$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Mùa Vọng là một lời mời gọi tiếp tục hy vọng. Dịch: Nt Teresa Ngọc Lễ, O.P

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 197 | Cật nhập lần cuối: 11/29/2020 9:38:45 PM | RSS

Mùa Vọng là một lời mời gọi tiếp tục hy vọng.

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Sau Thánh Lễ với các Tân Hồng Y tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê rô vào Chúa Nhật I Mùa Vọng, trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các tín hữu rằng Mùa Vọng là mùa của sự trông đợi và hy vọng

Sau đây là nguyên văn được chuyển dịch từ trang http://www.vatican.va - POPE FRANCIS- ANGELUS- Saint Peter's Square- Sunday, 29 November 2020

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay Chúa Nhật I Mùa Vọng, một năm Phụng vụ mới bắt đầu. Trong đó, Giáo Hội đánh dấu thời gian đi qua với việc cử hành những sự kiện chính trong đời sống của Chúa Giê su và câu chuyện cứu độ. Khi làm như vậy, trong tư cách là Người Mẹ, Giáo Hội phản chiếu con đường hiện hữu của chúng ta, hỗ trợ chúng ta trong công việc hằng ngày và dẫn chúng ta hướng về cuộc gặp gỡ sau cùng với Chúa Kitô. Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta sống “Mùa quan trọng” đầu tiên này, gọi là Mùa Vọng, mùa đầu tiên của Năm Phụng Vụ, chuẩn bị cho chúng ta đến Lễ Giáng Sinh, và vì thế, đây là thời gian của sự trông đợi và hy vọng. Trông đợi và hy vọng.

Thánh Phaolô (x. 1Cr 1, 3-9) chỉ đối tượng sự trông đợi của chúng ta. Đó là gì? Là “sự mặc khải của Thiên Chúa” (c.7). Thánh Tông đồ mời gọi các tín hữu ở Côrinrô, và cả chúng ta nữa, hãy tập trung sự chú ý của chúng ta vào cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Vì với một Kitô hữu, điều quan trọng nhất chính là cuộc gặp gỡ không ngừng với Chúa, là ở với Chúa. Và trong cách này, chúng ta quen với cách thức ở với Chúa trong đời sống, và như vậy, chuẩn bị cho chính mình cuộc gặp gỡ, ở với Chúa đời đời. Và cuộc gặp gỡ dứt khoát này sẽ đến vào ngày tận thế. Nhưng Chúa đến từng ngày, vì thế, với ân sủng của Chúa, chúng ta có thể đạt được điều tốt lành trong chính cuộc sống của mình và trong cuộc sống của những người khác. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa - đến, đừng quên điều này: Thiên Chúa là một Thiên Chúa đến, Đấng đến liên tục. Sự chờ đợi của chúng ta nơi Chúa sẽ chẳng rơi vào thất vọng. Thiên Chúa chẳng bao giờ thất vọng. Có lẽ thì Ngài sẽ để chúng ta chờ đợi, Ngài làm cho chúng ta chờ đợi một vài lúc trong bóng tối để cho sự trông chờ của chúng ta được chín muồi, nhưng Ngài chẳng bao giờ làm chúng ta thất vọng. Thiên Chúa luôn đến, Ngài luôn luôn ở bên chúng ta. Có khi Chúa giấu mặt, nhưng thực ra Ngài luôn luôn đến. Thiên Chúa đã đến trong vào một thời điểm chính xác trong lịch sử và trở thành người để gánh lấy tội lỗi của chúng ta- Lễ Giáng Sinh tưởng niệm đến lần Chúa đến đầu tiên trong thời điểm lịch sử, và Ngài sẽ đến vào ngày tận thế, này xét xử vũ trụ; Ngài đến từng ngày, mỗi ngày để thăm dân của ngài, để thăm từng người nam, người nữ, những người đón nhận Ngài trong Lời Chúa, trong các Bí tích, trong anh chị em của họ. Kinh Thánh nói với chúng ta rằng, Chúa Giêsu đứng ở cửa, và gõ. Từng ngày. Ngài đứng ở cửa tâm hồn, trái tim của chúng ta. Ngài gõ. Bạn biết làm thế nào để lắng nghe được tiếng gõ của Chúa, Đấng mà ngày hôm nay đến thăm bạn, Đấng gõ cửa trái tim của bạn không ngơi nghỉ, bằng sự khắc khoải, với ý tưởng, với sự soi dẫn không? Chúa đã đến Be-lem, Ngài sẽ đến vào ngày cuối cùng của thế giới, nhưng mỗi ngày Ngài đến với chúng ta. Hãy cẩn thận, hãy nhìn vào những gì mà bạn cảm thấy trong tâm hồn mình khi Chúa gõ cửa.

