đối với những người khuyết tật. Ngài cũng tố cáo thứ văn hóa vứt bỏ, một loại văn hóa ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất.

Sau đây là nguyên văn thông điệp của Đức Thánh Cha- Message of His Holiness Pope Francis to mark the International Day of Persons with Disabilities- được chuyển dịch từ http://www.vatican.va, -

Anh Chị Em thân mến,

Năm nay, việc cử hành Ngày Quốc tế về Người Khuyết tật là một cơ hội để tôi bày tỏ sự gần gũi của mình đối với những gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cơn khủng hoảng do bởi đại dịch gây ra. Tất cả chúng ta đều cùng trên một con thuyền giữa một vùng biển đầy sóng gió có thể đe dọa chúng ta. Vâng, đúng là cùng chung một con thuyền, vài người trong chúng ta đang vật lộn với nhiều sóng gió hơn; và ở giữa những người đang vật lộn có những người với những khuyết tật nặng nề.

Chủ đề của ngày cử hành năm nay là “Xây dựng lại tốt đẹp hơn: Hướng đến một thế giới sau Covid-19 dành cho Người Khuyết Tật, dễ tiếp cận và bền vững.” Tôi tìm thấy sự diễn tả về việc“Xây dựng lại tốt đẹp hơn” khá nổi bật. Nó làm cho tôi nghĩ đến dụ ngôn trong Tin Mừng, dụ ngôn nói về việc xây nhà trên đá hay trên cát (x. Mt 7, 24-27; Lc 6, 46-49). Vì thế, tôi đã tận dụng cơ hội đặc biệt này để chia sẻ một vài ý tưởng phản chiếu dựa trên dụ ngôn đó.

1- Sự đe dọa của một nền văn hóa vứt bỏ

Ở nơi đầu tiên, “mưa” và “những con sông” và “những cơn gió” là những thứ đe dọa căn nhà, có thể được đồng hóa với nền văn hóa vứt bỏ lan rộng trong thời đại của chúng ta (x. Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 53). Với nền văn hóa đó “một vài thành phần trong gia đình nhân loại của chúng ta, nó xuất hiện, có thể sẵn sàng bị hy sinh cho lợi ích của người khác được xem là xứng đáng cho một sự tồn tại vô tư. Cuối cùng thì con người không còn được nhìn nhận với một giá trị tối quan trọng phải được quan tâm và tôn trọng, đặc biệt đối với người nghèo và người khuyết tật.” (Tông huấn Tình Huynh Đệ- Fratelli Tutti, số 18).

Văn hóa đó ảnh hưởng đặc biệt đến người bị tổn thương nhất, giữa những người bị khuyết tật. 50 năm trước, những bước quan trọng đi về phía trước được thực thi dựa trên cả hai cấp độ dân sự và giáo hội. Ý thức về phẩm giá của từng người được lớn lên, và điều này đưa đến kết quả trong những quyết định can đảm để thúc đẩy sự hòa nhập của những người đang trải qua những giới hạn về thể lý và tâm lý. Tuy nhiên, trên bình diện văn hóa, phần lớn vẫn cản trở xu hướng này. Chúng ta thấy điều này trong những thái độ từ chối, chối bỏ, cũng do tâm lý tự ái và lợi dụng, dẫn đến việc bị gạt ra bên lề, phớt lờ thực tế không thể chối cãi rằng sự mong manh, yếu đuối, dễ vỡ là một phần của cuộc sống mọi người. Thực vậy, một số người mắc phải khuyết tật nặng, mặc dù với những thách đố lớn lao, đã tìm ra một con đường cho một cuộc sống tươi đẹp và ý nghĩa, trong khi nhiều người “có cơ thể” lại cảm thấy thất vọng, thật chí tuyệt vọng. “Tính dễ bị tổn thương là nội tại đối với bản chất thiết yếu của con người “ (Bài nói chuyện Hội Nghị “Dạy Giáo lý và Người Khuyết Tật,” 21/10/2017).

Do vậy, vào ngày này, điều quan trọng là cổ vũ một nền văn hóa của sự sống, một nền văn hóa liên tục khẳng định phẩm giá của mỗi người và hành động đặc biệt để bảo vệ người nam, người nữ khuyết tật, ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh xã hội.

2- “Đá” của sự hòa nhập

Đại dịch hiện nay đã, đang làm nổi bật lên sự chênh lệch và bất bình đẳng trải rộng trong thời đại chúng ta, đặc biệt là gây tổn hại cho Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Ngày Quốc tế về Người Khuyết Tật. Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.Pnhững người dễ bị tổn thương nhất. “Virus, tự nó không phân biệt giữa người với người, đã tìm thấy trên con đường tàn phá của nó, sự bất bình đẳng lớn lao và phân biệt đối xử. Và nó chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn” (Bài Giáo lý trong Buổi Tiếp Kiến Chung hôm 19/8/2020)

Với lý do này, sự hòa nhập nên phải là viên đá đầu tiên để xây căn nhà của chúng ta. Mặc dù thuật ngữ này đôi khi bị lạm dụng, dụ ngôn Tin Mừng về Người Samaritano nhân hậu (Lc 10, 25-37) tiếp tục đúng vào thời đại này. Trên con đường đời, chúng ta thường đi qua luôn với những người bị thương đang nằm ở trên đường, và những người này có thể bao gồm cả những người khuyết tật và những người túng thiếu. “Quyết định để đón lấy hay loại trừ những người bị thương đang nằm ở trên đường có thể được đánh giá như là một tiêu chí để đánh giá mội dự án kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo. Mỗi ngày chúng ta phải quyết định để trở thành người Samaritano nhân hậu hay là người ngoài cuộc, kẻ thờ ơ” (Tông huấn Tình Huynh Đệ- Fratelli Tutti, số 69)

Hòa nhập nên là “đá” mà trên đá đó, chúng ta xây nên những chương trình và các sáng kiến của thể chế dân sự, đảm bảo rằng không ai, đặc biệt là những người trong tình trạng khó khăn lớn lao nhất, bị bỏ lại phía sau. Sức mạnh của một chuỗi phụ thuộc trên sự chú ý các liên kết yếu nhất của nó.

Đối với các tổ chức giáo hội, tôi nhắc lại sự cần thiết của việc cung cấp những phương tiện thích hợp và dễ tiếp cập để truyền đạt đức tin. Tôi cũng hy vọng rằng, những điều này có thể được cung cấp cho những người cần đến, miễn phí bao nhiêu có thể, cũng qua những công nghệ kỹ thuật mới đã được chứng minh là rất quan trọng cho mọi người ngay giữa đại dịch này. Tôi cũng khích lệ những nỗ lực để cung cấp tất cả các linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo lý viên, những người làm việc mục vụ với việc huấn luyện thường xuyên liên quan đến những người khuyết tật và sử dụng những công cụ mục vụ hòa nhập. Các cộng đoàn giáo xứ nên quan tâm khuyến khích tín hữu có một thái độ đón tiếp với những người khuyết tật. Việc tạo nên một giáo xứ có sự tiếp cận đầy đủ đòi buộc không chỉ là tháo rỡ các rào cản về kiến trúc, nhưng trên hết tất cả, giúp giáo dân phát triển những thái độ và hành vi đoàn kết và phục vụ hướng về những người khuyết tật và gia đình của họ. Mục đích của chúng ta là không nói về “họ” nhưng là nói về “chúng ta”.

3- “Đá” của sự hợp tác năng động

Để giúp xã hội của chúng ta “xây dựng lại tốt đẹp hơn”, việc hòa nhập của những người dễ bị tổn thương cũng cần phải có những nỗ lực để thúc đẩy sự hợp tác năng động của những anh chị em này.