Chúng ta ý thức rõ rằng cuộc sống lúc thì lên trồi lên, lúc lại tụt xuống, lúc thì sáng và lúc khác thì u sầu, tối tăm. Mỗi người trong chúng ta kinh nghiệm những khi bị thất vọng, của đổ vỡ, thất bại và mất mát. Hơn thế nữa, tình trạng hiện tại mà chúng ta đang sống bị đánh dấu bởi đại dịch, đã làm cho nhiều người lo lắng, sợ hãi và chán nản; chúng ta có nguy cơ rơi vào sự bi quan, nguy cơ rơi vào sự khép kín và thờ ơ. Làm thế nào để chúng ta có thể phản ứng lại tất cả điều này? Thánh vịnh của ngày hôm nay đề nghị “Tâm hồn chúng con đợi trông Chúa, bởi Người luôn che chở phù trì. Vâng, có Người chúng con mừng rỡ, vì hằng tin tưởng ở Thánh Danh.” (Tv 33, 20-21). Điều đó có nghĩa là, linh hồn đang chờ đợi, tự tin trông đợi Chúa, cho chúng ta tìm thấy sự an ủi và sức mạnh trong những thời khắc đen tối của cuộc sống. Và điều gì làm nảy sinh sự can đảm và sự bảo đảm đáng tin cậy này? Những điều đó đến từ đâu? Thưa tất cả do hy vọng mà có. Và hy vọng không làm cho thất vọng, đức tính đó dẫn chúng ta tiến về phía trước, tìm kiếm cuộc gặp gỡ với Chúa.

Mùa vọng là một lời mời liên tục về niềm hy vọng: nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử để đưa dẫn niềm hy vọng đến mục tiêu cuối cùng và dẫn chúng ta đến hy vọng tròn đầy là Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa hiện hữu trong lịch sử của nhân loại, Ngài là “Thiên Chúa- ở- cùng- chúng ta”, Thiên Chúa không ở xa, Ngài luôn luôn ở với chúng ta, đến mức Ngài thường gõ cửa trái tim của chúng ta. Thiên Chúa đi bên cạnh chúng ta để hỗ trợ, đỡ nâng chúng ta. Chúa không bỏ rơi chúng ta; Ngài đồng hành với chúng ta qua những biến cố trong đời số để giúp chúng ta khám phá ra ý nghĩa của cuộc hành trình, ý nghĩa của đời sống hằng ngày, trao ban cho chúng ta sức mạnh khi chúng ta bị cầm tù, hay khi chúng ta đau khổ. Ở giữa những cơn bão tố của cuộc đời, Thiên Chúa luôn luôn giang rộng đôi tay của Ngài về phía chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi những đe dọa. Điều này tuyệt vời biết bao. Trong sách Đệ nhị luật có một đoạn rất hay, mà trong đó, Ngôn sứ nói với dân “Có dân tộc nào có được thần minh ở với như là Chúa, Thiên Chúa của chúng ta ở với chúng ta đâu?” Chẳng có ai, chỉ có chúng ta mới có ân huệ này, là có Chúa gần gũi với chúng ta. Chúng ta chờ đợi Thiên Chúa, chúng ta hy vọng rằng Ngài biểu lộ chính Ngài, như Ngài cũng hy vọng chúng ta bày tỏ chính chúng ta cho Ngài!

Xin Đức Maria Rất Thánh, người nữ của sự trông đợi, đồng hành trong từng bước của chúng ta, từ khởi đầu năm phụng vụ mới, và giúp chúng ta làm tròn bổn phận của người môn đệ Chúa Giê su, mà Thánh Phê rô Tông đồ đã chỉ rõ:… Nhiệm vụ đó là gì? Là trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng trong chúng ta. (x. 1Pr 3,15)

Mùa Vọng là một lời mời gọi tiếp tục hy vọng. Dịch: Nt  Teresa Ngọc Lễ, O.P