Trước hết, tôi mạnh mẽ tái khẳng định quyền lãnh nhận các bí tích của những anh chị em bị khuyết tật, vì họ giống như những thành phần khác trong Giáo Hội. Tất cả các cử hành phụng vụ trong giáo xứ nên làm sao để người khuyết tật được tiếp cận, nhờ đó, cùng với những anh chị em của họ, từng người trong họ có thể đào sâu, cử hành và sống đức tin của họ. Cần đặc biệt chú ý đến những người khuyết tật chưa được lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo: họ phải được đón tiếp và được tham dự vào trong những chương trình giáo lý chuẩn bị cho các bí tích này. Không ai bị loại trừ ra khỏi ân sủng của các bí tích. “Nhờ bí tích Rửa Tội mà họ đã lãnh nhận, mỗi phần tử của Dân Thiên Chúa trở thành một môn đệ truyền giáo. Mọi người đã được rửa tội, bất kể chức năng của họ trong Hội Thánh và trình độ giáo dục đức tin của họ, đều là một chủ thể tích cực của việc rao giảng Tin Mừng” (Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 120). Những người khuyết tật, cả trong xã hội hay trong Giáo Hội, cũng khao khát trở thành những chủ thể tích cực của sứ vụ mục vụ của chúng ta, không đơn giản chỉ là người nhận. “Nhiều người khuyết tật cảm thấy rằng họ tồn tại mà không được thuộc về và không được tham dự. Nhiều người vẫn còn ngăn cản những anh chị em khuyết tật được thực hiện quyền của họ cách đầy đủ. Sự quan tâm của chúng ta không phải chỉ nên là chăm sóc họ, nhưng còn là đảm bảo để họ có được “sự tham dự năng động” từ họ trong cộng đồng dân sự và trong giáo hội. Đó là một đòi hỏi và thậm chí là quá trình mệt mỏi, nhưng một quá trình sẽ dần dần góp phần vào việc huấn luyện hình thành những lương tâm có khả năng hiểu biết mỗi cá nhân như là một con người độc nhất và không thể lặp lại” ( Tông thư Tình Huynh Đệ, số 98). Thực vậy, sự tham gia cách năng động của anh chị em khuyết tật trong việc dạy giáo lý có thể làm phong phú thêm vào đời sống của toàn thể giáo xứ. Chính vì họ đã được tháp nhập vào trong Chúa Kitô trong phép rửa, họ chia sẻ với Người, trong cách thức riêng biệt của họ, sứ mạng truyền giáo mang tính tư tế, ngôn sứ và vương giả qua, với, trong Giáo Hội.

Sự hiện diện của những người khuyết tật trong số các giáo lý viên, theo quà tặng riêng và tài năng riêng của họ, như vậy, là một nguồn lực cho cộng đồng. Cần cố gắng cung cấp cho những anh chị em này có được sự huấn luyện thích hợp, để họ có thể đạt tới kiến thức lớn hơn cũng như trong những lãnh vực thần học và giáo lý. Tôi tin tưởng rằng, nơi các cộng đoàn giáo xứ, có nhiều , nhiều hơn nữa những anh chị em khuyết tật có thể trở thành những giáo lý viên, để truyền lại đức tin cách hiệu quả, cũng nhờ bởi chứng tá đức tin của riêng họ. (X. Bài nói chuyện với Hội Nghị “Dạy Giáo lý và những Người Khuyết Tật”, 21/10/2017)

“Thậm chí, điều tồi tệ hơn với cuộc khủng hoảng này, sẽ là một thảm kịch của sự lãng phí nó” ( Bài giảng trong Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 31/5/2020). Vì lý do này, tôi khuyến khích tất cả mọi người, thật âm thầm, mà hàng ngày và thường xuyên cống hiến bản thân họ để giúp đỡ người khác trong những hoàn cảnh mong mang và khuyết tật của họ. Mong ước chung của chúng ta là “xây dựng trở lại tốt đẹp hơn” làm dấy lên những hình thức mới của sự cộng tác giữa cả hai những nhóm dân sự và xã hội, và như vậy, xây dựng một “căn nhà” vững chắc sẵn sàng đứng vững với từng cơn bão tố và có khả năng đón nhận, đón tiếp những anh chị em khuyết tật, bởi vì căn nhà đó đã được xây trên đá của sự hòa nhậptham gia cách năng động.

Rôma, Đền Thờ Thánh Gioan Laterano, ngày 3 tháng 12 năm 2020

Franciscus